Mặc dù kinh tế tăng trưởng đều đặn trong những năm gần đây, Việt Nam vẫn chỉ là một thị trường tiềm năng với thu nhập bình quân đầu người ở mức 1740 USD năm 2013. Các chuyên viên công nghệ thông tin có mức thu nhập gấp đôi con số trên, mặc dù nhiều người trong số đó vẫn phải đối mặt với các áp lực tài chính.
Tuy nhiên, theo bản khảo sát gần đây của ITViec - một trang web chuyên về việc làm trong lĩnh vực IT ở Việt Nam, điều các chuyên viên công nghệ thông tin Việt Nam quan tâm đến giờ đây không chỉ là thu nhập, mà còn là sự đam mê.
Một cuộc khảo sát với 500 chuyên viên công nghệ thông tin có tay nghề đã cho thấy hơn 4/5 ứng viên chọn lĩnh vực này bởi niềm đam mê với máy vi tính. Một nửa cho rằng quan trọng nhất là tạo ra được một sản phẩm thú vị. 12% trong số họ thì coi tiền và sự ổn định công việc là động lực hàng đầu.
Với sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ công nghệ thông tin ở Việt Nam, những người làm việc với mục tiêu hoàn thiện bản thân ngày càng có nhiều lựa chọn. Tại các doanh nghiệp gia công phần mềm, các chuyên viên có thể theo đuổi nhiều dự án và làm việc trong nhiều ngành công nghiệp, với ngôn ngữ lập trình và đối tượng khác hàng khác nhau. Ở những công ty sản phẩm công nghệ, họ có thể có được cảm giác được làm chủ những gì họ đang xây dựng hơn.
Mặc dù vậy, không phải công ty nào cũng cho họ nhưng cơ hội tốt như vậy. Một vài trong số đó chỉ vận hành như những xưởng kĩ thuật số, nhân viên tại đó bị chuyển sang những lĩnh vực thực hành hẹp và phải làm những công việc lặp đi lặp lại. Trong khi đó, văn hoá tại một số công ty sản phẩm công nghiệp lại thiếu sự hỗ trợ và không làm cho nhân viên cảm thấy muốn cống hiến.
ác công ty sản phẩm công nghệ tại Việt Nam thường có danh tiếng hơn những doanh nghiệp gia công phần mềm. Khoảng 1/3 số người được hỏi trong ngành gia công phềm mềm cho biết họ muốn chuyển sang các công ty sản phẩm công nghệ, trong khi nếu theo chiều ngược lại thì con số này chỉ là 3%.
Bởi vậy, các công ty gia công phềm mềm chỉ có thể chiến thắng cuộc đua thu hút nhân tài bằng văn hoá công sở và các dự án quy mô giá trị có khả năng thử thách và gây cảm hứng cho nhân viên của họ.
Tại cả hai loại doanh nghiệp này, phần lớn nhân viên cho biết họ thích làm việc với ngừoi nước ngoài hơn. Nhiều nghiều tin rằng các môi trường tại các doanh nghiệp nước ngoài cởi mở, sáng tạo hơn và có thể khuyến khích sự phát triển của một cá nhân. Mặc dù lợi thế này cũng có thể đạt được ở nhiều công ty Việt Nam, một vài trong số đó bị cho là cứng nhắc và phân cấp.
Nhiều công ty công nghệ thành công ở Việt Nam đã, đang kết hợp các yếu tố văn hoá bản địa và nước ngoài. Những người đứng đầu và điều hành các công ty này thường là những người Việt Nam đã có một thời gian dài sinh sống tại nước ngoài. Và nhờ đó, họ tiếp cận được với nguồn ý tưởng, tài năng. Họ có thể nói tiếng nước ngoài, am hiểu phong tục địa phương và có năng lực làm cầu nối văn hoá.
Hiển nhiên là thị trường việc làm ngành công nghệ tại Việt Nam đang ngày càng năng động. Một nửa số người được hỏi cho biết họ có dự định nhảy việc trong vòng 6 tháng tới, đồng nghĩa với sự cạnh tranh thu hút nhân tài sẽ rất khốc liệt.
Liệu các chuyên viên công nghệ thông tin Việt Nam có tiếp tục tìm kiếm cơ hội mới để theo đuổi đam mê? Hầu hết các doanh nghiệp gia công công nghệ và các công ty sản phẩm công nghệ đều có kế hoạch mở rộng trong năm 2015, mặc dù nhiều ý kiến cho rằng lĩnh vực này có thể bị ảnh hưởng bởi sự không chắc chắn về luật lệ.
Trong bối cảnh đó, nhiều chuyên viên công nghệ thông tin Việt Nam vẫn tỏ ra lạc quan. Hơn bất cứ lúc nào, họ đang được chọn công việc cho phép theo đuổi đam mê. Về mặt này thì họ giống với những chuyên viên công nghệ ở thung lũng Silicon hơn là những người lao động khác ở Việt Nam.
Theo Zing.
Bình luận