Nếu đang có ý định chuyển sang sử dụng phần mềm mã nguồn mở Linux, 10 lời khuyên sau đây có thể hữu ích cho bạn.
Việc chuyển sang Linux có thể gây ít nhiều khó khăn cho người dùng mới. Tuy nhiên trong tình hình khó khăn như hiện nay, xu hướng tiết kiệm chi phí đã giúp “chim cánh cụt” ngày càng trở nên phổ biến hơn.
Linux có ưu điểm về giá cả, thường miễn phí hoặc chi phí thấp, đáng tin cậy và ổn định. Song khi chuyển sang một môi trường làm việc mới, người dùng luôn có hàng loạt thứ phải học, và đó cũng là trở ngại cơ bản nhất khiến Linux vẫn chưa thực sự tạo được ảnh hưởng rộng rãi so với vị trí thống trị hiện nay của Windows.
Với hầu hết người dùng mới chuyển sang sử dụng “chim cánh cụt”, khó sử dụng chính là cảm nhận rõ nét nhất về Linux. Tất nhiên, điều này không hẳn thế. Hãy tưởng tượng, ban đầu, việc làm quen với Windows và thuần thục thao tác trên OS kì cựu này cũng không hề đơn giản. Thực sự mạnh mẽ và đã có thể thay thế cho Windows, nhưng chặng đường phía trước của Linux vẫn còn rất nhiều chông gai. Bài toán nan giải nhất phải kể tới chính là thay đổi nhận thức của người dùng để trong quan niệm của họ “chim cánh cụt” không chỉ có những dòng lệnh khô khan!
1. Chuẩn hoá desktop Linux giống như trên Windows
Trên Linux, Home là trái tim của hệ thống, kể cả trên desktop của OS. Lời khuyên đầu tiên khi chuyển sang Linux là hãy chuẩn hóa desktop để “chim cánh cụt” không quá xa lạ với người dùng vốn chỉ quen với môi trường Windows. Hãy chọn KDE hoặc Xfce. Bạn cũng có thể tùy biến Gnome sao cho giống với Windows.
Một trong số những điểm điều chỉnh quan trọng là bạn hãy để menu Home mặc định của Gnome hoặc KDE tương tự như menu Start của Windows. Một khi người dùng làm quen với Linux, họ sẽ cảm thấy mình đang làm việc trên một môi trường không xa lạ.
2. Chọn các ứng dụng tương đương cài trên Windows trước khi để người dùng chuyển sang “chim cánh cụt”
Trước khi bạn để người dùng chuyển từ Windows sang Linux, hãy giúp họ cảm thấy các ứng dụng mới cũng không có gì xa lạ. Hầu hết các ứng dụng đều hỗ trợ đa nền tảng, bạn có thể để người dùng làm quen ngay khi đang dùng Windows, chẳng hạn OpenOffice và Firefox. Lý do là người dùng sẽ làm hầu hết mọi công việc của họ cùng với 2 ứng dụng này. Một khi chuyển sang Linux, cảm giác bỡ ngỡ sẽ ít đi.
Ngoài ra còn có Evolution, giải pháp xử lý mail trên desktop tương tự Outlook của Windows. Nếu người dùng của bạn sử dụng Outlook để duyệt mail và soạn lịch, sử dụng Evolution ngay trên Windows là một bước đi thực tế để giúp họ thấy không thiếu các ứng dụng mạnh mẽ và đương đương trên Windows của Linux.
3. Chọn bản phân phối phù hợp
Tại sao bạn lại chọn bản phân phối Sblackware dành cho những người dùng mới tập tành Linux? Lời khuyên là không nên. Slackware không phải là bản phân phối dễ sử dụng cho người dùng chưa hiểu rõ Linux. Trong khi đó, có hàng loạt bản phân phối khác sẵn sàng hỗ trợ người dùng “newbie”. Ubuntu vẫn được đánh giá cao nhất ở khả năng này.
Tuy nhiên, không chỉ riêng gì Ubuntu. PCLinuxOS, Mepis, Linux Mint, Mandriva và Hacao (bản phân phối nhỏ gọn do một tác giả người Việt phát triển) đều là những món quà tuyệt vời, hoàn toàn miễn phí dành cho người dùng mới. Tất nhiên, vấn đề này vẫn chưa thật ngã ngũ khi mỗi nhà phát hành lại có những ưu điểm riêng khi thiết kế, phát triển bản phân phối của mình và đều muốn các sản phẩm đó là lựa chọn hàng đầu của người dùng mới. Có thể nói người dùng mới làm quen với Linux sẽ có hàng loạt lựa chọn khác nhau tùy vào nhu cầu.
4. Cài Linux song song Windows để giúp người dùng làm quen
Thay vì thực hiện chuyển đột ngột sang Linux, hãy để người dùng làm quen với “chim cánh cụt” trước bằng việc trải nghiệm với những hệ thống có sẵn. Cài đặt Linux hoàn chỉnh để giúp người dùng hình dung được chiếc PC nay mai sẽ như thế nào.
Bạn còn có thể tiến xa hơn bằng việc thiết lập môi trường máy ảo trên Windows PC cho phép cài trực tiếp Linux. Biện pháp này sẽ rất hiệu quả một khi người dùng gặp trở ngại trong việc cài đặt, sử dụng vì xóa sạch hệ thống, khôi phục lại trên môi trường ảo hoàn toàn dễ dàng và không ảnh hưởng gì tới Windows đang sử dụng.
Thậm chí, một cách khác tốt hơn tuy tốn kém thời gian là cài đặt hệ thống 2 hệ điều hành song song dual-boot. Người dùng sẽ có thể trực tiếp chuyển đổi qua lại giữa 2 OS cho đến khi họ đã quen thuộc với Linux.
5. Gỡ bỏ trong danh sách menu những công cụ quản trị không cần thiết cho người dùng mới làm quen
Với người dùng mới, Samba, Network, SELinux, User administration hoặc các công cụ quản trị khác trên hệ thống menu đều có thể gây nên ít nhiều rắc rối.
Một hệ thống thanh điều khiển như Gnome Control Panel là tương đối tuyệt vời. Nhưng hàng loạt cấp menu giải quyết các tác vụ cao cấp phức tạp lại có thể khiến người dùng làm hỏng hệ thống. Hãy hạn chế lại danh sách menu, chỉ ưu tiên những tác vụ thật sự dành cho người dùng cuối. Chắc chắn, khi hướng dẫn người dùng mới làm quen, hẳn bạn cũng không muốn phí thời gian vào việc giúp họ cấu hình SELinux hay dùng Gparted cũng như những công cụ chuyên biệt ra sao.
6. Sử dụng trình cài đặt Adept
Adept và các công cụ cài đặt, cập nhật đơn giản, dễ sử dụng khác sẽ giúp người dùng cảm thấy chiếc PC cùng OS mới thân thiện, sử dụng thoải mái hơn.
Một trong những vấn đề lớn nhất với người dùng mới làm quen Linux liên quan tới việc cài đặt các ứng dụng. Chắc hẳn bạn cũng không muốn phải dạy họ thế nào là ins, outs của apt-get hay rpm, khi Adept sẽ là bộ công cụ thay thế tuyệt vời.
Sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều khi học cách cài đặt ứng dụng với một giao diện đồ họa thân thiện. Đó là lý do vì sao việc cài đặt trên Ubuntu lại đơn giản đến vậy. Ubuntu sử dụng sudo, bạn không cần phải lo lắng về việc hướng dẫn người dùng thế nào là người dùng quản trị (root user). Thay vào đó, bạn chỉ cần giải thích đơn giản rằng phải nhập mật khẩu khi sử dụng là được.
7. In và phát tài liệu hướng dẫn cầm tay
Trước khi thực hiện việc này, hãy lưu ý không nên khuyến cáo người dùng sử dụng các hướng dẫn cầm tay. Quá thường xuyên tham khảo tài liệu hướng dẫn không phải là một chiến lược khôn ngoan để nắm rõ Linux. Tuy vậy, chúng cũng rất quan trọng.
Tài liệu hướng dẫn này có những hướng dẫn cụ thể giúp người dùng sử dụng. Tuy nhiên nếu họ đang dùng KDE 3.5 trên desktop, đừng đưa tài liệu hướng dẫn về... KDE 3.4, KDE 4.1, hoặc thậm chí KDE 3.x. Quan trọng nhất là hãy chắc chắn rằng tài liệu chứa thông tin hướng dẫn sử dụng tới các menu mà người dùng sẽ thấy trong thực tế.
Bạn cũng có thể phải tạo bản tài liệu riêng hoặc biên tập lại thông tin hướng dẫn đã có. Lưu ý, bạn nên thêm vào ảnh chụp, các ví dụ cụ thể trong thực tế.
8. Hãy sử dụng đoạn video hướng dẫn sử dụng xử lý các tác vụ khó
Với những tác vụ khó, hãy sử dụng video hướng dẫn sẽ hữu ích hơn so với các ảnh in. Khi người dùng mới tiếp cận với Linux muốn mở một tập tin nào đó, họ sẽ được giới thiệu về thư mục home. Bạn sẽ khó có thể giới thiệu hết, chẳng hạn tới thư mục tài liệu ~/Documents ở đâu. Phải hướng dẫn tới /home/USERNAME/Documents vv quả là kém hiệu quả...
Thay vào đó, quay màn hình thao tác sử dụng, người dùng sẽ thấy đơn giản hơn nhiều và hơn nữa, bạn chỉ cần ghi thao tác một lần là đủ, nhưng lại có thể giúp ích cho hàng loạt người dùng khác nhau về sau.
9. Khuyến khích người dùng sử dụng các diễn đàn và mailing list (nhóm thư chung) thảo luận về Linux
Sẽ có lúc bạn không thể trợ giúp người dùng mới làm quen với Linux. Khi đó, sẽ thật hữu ích nếu họ tham gia vào nhóm được hỗ trợ về KDE, Gnome hay người dùng Linux nói chung.
Nếu bạn khuyến cáo những người mới làm quen với Linux tham gia vào các nhóm được hỗ trợ, hãy chắc chắn là họ sẽ nhận được thông báo chính thức cho việc tham gia này. Nếu người dùng sử dụng tốt tiếng Anh, hãy để họ gia nhập các nhóm được hỗ trợ như http://www.kde.org/mailinglists/, http://mail.gnome.org/mailman/listinfo/gnome-list, hay gửi thư tới địa chỉ [email protected] với tiêu đề "subscribe linux-newbie" để nhận hướng dẫn dành cho người dùng mới.
10. Tổ chức Install-Fest
Hãy tổ chức các buổi Install-Fest để giúp người dùng cài đặt PC của họ. Tại các buổi cổ động cho Linux này, hãy đảm bảo rằng bạn giúp người dùng nhận thức được lợi ích của Linux như độ an toàn, đáng tin cậy và miễn phí.
Khi người dùng đã quen với việc cài đặt tại nhà, họ sẽ cảm thấy Linux đơn giản hơn nhiều. Tất nhiên, việc tổ chức các Install-Fest thường không dễ dàng và đòi hỏi nhân lực. Tuy nhiên trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, phương pháp này
Theo TuoitreOnline (Zdnet)
Bình luận