Một nghiên cứu so sánh đã làm tăng thêm mối lo ngại về ảnh hưởng xấu của sóng điện từ của ĐTDĐ lên khả năng sinh sản của nam giới Nghiên cứu của Ashok Agarwal (Cleveland Clinic, Ohio, Mỹ) và các cộng sự một lần nữa đã khẳng định nghi ngờ của các nghiên cứu dịch tễ gần đây về sự giảm khả năng di động, hình thái và tỉ lệ sống của tinh trùng có liên quan đến việc tiếp xúc với ĐTDĐ.
Họ đã nghiên cứu các mẫu tinh dịch của 23 người khỏe mạnh và 9 bệnh nhân nam vô sinh. Họ chia mỗi mẫu tinh dịch thành 2 phần, cho một phần tiếp xúc với sóng điện thoại đặt ở chế độ trò chuyện, phần thứ 2 không tiếp xúc.
Kết quả phân tích cho thấy độ di động và tỉ lệ sống của tinh trùng thấp hơn trong phần tinh dịch có tiếp xúc với sóng điện thoại so với phần không tiếp xúc. Còn nồng độ các gốc ôxy phản ứng cao hơn trong các phần tinh dịch có tiếp xúc so với các phần tinh dịch không tiếp xúc. Các nhà nghiên cứu kết luận: “Để điện thoại trong túi quần ở chế độ trò chuyện có thể ảnh hưởng xấu đến tinh trùng và làm suy yếu khả năng sinh sản của nam giới”.
(theo Người Lao Động ĐT)
Bình luận
Đọc bài này thấy có vấn đề, bởi vì chỉ mới thử nghiệm trên 32 người, mà kết quả quan sát là "thấp hơn" nhưng không nói rõ thấp hơn bao nhiêu. Thế là tìm bài gốc. Tìm không ra, nhưng có một bài báo khác, cũng của nhóm đó, có vẻ đáng tin http://bit.ly/dxJZU2
Trong bài báo đó họ thí nghiệm trên 300 người ở độ tuổi 61 (chắc tuổi đó mới cho phép thí nghiệm). Họ chia làm 4 nhóm và thấy chất lượng tinh trùng giảm theo thời gian tiếp xúc với ĐT. Như vậy có thể kq này chính xác, ít nhất với 1 nhóm nào đó (người già :P)
chế độ trò chuyện là sao? Tại vì điện thoại khi đang kết nối cuộc gọi thì sóng mạnh hơn lúc bình thường nha... K0 biết ý tác giả bài viết này là sao?
Ý là nếu dùng tai nghe (hay bluetooth) trò chuyện (điện thoại vẫn còn trong túi quần) thì sẽ ảnh hưởng đến tinh trùng. Nhưng nếu ko dùng tai nghe thì ảnh hưởng đến não
Nói chung là có ảnh hưởng, nhưng ko đáng kể lắm.