Năm 2009, Intel tiếp tục chứng minh tầm quan trong của Định luật Moore với những bước tiến vượt trội trong công nghệ sản xuất 32nm và 22nm. Cam kết không ngừng sáng tạo đột phá của Intel đã giúp thúc đẩy sự phát triển xa hơn nữa của toàn bộ ngành điện toán và truyền thông liên lạc, đặc biệt là lĩnh vực di động và mạng không dây.

Di động
 
Giới thiệu bộ vi xử lý di động Intel® Core™ i7 – Intel đã ra mắt bộ vi xử lý di động Intel ® Core ™ i7 và Intel® Core™ i7 Extreme Edition mang tính cách mạng của mình, đưa vi kiến trúc Nehalem siêu nhanh nổi tiếng của mình tới thị trường di động. Những bộ vi xử lý này mang lại những trải nghiệm trên máy tính xách tay tốt nhất khi chơi game, nội dung đa phương tiện kỹ thuật số, hình ảnh, âm nhạc, các ứng dụng doanh nghiệp cùng các phần mềm đa luồng khác vốn luôn đòi hỏi tốc độ xử lý nhanh hơn. Các chip này cũng nâng cao hiệu suất hoạt động tổng thể khi thực hiện một số ứng dụng đồng thời.
 
Các máy tính xách tay siêu mỏng – Intel đã giới thiệu 4 bộ vi xử lý mới, trong đó có một phiên bản tiêu thụ điện năng thấp cùng một chipset phổ thông, nhằm thúc đẩy các laptop “siêu mỏng” phổ thông. Những bộ vi xử lý điện áp cực thấp của Intel sẽ cho phép tạo ra những thiết kế laptop bóng bẩy mới dành cho người tiêu dùng phổ thông có độ dày chưa đến 1 inch (2,54cm) và trọng lượng từ 2 pound (0,908kg) đến 5 pound (2,27kg) với các mức giá phổ thông. Những bộ vi xử lý này còn tiêu thụ ít điện năng hơn giúp kéo dài thời gian hoạt động của pin, mang lại những trải nghiệm mà người tiêu dùng mong đợi từ những laptop sử dụng nền tảng Intel.

Thị trường cho các thiết bị Internet Di động (MID) – Intel và tập đoàn Novell đã công bố những nỗ lực to lớn trong việc hợp tác chặt chẽ và khuyến khích các nhà sản xuất thiết bị gốc (OEM) và các nhà thiết kế gốc (ODM) nhằm ứng dụng Moblin, một nền tảng phần mềm Linux mã nguồn mở được tối ưu hoá cho những trải nghiệm Internet phong phú trên những netbook sử dụng bộ vi xử lý Intel® Atom™ và các hệ thống di động khác. Trong khi đó, Intel và LG Electronics (LG) đã công bố một mối quan hệ đối tác về các thiết bị Internet di động (MID) sử dụng nền tảng phần cứng MID thế hệ tiếp theo của Intel có tên mã là Moorestown cùng nền tảng phần mềm Moblin 2.0 dựa trên Linux. Thiết bị của LG này dự kiến sẽ là một trong những thiết kế sử dụng Moorestown đầu tiên đưa ra thị trường. Nền tảng Atom thế hệ tiếp theo dành cho các netbook và các máy tính để bàn sơ cấp, tên mã là “Pinetrail” sẽ được trang bị hiệu suất hoạt động tăng cường, khả năng tiết kiệm điện năng tốt hơn, và các chi phí cho toàn bộ nền tảng thấp hơn.
 
Công bố những sản phẩm bộ nhớ NAND tiên tiến – Intel đang chuyển sang một chu trình sản xuất 34 nanomet (nm) tiên tiến hơn dành cho các sản phẩm ổ đĩa đặc SSD dựa trên công nghệ bộ nhớ flash NAND hàng đầu của mình, vốn sẽ trở thành một sự lựa chọn thay thế cho ổ đĩa cứng truyền thống trong máy tính, mang lại hiệu suất hoạt động và độ tin cậy vượt trội. Việc chuyển sang chu trình 34nm sẽ giúp hạ thấp giá của các ổ SSD tới 60% cho các nhà sản xuất máy tính để bàn và máy tính xách tay cũng như những người tiêu dùng mua sản phẩm này nhờ việc giảm kích thước của đế cũng như đưa ra những thiết kế kỹ thuật tiên tiến.
 
Máy chủ
 
Intel đã giới thiệu 17 bộ vi xử lý cấp độ doanh nghiệp mới, dẫn đầu là các bộ vi xử lý IntelÒ XeonÒ dòng 5500. Là những bộ vi xử lý máy chủ mang tính cách mạng cao nhất của Intel kể từ khi Intel giới thiệu ra thị trường các bộ vi xử lý Intel Pentium® Pro gần 15 năm trước, các chip này có thể tự động điều chỉnh tới các cấp độ điện năng sử dụng cụ thể,  đẩy nhanh các giao dịch trong trung tâm dữ liệu cũng như các truy vấn cơ sở dữ liệu khách hàng đồng thời đóng một vai trò thiết yếu trong những khám phá khoa học mà những nhà nghiên cứu đã sử dụng các siêu máy tính làm nền tảng cho các nghiên cứu của mình.
 
Có tới hơn bốn phần năm các siêu máy tính trong danh sách 500 siêu máy tính hàng đầu thế giới được trang bị sức mạnh của các bộ vi xử lý Intel. Ấn bản lần thứ 34 của bản danh sách 500 siêu máy tính hàng hàng đầu thế giới đã cho thấy tới 402 trong số 500 hệ thống máy tính hàng đầu thế giới này sử dụng các bộ vi xử lý của Intel, trong số đó có 14 hệ thống ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Cộng đồng điện toán hiệu suất hoạt động cao (HPC) tỏ ra đặc biệt quan tâm tới các bộ vi xử lý Intel Xeon dòng 5500, với những nền tảng siêu điện toán của Intel đóng vai trò then chốt trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu, từ việc tăng cường mức độ an toàn của công tác thám hiểm không gian cho đến việc dự báo các điều kiện khí hậu toàn cầu.



Máy tính để bàn
 
Giới thiệu những bộ vi xử lý Intel® Core™ i7 và Intel® Core™ i5 – Vi kiến trúc Nehalem mới nhất đã được mở rộng tới thị trường máy tính để bàn phổ thông và mảng thị trường máy chủ sơ cấp, với việc Intel ra mắt họ bộ vi xử lý mới Intel Core i5, hai bô vi xử lý Intel Core i7 mới và bộ vi xử lý Intel® Xeon® dòng 3400. Tất cả các bộ vi xử lý này đều không sử dụng chì và halogen, và được tích hợp công nghệ tăng tốc độc quyền Intel® Turbo Boost.
 
Wimax
 
Liên minh Bằng sáng chế Mở (OPA) - Nhằm thúc đẩy hơn nữa công nghệ WiMAX di động trên toàn thế giới, Liên minh Bằng sáng chế Mở (OPA), một nhóm chuyên đưa ra các giải pháp về sở hữu trí tuệ hỗ trợ cho sự phát triển và ứng dụng rộng rãi của WiMAX, đang tiếp tục mở rộng số lượng thành viên. Trong năm nay, Acer đã tham gia vào nhóm công ty bao gồm Alcatel-Lucent, Alvarion, Cisco, Clearwire, Huawei Technologies và Samsung Electronics để thúc đẩy một cộng đồng phát triển tập trung vào những lựa chọn rộng lớn hơn, cùng các chi phí dịch vụ và thiết bị cạnh tranh hơn cho công nghệ WiMAX trên toàn cầu.

Những cải tiến trong sản xuất
 
Mở rộng tiến độ Tick-Tock – “Mô hình tick-tock” của Intel tiếp tục được thực hiện với việc sản xuất bộ vi xử lý 32nm đầu tiên trên thế giới, tên mã là Westmere dự kiến sẽ được đưa ra vào quý 4 năm 2009. Intel cũng đã trình diễn những bước tiến vượt bậc với sự phát triển của công nghệ sản xuất 22nm, tên mã là Sandy Bridge, vốn sẽ mở đường cho việc sản xuất các bộ vi xử lý mạnh mẽ hơn và có nhiều khả năng hơn.
 
Chủ tịch kiêm CEO của Intel, ông Paul Otellini đã công bố Intel sẽ giành 7 tỉ đôla Mỹ trong vòng hai năm tới để xây dựng các nhà máy sản xuất hiện đại tại Mỹ. Số tiền đầu tư này sẽ phục vụ cho việc triển khai công nghệ sản xuất 32 nanomet (nm) hàng đầu của Intel và sẽ được sử dụng cho các nhà máy sản xuất hiện tại ở Oregon, Arizona và New Mexico.
 
Sản phẩm công nghệ nhúng và điện tử tiêu dùng
 
Là một phần trong chiến lược của Intel nhằm phát triển bộ vi xử lý và phần mềm của mình vượt ra khỏi những phân khúc máy tính cá nhân và máy chủ truyền thống để vươn tới các thị trường hệ thống nhúng và những thiết bị cầm tay di động, Intel đã mua lại Tập đoàn Wind River System, một nhà cung cấp phần mềm hàng đầu trong các thiết bị nhúng.

Intel đã công bố bốn phiên bản bộ vi xử lý độc đáo và hai trung tâm điều khiển hệ thống mới, bổ sung vào danh mục dòng sản phẩm "nhúng" của mình. Các sản phẩm mới dành cho dòng bộ vi xử lý Intel® Atom™ Z5xx bao gồm những tùy chọn về nhiệt độ dành cho các ngành công nghiệp, cũng như các lựa chọn khác nhau về kích thước đóng gói phù hợp tốt hơn cho các thiết bị thông tin giải trí bên trong ô tô, các điện thoại đa phương tiện, các công nghệ thân thiện với môi trường và các ứng dụng khác là thế mạnh của các ngành công nghiệp.
 
Intel trong các thiết bị điện tử tiêu dùng và truyền hình – Intel đã công bố bộ vi xử lý Intel® Atom™ CE4100, sản phẩm hệ thống trên chip (SoC) mới nhất trong họ bộ vi xử lý đa phương tiện được thiết kế để đưa các nội dung và dịch vụ Internet tới các TV kỹ thuật số, đầu DVD và các bộ giải mã truyền hình tiên tiến. Bộ vi xử lý CE4100, là một SoC điện tử tiêu dùng 45nm đầu tiên trên kiến trúc Intel. Bộ vi xử lý này hỗ trợ các ứng dụng Internet và truyền hình trên một chip, và có sức mạnh xử lý cũng như các thành phần âm thanh/hình ảnh cần thiết để chạy các ứng dụng đa phương tiện phong phú như đồ họa 3D.

Trách nhiệm xã hội

Những dấu mốc của chương trình Intel® Teach – Intel đã vượt qua mốc đào tạo 6 triệu giáo viên trên toàn thế giới qua Chương trình Intel® Teach. Đồng thời, Quỹ Intel Foundation cũng cam kết sẽ giành 120 triệu đôla Mỹ để cải thiện việc giáo dục môn toán và môn khoa học trong 10 năm tới - một khoản đầu tư lớn nhất từ trước đến nay.
 
Tiết kiệm từ sử dụng năng lượng hiệu quả - Intel đã đầu tư hơn 23 triệu đô la Mỹ vào các dự án sử dụng và bảo tồn năng lượng hiệu quả từ năm 2001, kết quả là đã tiết kiệm được hơn 50 triệu đôla Mỹ và hơn 500 triệu kWh điện.
 
Cam kết với Công nghệ sạch – Intel Capital, tổ chức đầu tư toàn cầu của Intel, đã khẳng định lại sự cam kết của tập đoàn đối với việc phát triển những đột phá công nghệ sạch thông qua việc công bố về 5 dự án đầu tư công nghệ sạch. Những dự án này, với tổng giá trị khoảng 10 triệu đôla Mỹ, bao gồm dự án đầu tư đầu tiên vào CPower và những dự án tiếp theo cho Powervation, Convey Computer, Grid Net và iControl.

Võ Hồng Phúc



Bình luận

  • TTCN (0)