"Cạnh tranh giờ chỉ chỉ trong một cú nhắp chuột" - Đó là câu cửa miệng của Dana Wagner - Luật sư phụ trách vấn đề cạnh tranh đồng thời là người phụ trách quan hệ công chúng của Google - thường nói với cánh báo chí.

Ai cũng biết Google đang là "đại gia" trên thị trường CNTT toàn cầu. Thế nhưng, gần đây, Google lại không muốn nhận danh hiệu đó. Vì sao vậy?

Sở hữu website video trực tuyến lớn nhất thế giới, đạt gần 22 tỉ USD doanh thu quảng cáo trực tuyến, xử lý gần 2/3 tổng số yêu cầu tìm kiếm Internet toàn cầu… Nhìn vào đây ai cũng biết Google là “một người khổng lồ”.

Trái với suy nghĩ của tất cả mọi người, Google đang cố gắng xây dựng hình ảnh về mình như là một công ty có quy mô tương đối nhỏ. Những tháng gần đây hãng triển khai một chiến dịch quan hệ cộng đồng rầm rộ nhằm hỗ trợ tích cực cho hoạt động “biến lớn thành nhỏ”. Tại sao Google lại muốn như thế?

Lo ngại bị điều tra

Google phải triển khai chiến dịch trên bởi hãng này đang đứng ở giữa con đường mà bất kỳ hãng công nghệ lớn nào cũng phải đi qua. Đó là việc bị các cơ quan quản lý giám sát chặt chẽ mỗi hành động. AT&T, Intel, IBM, Microsoft… đều đã phải bước đi trên con đường này.

Giới phân tích nhận định các cơ quan quản lý - ở Mỹ cũng như ở Châu Âu - hiện đang là nguy cơ lớn nhất đe dọa sự thành công của Google.

Tháng 11 năm ngoái Bộ tư pháp Mỹ bác bỏ một bản hợp đồng hợp tác quan trọng giữa Google và Yahoo do lo ngại bản hợp đồng sẽ giúp Google củng cố vị trí thống trị trên thị trường quảng cáo trực tuyến qua đó hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra hiện Google còn đang phải đối mặt cùng một lúc ba vụ điều tra chống độc quyền mới của các cơ quan lý Mỹ.

Cụ thể Bộ tư pháp Mỹ điều tra thông lệ tuyển dụng nhân sự ở Google và một số hãng công nghệ khác. Mục tiêu điều tra thứ hai của cơ quan này là một thỏa thuận giữa Google và nhóm đại diện cho tác giả và nhà xuất bản nhằm dàn xếp một vụ kiện dân sự giữa hai bên. Cùng lúc đó, Ủy ban thương mại liên bang cũng đang tiến hành điều tra mối quan hệ giữa ban lãnh đạo Google và Apple.

Thay đổi quan niệm

Có thể thấy không một vụ điều tra nào nhắm đến mảng quảng cáo trực tuyến - mảng kinh doanh cốt lõi của Google. Cũng dễ hiểu bởi không giống như các hãng công nghệ lớn khác, Google từ trước đến nay chưa từng một lần bị cáo buộc sử dụng các biện pháp kinh doanh phi cạnh tranh.

Chính vì thế mục đích của các vụ điều tra cũng như các động thái của các đối thủ cạnh tranh chính của Google hiện nay chủ yếu nhắm đến phá bỏ một quan niệm cho rằng Google không hề thống trị thị trường quảng cáo. Ngay cả trong trường hợp Google không ngừng dành thêm thị phần quảng cáo trực tuyến và tìm kiếm quan niệm trên đây thời gian qua dường như không có nhiều thay đổi.

Giờ đây mọi thứ đã bắt đầu có sự thay đổi - nhất là nhận thức về việc Google hiện vẫn là một “cầu thủ nhỏ trên sân bóng quảng cáo trực tuyến vô cùng rộng lớn”. Nhưng thực sự thắc mắc về sức mạnh thật sự của Google không phải là một vấn đề gì mới.

Về lâu về dài - giới phân tích nhận định - luồng thông tin liên tục trên mặt báo về các vụ điều tra chống độc quyền nhắm vào Google sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh của hãng này trong con mắt người tiêu dùng - những người hiện vẫn xem Google là một nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến miễn phí đầy tính sáng tạo.

David B. Yoffie - Giáo sư giảng dạy tại Harvard Business School - khẳng định: “Không một doanh nghiệp nào muốn bị như thế cả. Chính vì thế mà đã đến lúc Google phải lo ngại, phải chuẩn bị sẵn sàng và phải có hành động đáp trả thích đáng”.

Bản thân Kent Walker - Trưởng đoàn luật sư của Google - cũng phải thừa nhận rằng thành công cũng sẽ chỉ khiến Google phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn. “Mục tiêu của chúng tôi hiện nay là phải giải thích rõ về công việc kinh doanh của chúng tôi. Đó sẽ là một câu chuyện rất dài”.

Câu chuyện cổ tích

Nhiệm vụ kể chuyện đầy khó khăn đó được đặt lên vai Dana Wagner - Luật sư cao cấp phụ trách vấn đề cạnh tranh của Google. Nhưng những gì mà Wagner kể trong thời gian gần đây lại đang liên tục bị lên án mạnh mẽ.

Song bỏ qua tất cả Wagner vẫn tập trung vào nhiệm vụ xây dựng hình ảnh về Google không độc quyền. Google có được vị thế ngày hôm nay nhờ vào cung cấp những sản phẩm ưu việt những cũng có thể bị mất vị trí bất kỳ lúc nào nếu ngừng sáng tạo. Và không giống như các hãng khác, Google luôn để ngỏ cửa cho phép người dùng chuyển sang sử dụng sản phẩm của đối thủ.

Trọng tâm trong câu chuyện mà Wagner kể chính là việc Google hiện vẫn còn là một “cầu thủ nhỏ trên một sân chơi quá lớn” với nhiều đối thủ cạnh tranh khác nhau. Google tuyên bố hãng này đang phải cạnh tranh giành giật người dùng với Amazon, WebMD, Wikipedia … cũng như cạnh tranh để giành lấy từng đồng lợi nhuận quảng cáo với truyền hình, phát thanh, báo in…

Jeff Chester - Giám đốc điều hành Trung tâm dân chủ số - tuyên bố: “Những gì mà Google kể giống như một câu chuyện cổ tích. Mục đích của nó là nhằm che giấu vị thế thống trị thị trường của họ. Song thực tế thì ai cũng biết rằng công cụ tìm kiếm của Google bây giờ đã trở thành một công cụ không thể thiếu đối với những người làm nghề marketing trên toàn thế giới”.

Nhà kinh tế học Gregory L. Rosston cho biết lý lẽ trên đây của Google cũng là điều mà rất nhiều các hãng khác khi phải đối mặt với điều tra chống độc quyền đều đã viện đến như đều không thành công.

Không những thế giờ đây còn có một vấn đề khác khiến cộng động lo ngại về Google. Đó là chuyện nhiều quan chức cao cấp của hãng này có vị trí cao trong chính quyền Washington như giám đốc điều hành Eric E. Schmidt chẳng hạn. Điều này có sẽ sẽ giúp Google tạo ảnh hưởng đến những chính sách quan trọng như chính sách về tính riêng tư trực tuyến chẳng hạn.

Theo TuoitreOnline (New York Times)



Bình luận

  • TTCN (0)