Sergey Brin nói về bí mật thành công của Google Ảnh: Reuters.

To lớn thường chậm chạp. Thực tế này cũng đúng với các hãng công nghệ trên thế giới. Càng phình to, tốc độ phát triển càng chậm lại và ì ạch. Nhưng tại sao Google lại không nằm trong vòng xoáy cố hữu này?

Nói về yếu tố tạo nên thành công trong kỷ nguyên số, bản thân tỉ phú truyền thông Rupert Murdoch cũng thừa nhận: "Kẻ lớn sẽ không còn thắng được người nhỏ, và chậm không thể thắng nhanh.”

Đây cũng là điều mà “gã béo phì” Google rất quan tâm - đặc biệt là từ khi dự án nghiên cứu nhỏ ở trường đại học này trở thành “hiện tượng trị giá nhiều tỉ USD” với quy mô mở rộng sang cả lĩnh vực di động, blog, mạng xã hội… Làm thế nào mà một công ty với hơn 20.000 nhân viên này đến nay vẫn còn duy trì được sức sáng tạo mãnh liệt của mình?

Sergey Brin - người đồng sáng lập Google - cho rằng quy mô đôi khi cũng là một lợi thế. “Quy mô đã mang lại những lợi ích nhất định. Nhận ra được điều này, theo tôi, là một điều tối quan trọng. Nếu quy mô không mang lại lợi ích nhất định thì rất có thể ta đang đi sai đường và khi đó ta sẽ bị chia nhỏ”.

Ảnh
Nhân viên Google ăn trưa ngoài trời... Ảnh: Reuters.

Thay vì dồn tất cả các nhân viên vào một tòa nhà lớn, Google có thể chia nhỏ nhân viên và để họ sống và làm việc trong hàng ngàn căn nhà nhỏ. “Không có một cái gì có thể cản trở chúng tôi thực hiện mong muốn này. Song có một điều khi quy mô mở rộng thì Google phải làm thế nào để tận dụng hết lợi ích của quy mô đó. Phải là thế nào để có thể tận dụng hết lợi ích từ một cơ sở hạ tầng mà bản thân công ty đang có?”

Cơ sở hạ tầng mà Brin muốn nói đến ở đây là một trụ sở hoành tráng ở Mountain View với hồ bơi, căng-tin miễn phí, xe buýt đưa đón… Và hầu như trụ sở nào của Google cũng được thiết kế và góc nhìn rất đẹp. Có thể đây là yếu tố đã góp phần giúp Google làm nên rất nhiều sản phẩm tuyệt vời từ trước đến nay.

Niềm tin và quyền tự chủ

Ảnh
Vừa làm việc vừa vui đùa với chú chó cưng. Ảnh: Reuters.

Mặc dù rất muốn nhưng Brin hầu như không tham gia vào nhiều dự án phát triển công nghệ của Google. Cái mà Brin giao cho nhân viên quyền tự chủ và sự tự tin giúp họ nỗ lực theo đuổi đến cùng ý tưởng sáng tạo của họ.

Lars và Jens Rasmussen tìm đến Brin với ý tưởng về nền tảng Wave nhưng cái mà họ đưa cho Brin chỉ là những bản ghi nhận công việc và thành công trong quá khứ của họ. Điều họ muốn không phải là sự tư vấn trong công việc của Brin mà là muốn thuyết phục Brin tin tưởng rằng họ có đủ sức tạo nên thành công cho dự án.

Brin nói: “Thành công đồng nghĩa với một sự độc lập cao hơn. Đó là hướng đi mà Google đã theo đuổi từ lâu. Nếu một nhân viên nào đó đã có trong tay những thành công nhất định và chứng minh được khả năng theo đuổi thành công ý tưởng của họ thì chúng tôi sẽ tạo cho họ nhiều sự tự do hơn trong công việc.

“Khi Lars và Jens tìm đến tôi họ đã nói rằng họ muốn làm một cái gì đó mới và mang tính cách mạng nhưng họ lại không tiết lộ với tôi đó là cái gì. Họ muốn được trở lại Úc và lập một đội để theo đuổi ý tưởng đó. Thật là một đề xuất điên rồ. Nhưng nhìn vào những gì mà Lars và Jens đã làm được với Maps, tôi cho rằng đề xuất đó khá hợp lý.”

Hai năm sau khi Brin gật đầu đồng ý với đề xuất của Lars và Jens, mặc dù chưa chính thức ra mắt nhưng Wave đã có được sự ra mắt đầu tiên phải nói là rất thành công và thu hút được khá nhiều sự chú ý.

Ảnh
Giờ nghỉ trưa - Ảnh: Reuters.

Còn tiếp

(Theo Tuổ trẻ Online/Guardian)



Bình luận

  • TTCN (0)