Nói về giấy phép nguồn mở, kể cả cho mục đích thương mại, thì chúng ta thường nghĩ GPL là sự lựa chọn tối ưu. Đối với Matt Asay, blogger trên Open Road của CNET, người đã gắn bó với việc kinh doanh nguồn mở suốt thập kỉ qua, thì GPL đã theo anh trong suốt những năm qua. Nhưng giờ đây suy nghĩ của anh đã thay đổi.
Cả phiên bản mới nhất của Apache (Apache license 2.0) và GPL (GPLv3) đều được Quỹ phần mềm nguồn mở (FSF) công nhận là giấy phép phần mềm tự do. GPLv3 đã được thiết kế để tương thích với các giấy phép Apache 2.0 và Eclipse. Như vậy GPLv3 đã chú trọng hơn đến việc kinh doanh nguồn mở (và đây là lí do khiến Linus Torvalds phản đối GPLv3).
Nhưng điều gì khiến Asay cho rằng Apache license 2.0 là sự lựa chọn tốt hơn?
Đối với giấy phép GPL, bạn có thể mở mã nguồn của mình cho đối thủ cạnh tranh. Họ có thể sử dụng mã nguồn của bạn, nhưng họ sẽ không làm thế, vì sau đó họ phải mở toàn bộ những thay đổi. Điều này cũng giống như bạn đi tặng đối thủ chất thải phóng xạ, đương nhiên, họ sẽ không đụng đến.
Khi mà sự mở cửa là một xu thế, thậm chí là xu thế duy nhất, trong mô hình kinh doanh, thì GPL không phải là một giải pháp cởi mở. Michael Tiemann, giám đốc điều hành Red Hat, băn khoăn liệu GPL có đủ “thoáng” như giấy phép Apache hay không.
Eric Raymond, người được xem như là đại diện cho phong trào nguồn mở, tỏ ra khá dứt khoát. “Tôi nghĩ chúng ta đang sống trong một vũ trụ, mà ở đó GPL chỉ là một sự phù phiếm. Tôi không nói rằng GPL hoàn toàn vô dụng, nó có thể dùng để xây dựng các nhóm mà mọi người hoàn toàn tin tưởng nhau. GPL mang ý nghĩa biểu tượng hơn.” Bởi vì ngoài nguồn mở, việc phát triển phần mềm nguồn đóng cũng hấp dẫn không kém. Và đó là lí do GPL không phải là lựa chọn tốt.
Jonathan Schwartz, CEO của Sun Microsystems, cho rằng giấy phép Apache là công cụ tốt nhất để có thể phân phối nguồn mở một cách hiệu quả, để các doanh nghiệp có thể khai thác nguồn mở, mặc dù đó không phải là cách tốt nhất để có lợi nhuận từ phần mềm.
Tóm lại, GPL là một giấy phép tốt để kinh doanh nguồn mở. Nhưng Apache thậm chí là một giấy phép tốt hơn.
Hải Nam (theo The Open Road/CNET)
Bình luận
@Nam:
"Điều này cũng giống như bạn đi tặng đối thủ chất thải phóng xạ, đương nhiên, họ sẽ không đụng đến."
Tôi nghi ngờ đoạn dịch/viết này có vấn đề, và đã kiểm tra lại, và chính xác là nó có vấn đề.
Đây là gốc: "The GPL is like opening a cannister of radioactive waste: while your competitors can touch it, you're dead certain that they won't."
Tô cam đoan rằng bạn dịch/viết như vậy là hoàn toàn sai lệch ý nghĩa của nó.
Theo tôi, đoạn trên dịch (thô) ra là:
Giấy phép GPL cũng giống như mở một bình chất thải phóng xạ: khi mà đối thủ của bạn đụng đến nó thì bạn sẽ chết còn họ thì chắc chắn không.
Và khi muốn "remix" lại thế nào thì cũng phải bám trên kết quả dịch thô này.
Cảm ơn comment. Nhưng hình như bạn hiểu sai ý của câu "while your competitors can touch it, you're dead certain that they won't" rồi đấy. Dịch như trên không những sai (vì không nắm ngữ pháp) mà thậm chí còn đi ngược nội dung chính xuyên suốt trong bài.
Tôi thì ngược lại, cho rằng bạn mới là người hiểu sai câu đó.
Bạn chỉ dịch câu "you're dead certain that they won't" = "đương nhiên, họ sẽ không đụng đến."
Vậy còn "you're dead" có ý nghĩa gì? Ai là người "chết"?
Nếu bạn dịch "đương nhiên, họ(đối thủ) sẽ không đụng đến" thì tại sao người sử dụng GPL (Matt Asay) lại phải "sợ hãi" đến mức phải bỏ của chạy lấy người sau 9 năm gắn bó?
Chính vì sợ đối thủ đụng lợi dụng GPL mà ông ta mới phải bỏ GPL vì ông ta sợ mình "chết" còn đối thủ thì không.
Vì vậy tôi cho rằng tôi dịch/hiểunhư thế là đúng, còn bạn mới là người hiểu sai.
GPL rất tốt cho việc phát triển phần mềm (vì nó sẽ không là của riêng ai) nhưng không tốt về mặt thương mại (vì không thể mua đứt bán đoạn cái không thuộc về bất cứ ai).
Chính vì vậy mà Matt Asaymới muốn từ bỏ GPL.
Vậy bạn hiểu sai nội dung bài rồi GPL quá mở, nên không ai dám đụng đến khi kinh doanh (bạn tìm hiểu thêm nhé). Mà thời đại bây giờ là "mở", nên mở kiểu GPL thì vô ích.
Còn dịch câu kia nhé (tô đậm những từ bạn không chú ý).
Mặc dù các đối thủ của bạn có thể đụng đến, bạn hoàn toàn chắc chắn rằng họ sẽ không làm thế.
Lỗi sai của bạn khi dịch:
- "while" ở đây không phải là "khi mà", mà là "mặc dù"
- Bạn quên dịch chữ "có thể" rồi
- "dead" ở đây là "hoàn toàn", chứ không phải là "chết". Nó là trạng từ, bổ nghĩa cho tính từ "certain".
- "that" dịch là "rằng", để nối mệnh đề chính - phụ chứ không phải để nối hai mệnh đề song song như bạn dịch
- "won't" là "sẽ không", và là "không đụng đến" (động từ "touch") chứ không phải là "không chết"
Câu này khá "hiểm", nên bạn phạm 1 lúc đến 5 lỗi khi dịch. Tôi cũng bị một lỗi, là viết nhanh quá nên nhìn nhầm chữ "opening" thành "offering". Giờ mới thấy lỗi này làm cách chơi chữ "open" trong "open source" mất tác dụng, nhưng dù sao cũng không ảnh hưởng đến nội dung bài.
Tôi nhìn thấy cái sai của mình, và công nhận bạn đúng. A Good exprience 4 me.
Tôi hiểu sai câu dịch trên, nhưng không hiểu sai về GPL, GPL vốn ban đầu không được thiết kế để kinh doanh nguồn mở.
Còn mở kiểu GPL là tốt cho học hỏi, nghiên cứu chứ không hề vô ích như bạn nói. Chỉ vô ích đối với người muốn kinh doanh.
Tôi chỉ sai từ "dead" khi vội vàng hiểu nó là "chết", dù biết đôi lúc nó là "hoàn toàn", nhưng vì ít gặp nên hiểu sai.
Còn cấu trúc "certain that" thì tôi biết, can, while cũng vậy. Nhưng vì hiểu sai "dead" nên tôi hiểu sai toàn bộ câu.
Nên tôi chỉ có sai 1 lỗi thôi, không phải 5 như bạn nói.
Nguồn gốc để tôi nghi ngờ vấn đề chính là chổ bạn nhìn nhầm "opening" thành "offering".
Khi đọc: "Điều này cũng giống như bạn đi tặng đối thủ chất thải phóng xạ, đương nhiên, họ sẽ không đụng đến." Câu này bạn viết thế tôi nghĩ nhiều người sẽ không hiểu hết ý của nó.
Thực tế thì "mở" hay "tặng" cũng không khác nhau mấy đâu, chỉ là mất đi cách chơi chữ. Nhưng thôi, vấn đề đã được giải quyết. Chỉ nhắc thêm cái là bạn cũng không hiểu về GPL lắm đâu, thí dụ câu phát biểu này là sai:
Tôi đã nói rồi, tôi chỉ hiểu sai chữ "dead", còn GPL chỉ tốt cho học tập nghiên cứu, không tốt khi ai đó muốn kiếm lời trên GPL. Tôi tóm tắt về GPL như thế.
Tôi hiểu vậy đó, nếu bạn thấy chưa rõ chổ nào làm ơn giải thích thêm, sẽ cám ơn vô cùng.
Bạn hiểu về GPL như thế nào sao tôi biết được Nói về GPL chắc để ở một bài khác nhỉ.
Còn về câu bạn dịch sai thì phân tích ở trên rồi. Thực ra tiếng Anh không khó, toàn chữ đơn giản: while, can, as, that... khỏi tra từ điển cũng biết nghĩa nó là gì. Nhưng tra rồi thì mới biết nó có thêm... nhiều nghĩa nữa, nên nếu ít đọc tiếng Anh thì những sai sót này là đương nhiên.
Câu khẳng định của bạn bị sai chỉ ở hai phần tô đậm này thôi. Sai như thế nào? Bởi vì nó trái ngược với nội dung trong bài (cũng là nội dung mà Asay muốn truyền tải):
Nó trái ngược với nội dung nào, thì có thể đọc lại bài viết & các comment ở trên.
Cả bài viết dài nhằng, chỉ có một đoạn ngắn nói rõ về GPL, cuối cùng kết luận Apache tốt hơn GPL. Tôi chưa rõ về GPL cũng chưa biết gì Apache, đọc bài này giống như cỡi ngựa xem hoa.
Theo đoạn trên (nội dung chính), thì người ta có thể thừa hưởng mã nguồn sau khi ai đó chỉnh sửa, vậy tại sao ông ta muốn bỏ GPL, trong khi ông ta cũng là người từng thừa hưởng, vì ông ta sợ người khác thừa hưởng. Đã sợ thì ngay ban đầu chui vào GPL làm gì? Quá mâu thuẫn! Ấy vậy lại mất đến 9 năm trời mới nhận thấy điều này. Tài giỏi muốn làm giàu thì cứ theo mã nguồn đóng đi.
Bài viết chẳng dã động gì đến ưu điểm của Apache, solo một hồi kết luận Apache tốt hơn. Pó tay!
Bài này bàn đến vấn đề kinh doanh nguồn mở, so sánh giữa hai giấy phép, nghĩa là người đọc phải có một ít kiến thức cơ bản. Về GPL thì có thể xem bài này article/336 còn về Apache thì... chờ đợi vậy (TTCN sẽ có bài trong 1, 2 hôm hoặc 1, 2 năm hay lâu hơn).
Đến giờ thì mấy câu nhận xét ở trên vẫn còn sai, tức là bạn vẫn chưa hiểu được bài viết (do lỗi của tôi viết dở, hoặc lỗi của bạn quá chủ quan). Tôi đọc lại bài trên thì chẳng có chỗ nào khó hiểu cả, có những câu khá dễ hiểu như là "băn khoăn liệu GPL có đủ “thoáng” như giấy phép Apache hay không".
Khi hiểu sai thì khó mà chỉ trích đúng được Nhưng nếu có chỉ trích, thì nên xem đang đối diện với ai, suy nghĩ lại rồi phát biểu cũng chưa muộn. Những người như Eric Raymond không phải là vô danh. Mà ngay cả Linus Torvalds cũng phản đối GPLv3 đấy (nhưng lí do thì khác hoàn toàn).
Linus phản đối GPL 3 vì nó rục rịch theo hướng thương mại hoá.
băn khoăn liệu GPL có đủ “thoáng” như giấy phép Apache hay không"
Vậy như thế nào là thoáng như Apache?
Bạn cho mình hiểu cơ bản(hoặc hơn cơ bản) về cs giấy phép oss vậy mà có thể mất 1-2 năm để cho ra 1 bài Apache cơ à?
Tôi thật sự không hiểu chổ này, nhờ bạn giúp đỡ:
Tại sao Matt Asay từ bỏ GPL? GPL đã làm gây cho ông ấy những bất lợi gì trong quá trình kinh doanh 9 năm qua? Vậy khi tham gia GPL ông ấy đã hiểu rõ về GPL chưa? Và Apache ra đời khi nào để phải sau 9 năm ông ấy mới bỏ GPL tìm đến Apache, và apache trội hơn GPL chi tiết là thế nào?
Phiền bạn nhé vì tôi không được học hành như bạn.
Hi CDTT,
Tôi không có trách nhiệm phải "giúp đỡ" hay "làm cho bạn hiểu" điều gì cả. Tất cả tuỳ thuộc vào thời gian và tâm trạng. Nói 1, 2 câu về Apache cũng không khó, nhưng điều đó vô ích, khi ở trên đã có hẳn một bài mà vẫn "chưa ăn thua". Nếu tôi chẳng còn việc gì khác để làm, và đang trong tâm trạng thoải mái, thì 1-2 năm để viết một bài là lâu đấy. Nhưng ở đây thì không như vậy.
Với lại ai bảo Matt Asay từ bỏ GPL? Bạn đọc lại xem! Còn mấy việc khác của Matt thì tôi không rõ, mà có rõ thì nói ở đây hình như cũng đi quá xa rồi.
Ồ vậy hả?
"Nói 1, 2 câu về Apache cũng không khó, nhưng điều đó vô ích, khi ở trên đã có hẳn một bài mà vẫn "chưa ăn thua"."
Bài ở trên là bài nào vậy, nó nói gì về Apache? Tôi đọc nhiều lần chẳng thấy nó nói apache là cái gì cả.
"Với lại ai bảo Matt Asay từ bỏ GPL? Bạn đọc lại xem!"
Ai bảo hả? "Roughly nine years after I first became a fan of the GPL, I think I've been wrong." và bài này ông ấy kết luận Apache tốt hơn GPL, vậy nếu không muốn rời bỏ GPL thì viết bài này làm gì?
Còn bạn có vẻ làm khó khi đi vào chi tiết những gì tôi hỏi, thì tôi nghĩ chẳng qua là bạn cũng không biết, nếu đã là kiến thức của bạn thì khoảng cách từ bộ não xuống bàn phím chỉ có vài giây thôi.
Giả dụ bạn ở TP.HCM nhé. Bạn có một căn nhà ở Q1. Bạn nói "nhà ở Q1 cũng tốt, nhưng ở Q2 tốt hơn" (thí dụ thế), thì không có nghĩa là bạn bán nhà Q1 mua nhà Q2, thậm chí trong 3-5 năm nữa bạn cũng chưa làm thế. Trong bài tiếng Việt chẳng có chữ nào bảo Matt từ bỏ GPL. Trong bài tiếng Anh (mà bạn hay lấy ra đối chiếu), cũng chẳng có chữ nào, thậm chí cuối bài còn ghi chú "Disclosure: My company uses the GPL, not an Apache license."
Chi tiết nào thế? Về thành công hay thất bại của Matt thì tôi đã nói tôi không biết rồi. Còn về Apache khác GPL chỗ nào thì tôi đã nói rồi: tóm tắt 1-2 dòng cơ bản nhất thì đọc lại bài trên, đã không đọc thì nhắc lại vô ích. Còn viết chi tiết hơn thì tôi không biết đâu, phải đi kiếm nguồn mới viết được, tôi đâu phải Mr-Biết-Tuốt.
Chi tiết là: apache thoáng thế nào mà gọi là thoáng hơn GLP?
"GPL không thoáng bằng Apache, GPL bắt tác giả của derivative work phải mở mã nguồn (khi bán lại)" - bạn cần thêm chi tiết nào? Bạn có suy ra được rằng Apache không bắt làm thế? Tất nhiên còn những chi tiết cụ thể bên trong về GPL và Apache license, có vài cái tôi biết nhưng không tiện nói, có vài cái tôi không biết và... không thể nói.
Không thể suy đoán nếu không có cơ sở (có thể cơ sở đó sai), ít nhất phải biết về apache. Và tôi không biết về giấy phép apache trước đây, nên không cho phép mình suy đoán như thế. Lỡ đâu apache thoáng như thế nhưng lại thêm 1 số diều kiện ràng buộc gì đó thì sao.
Qua đó, thấy rằng apache chưa hẳn sẽ tốt nhất, các giấy phép rồi sẽ "tiến hoá" theo hoàn cảnh, đến một lúc nào đó apache sẽ phải thay đổi cho phù hợp hơn, hoặc GPL sẽ hợp thời hơn, hoặc sẽ có một giấy phép nào đó mới hơn ra đời phù hợp với mục đích kinh doanh nguồn mở.
Nếu đã dùng GPL thì phải tuân theo GPL, người thứ 2 lấy của người thứ 1, nhưng lại không muốn người thứ 3 lấy của mình, vậy đâu có công bằng.
Vậy bạn vẫn chưa hiểu vấn đề rồi. Giả sử tôi viết 1 phần mềm để bán, tôi có nhiều lựa chọn: tự viết thư viện riêng, dùng một thư viện theo giấy phép Apache, dùng một thư viện theo giấy phép GPL. Nên chọn phương án nào đây.
Ở đây không nói đến "công bằng" hay không. Lựa chọn có nhiều, tuỳ trường hợp mà có lựa chọn khác nhau. Ai bảo GPL không công bằng? Ai bảo Apache, MPL hay các non-GPL khác không công bằng? Chẳng ai nói như thế cả.
Không công bằng ở đây là GPL mở từ đầu đến cuối.
Nhưng có người lại muốn nó chỉ mở đầu và đóng cuối.
Điều đáng nói ở đây là Maat có lẽ không đủ sức mạnh để lập ra giấy phép mới như Richard Stallman, nên mới than thở.
Nói như bạn hay lắm, vậy mấy người đó là chuyên gia oss, hẳn hiểu về các giấy phép hơn ai hết vậy tại sao giờ này mới thấy Apache tốt hơn GPL?
Lập ra giấy phép mới làm gì, khi nó đã có cái đáp ứng nhu cầu của mình rồi?
Về chuyện giấy phép cho kinh doanh nguồn mở, thì GPL cũng tốt mà. Nhưng cái nào "tốt hơn" vẫn là chuyện dài ngày. Đây đâu phải như 1 nhỏ hơn 2 mà kết luận ngay được. Các "cao thủ" FOSS còn đá nhau tới tấp. Bài viết này chỉ là một ý kiến, và tác giả cũng không quên dấu chấm hỏi ở tiêu đề.
Cái chúng ta đang nói ở đây chỉ là bề ngoài, chỉ là lí thuyết. Còn lúc đụng vào việc thì nó lại xuất hiện nhiều thứ lôi thôi khác. Việc so sánh này đã có từ lâu. Vì vậy mà Apache, Eclipse, Mozilla đều có các giấy phép nguồn mở riêng của mình. Ngay cả Microsoft còn có giấy phép nguồn mở riêng được OSI công nhận nữa mà article/1653 Và tất cả các công ty này đều đang kinh doanh đấy.
Cuối cùng thì tôi cũng wiki ra khác nhau giữa GPL và Apache:
GPL:
DFSG compatible Yes
Free software Yes
OSI approved Yes
Copyleft Yes
Linking from code with a different license No
Còn Apache thì:
Free software Yes
OSI approved Yes
GPL compatible Yes - GPLv3
Copyleft No
Linking from code with a different license Yes