Một báo cáo xuất bản gần đây của Javelin Strategy & Research với tựa đề “Các tiêu chuẩn bảo mật cho dịch vụ ngân hàng qua điện thoại di động 2008”, cho thấy khách hàng rất thận trọng trước vấn đề bảo mật trong việc sử dụng điện thoại di động cho các hoạt động giao dịch ngân hàng.

Theo báo cáo, 47% những người không đăng kí dịch vụ này là vì tính bảo mật. Mặc dù không có các vụ tấn công điện thoại di động nào trên diện rộng nhưng 73% khách hàng sợ rằng các hacker có thể truy cập từ xa vào điện thoại cầm tay của họ. Cuộc điều tra cũng cho thấy mối lo ngại các số liệu Mobile banking nhạy cảm của họ có thể bị đánh cắp bằng tín hiệu không dây, bất chấp thông tin gửi đi đã có sự mật mã hóa và hơn một nửa lo lắng về việc điều gì sẽ xảy ra nếu điện thoại của họ bị đánh cắp.

Đối với khách hàng, tiện lợi nhỏ của việc có thể sử dụng điện thoại di động cho các giao dịch ngân hàng hàng, thay vì phải rút tiền mặt hoặc thẻ tín dụng, không có giá trị bằng những rủi ro nguy hiểm mà nó gây ra. Tuy nhiên, báo cáo cũng cho thấy rằng những  nhận thức này có thể được cải thiện và cách hiệu quả nhất là bằng việc bảo đảm hoàn lại tổn thất do bị sử dụng gian lận các tài khoản. Một cách khác, là về các vấn đề bảo mật bao gồm phương pháp login ngoài tên người sử dụng và mật khẩu, cung cấp các cảnh báo bằng email trong các trường hợp đặc biệt như rút tiền khối lượng lớn.

Cũng theo báo cáo, với các chương trình bảo mật được thiết kế tốt và thích hợp, điện thoại di động có những ưu điểm về tính an toàn khiến nó là một trong các kênh được bảo vệ tốt nhất cho hoạt động ngân hàng từ xa. Nó có thể được sử dụng để cải thiện tính bảo mật nói chung, thông qua lợi thế đưa ra thông báo và tốc độ truy nhập di động mọi lúc mọi nơi.

Có lẽ khi các nhà cung cấp dịch vụ Mobile Banking như là Visa (gần đây, đã cho ra mắt dịch vụ mobile banking cho di động sử dụng hệ điều hành Android) bắt đầu nhắm đến những vấn đề này, khách hàng sẽ thay đổi nhận thức và ý nghĩ của mình về tính bảo mật của mobile banking.

Huyền Nga (theo UnwiredView & InformationWeek)



Bình luận

  • TTCN (0)