Cơ quan Phòng chống Ma túy thuộc Bộ Tư pháp Mỹ trong thời gian dài đã thu thập lượng lớn dữ liệu từ các cuộc gọi ra nước ngoài của dân chúng. Ảnh: Wall Street Journal.

Nhật báo phố Wall hôm qua(17/1) cho biết thông tin về chương trình theo dõi cuộc gọi trên bị tiết lộ trong một hồ sơ của tòa án cáo buộc một người đàn ông cố ý bán các thiết bị điện tử bất hợp pháp cho Iran.

Cán bộ Cơ phan Phòng chống Ma túy (DEA), trực thuộc Bộ Tư pháp Mỹ, cho biết DEA trong một thời gian dài đã sử dụng lệnh từ cơ quan hành chính thay vì xin lệnh của tòa án liên bang để thu thập lượng lớn dữ liệu các cuộc gọi "có liên quan tới hoạt động tội phạm và buôn bán ma túy quốc tế" từ Mỹ ra nước ngoài.

Các tài liệu của tòa án chỉ đề cập đến việc thu thập thông tin cuộc gọi từ Mỹ đi nhưng theo những nguồn thông thạo vấn đề, chương trình này còn ghi lại cả dữ liệu cuộc gọi đến.

Trao đổi với báo giới, một quan chức của DEA cho biết, chương trình theo dõi bắt đầu được thực hiện từ những năm 1990, và kết thúc vào tháng 8/2013 giữa lúc có những tin đồn về việc DEA giám sát dữ liệu cuộc gọi của người dân theo nhiều cách khác nhau. Cơ sở dữ liệu cũng đã bị xóa bỏ. Hiện cơ quan này không còn thu thập thông tin qua điện thoại từ các nhà cung cấp dịch vụ Mỹ nữa.

Theo những gì miêu tả trong văn bản của tòa án, cơ dử dữ liệu của DEA có vẻ giống với một kho dữ liệu khác của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ (NSA). Chương trình theo dõi của NSA ghi lại thông tin các cuộc gọi cả trong và ngoài nước. Điểm khác biệt quan trọng là: chương trình của NSA được thông qua và kiểm soát bởi Tòa án Giám sát Tình báo Nước ngoài, trong khi chương trình của DEA thu thập thông tin đơn thuần bằng các trát hành chính, chưa được thẩm phán xem xét.

Các nhóm bảo vệ quyền công dân đã kêu gọi kết thúc chương trình của NSA vì cho rằng nó vi phạm quyền riêng tư của người Mỹ. Tòa án hiện cân nhắc một vài thử thách đối với chương trình này.

Theo VnExpress.




Bình luận

  • TTCN (0)