Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa (Bkis) cho biết đã nhận được đề nghị của Trung tâm điều phối ứng cứu khẩn cấp máy tính Hàn Quốc (KrCERT/CC) tìm thủ phạm thực hiện vụ tấn công một số website của chính phủ Mỹ và Hàn Quốc. Trong khi đó, Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT) phủ nhận việc này và gửi công văn khẩn tới Đại học Bách khoa Hà Nội nhắc nhở Bkis đã làm sai luật.

Theo nội dung công văn của VNCERT, vào ngày 15/7/2009, VNCERT nhận được khiếu nại của ông Jinhyun Cho thuộc KrCERT/CC gửi đến Bkis và đồng gửi tới VNCERT.

Sau đó, vào ngày 16/7/2009, VNCERT tiếp tục nhận được khiếu nại của ông Jinhyun Cho gửi đến Hiệp hội các tổ chức ứng cứu máy tính châu Á - Thái Bình Dương (APCERT) và thư khiếu nại yêu cầu đính chính thông tin chính thức của KrCERT/CC gửi đến Bkis và cũng được đồng gửi tới VNCERT.

Các khiếu nại trên cho rằng KrCERT không có yêu cầu chính thức nào đề nghị Bkis hỗ trợ điều tra thủ phạm như các thông tin mà Bkis công bố. Phía KrCERT đã tự tiến hành các hoạt động nghiên cứu và chỉ cung cấp mã độc cho Bkis tham khảo sau khi có yêu cầu từ phía Bkis.

KrCERT chỉ gửi yêu cầu trực tiếp đến VNCERT (có đồng gửi cho Bkis là cùng là thành viên của APCERT) để yêu cầu hỗ trợ tháo gỡ mã độc tại một số địa chỉ IP của Việt Nam đang tham gia đợt tấn công.

Các khiếu nại của KrCERT còn cho rằng việc Bkis thừa nhận tấn công và chiếm quyền kiểm soát 2 máy chủ để tiến hành phân tích là phạm luật. Cách thức Bkis công bố thông tin về phát hiện của mình khiến công chúng hiểu rằng Bkis thực hiện các hành vi tấn công trái pháp luật và đồng thời gây nhầm lẫn là KrCERT và APCERT cũng tham gia vào các hành vi phạm pháp này.

Phía KrCERT đề nghị Bkis đưa ra giải thích và đính chính các thông tin đã công bố trên các phương tiện truyền thông trong thời gian sớm nhất trước khi kiện Bkis theo luật pháp quốc tế.

Trong công văn gửi tới lãnh đạo Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội, VNCERT cho rằng theo quy định, BKIS cần báo cáo nội dung cho VNCERT. Nếu tự ý tham gia thì phải tự chịu trách nhiệm. VNCERT cũng đánh giá cao việc tham gia phân tích và tìm ra nguồn gốc tấn công là “rất đáng quý và cần khuyến khích” nhưng cũng nhắc nhở Bkis “cần cung cấp thông tin cảnh báo và sự cố cho VNCERT đồng thời giữ bí mật và chỉ cung cấp cho các bên liên quan”.

VNCERT còn cho rằng việc tham gia xử lý sự quốc tế rất nhạy cảm và nguy hiểm, thậm chí tội phạm có thể chuyển hướng tấn công vào Việt Nam để trả đũa nên việc phối hợp với quốc tế phải giữ bí mật nghiêm ngặt. Bkis không nên vì mục đích quảng bá thương hiệu mà công bố thông tin rộng rãi không chính xác.

Công văn của VNCERT cho rằng sự số này là vấn đề có thể ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và Hàn Quốc, cũng như gây ảnh hưởng đến uy tín của cộng đồng doanh nghiệp CNTT của Việt Nam.

Bkis khẳng định KrCERT đã đề nghị điều tra

Trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Tử Quảng, Giám đốc Trung tâm an ninh mạng Bách Khoa (Bkis), cho biết:

Ngày 15/7/2009, ông Nguyễn Minh Đức (Bkis) nhận được email từ ông Jinhyun Cho, nhân viên của KrCERT/CC với tiêu đề: “My personal View on your activities on DDoS Malware”, tạm dịch là “Quan điểm cá nhân của tôi về việc xử l‎ý mã độc tấn công DDoS”, email này cũng đồng gửi cho ông Đỗ Ngọc Duy Trác (VNCERT).

Trong email này, ông Cho thể hiện một số quan điểm cá nhân của mình về việc Bkis truy tìm nguồn gốc tổng phát động các cuộc tấn công từ chối dịch vụ DDoS vào các website của chính phủ Hàn Quốc và Mỹ. Ngay đầu email ông Cho viết: “This is Jinhyun Cho from KrCERT/CC. This mail doesn't reflect the official view of KrCERT/CC but my own personal one.”, tạm dịch là: “Tôi là Jinhyun Cho từ KrCERT/CC. Email này không phản ánh quan điểm chính thức của KrCERT/CC mà chỉ là quan điểm cá nhân của riêng tôi.” Đây không phải là email khiếu nại mà là quan điểm cá nhân của ông Cho.

Nhưng công văn gửi đến ĐH Bách Khoa có nội dung KrCERT không có yêu cầu chính thức nào đề nghị Bkis hỗ trợ điều tra thủ phạm như các thông tin mà BKIS công bố. Bkis giải thích gì về việc này?

Thông tin này là không chính xác. Ngày 10/7/2009, KrCERT/CC gửi cho Bkis 2 email. Email thứ nhất lúc 9h55 giờ Việt Nam, một người có tên là Terrence Park đã gửi địa chỉ email tên miền của KrCERT tới danh sách email của các thành viên APCERT.

Terrence Park xưng danh thuộc KrCERT/CC (Korea Internet Security Center - tức trung tâm an ninh mạng Hàn Quốc), trình bày tình trạng tấn công từ chối dịch vụ (DDoS) vẫn đang tiếp diễn ở Hàn Quốc và vấn đề là họ không thể tìm được nguồn gốc thực sự của các vụ tấn công này. KrCERT/CC đã khẩn thiết đề nghị các thành viên của Tổ chức cứu hộ sự cố máy tính khu vực Châu Á - Thái bình dương APCERT (mà trong đó Bkis là một thành viên đồng sáng lập) trợ giúp cung cấp thông tin về “nguồn tấn công, báo cáo phân tích malware (mã độc) hay bất cứ thứ gì liên quan đến vấn đề này”.

Email thứ hai gửi lúc 13h42 giờ Việt Nam, KrCERT/CC đã gửi riêng cho Bkis và VNCERT, đề nghị ngăn chặn một số nguồn tấn công từ Việt Nam, đồng thời đề nghị điều tra, giải quyết vấn đề, (nguyên văn tiếng Anh: “We would appreciate if you could take down or mitigate, and/or investigate and/or deal with this incident” ). Do đó, thông tin nói rằng KrCERT/CC không đề nghị Bkis hỗ trợ điều tra là không chính xác.

Email của ông Terrence Park có đoạn: “Nếu như bất cứ ai có thể giúp chúng tôi làm dịu tình hình này càng sớm càng tốt, chúng tôi hoan nghênh mọi nguồn tin về nguồn gốc của cuộc tấn công này, báo cáo phân tích về malware hay bất cứ tài liệu nào liên quan. Chúng tôi sẽ đánh giá cao nếu nhận được những tài liệu đó. Chúng tôi đang tuyệt vọng và chịu ảnh hưởng phá hoại nặng nề của cuộc tấn công. Nếu các bạn cần mã hóa thông tin, hãy sử dụng key pgp đính kèm của tôi. Chúng tôi thực sự mong muốn khắc phục tình trạng này. Cảm ơn vì các bạn đã quan tâm”.

Trong cùng ngày, ông Terrence Park cũng đã gửi thư tới địa chỉ email của ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT, ông Nguyễn Minh Đức, Bkis đồng thời cũng gửi kèm thư này tới địa chỉ email chung của KrCERT. Nội dung thư viết họ đã phát hiện một hoặc hơn 1 website từ Việt Nam có liên quan đến vụ tấn công DDoS nên “Chúng tôi rất cảm kích nếu ông có thể giảm thiểu hoặc ngăn chặn và/hoặc điều tra, và/hoặc đối phó với sự cố này”. Dưới thư ký tên là KrCERT/CC kèm địa chỉ website và email chính thức của KrCERT.

"Việc BKIS thừa nhận tấn công và chiếm quyền điều khiển 2 server để tiến hành phân tích là vi phạm nghiêm trọng luật pháp Việt Nam và quốc tế. Cách BKIS công bố thông tin khiến công chúng hiểu rằng BKIS thực hiện các hành vi tấn công trái pháp luật và đồng thời gây nhầm lẫn là KrCERT và APCERT cũng tham gia vào các hành vi phạm pháp này". Ông có nghĩ rằng việc làm của BKIS đã sai?

Thực chất đây có lẽ là nội dung được dựa trên email của ông Jinhyun Cho, tuy nhiên, trong email ông Jinhyun Cho không khẳng định những điều này, mà chỉ nói rằng ông ấy phỏng đoán là như vậy. Thực tế ông Jinhyun Cho không hề biết phương pháp khống chế 2 server nói trên mà Bkis đã thực hiện, do đó phát biểu của ông Cho là hoàn toàn võ đoán và không có căn cứ. Chúng tôi sẽ làm việc với KrCERT/CC về việc này.

"Trên thực tế KrCERT chỉ gửi yêu cầu trực tiếp đến VNCERT (có đồng gửi cho BKIS do là thành viên của APCERT) để yêu cầu hỗ trợ tháo gỡ mã độc tại một số địa chỉ IP của Việt Nam đang tham gia đợt tấn công". Như vậy Bkis có làm quá quyền hạn cho phép?

Như tôi đã trả lời ở trên, Bkis đã giúp Hàn Quốc và Mỹ truy tìm nguồn gốc của các cuộc tấn công dựa trên đề nghị chính thức từ đại diện của KrCERT/CC. Với tư cách là đồng sáng lập của Hiệp hội các Tổ chức cứu hộ khẩn cấp sự cố máy tính khu vực Châu Á - Thái bình dương (APCERT), Bkis có trách nhiệm và có đầy đủ quyền hạn để thực hiện những việc này.

VNCERT cho rằng BKIS đã vi phạm Nghị định 64/2007/NĐ-CP BKIS bởi theo nghị định này, BKIS cần cung cấp thông tin cảnh báo và sự cố cho VNCERT đồng thời "giữ bí mật và chỉ cung cấp thông tin cho các bên liên quan theo đúng tinh thần mà các tổ chức ứng cứu máy tính trên thế giới tôn trọng". Xin ông giải thích rõ điều này?

Theo khoản 4 điều 43 của Nghị định 64/2007/NĐ-CP của Chính phủ, có nội dung như sau: “Trong trường hợp khẩn cấp có thể gây sự cố nghiêm trọng hay khủng bố mạng, các cơ quan chức năng có quyền tổ chức ngăn chặn các nguồn tấn công trước khi có thông báo, sau đó lập biên bản báo cáo cho cơ quan điều phối.”

Do sự kiện website chính phủ của Hàn Quốc và Mỹ bị tấn công tê liệt đã diễn ra gần 10 ngày mà chưa tìm ra nguồn phát động tấn công, đây là một tình huống khẩn cấp có nguy cơ ảnh hưởng đến toàn cầu trong đó có Việt Nam. Bkis bắt buộc và được phép thực hiện truy tìm nguồn phát động tấn công, rồi sau đó báo cáo cơ quan điều phối. Hiện tại chúng tôi vẫn khẩn trương tiếp tục tiến hành điều tra cho nên chưa có thời gian để báo cáo. Chúng tôi sẽ thực hiện điều này sau khi đã hoàn thành công việc.

VNCERT cho rằng "Việc tham gia xử lý sự cố quốc tế rất nhạy cảm và nguy hiểm, thậm chí tội phạm mạng có thể chuyển hướng tấn công vào Việt Nam để trả đũa nên Việt Nam phải tham gia phối hợp quốc tế theo những nguyên tắc tổ chức đã được cân nhắc và giữ bí mật nghiêm ngặt. Bkis không nên vì mục đích quảng bá thương hiệu mà công bố thông tin rộng rãi và không chính xác dẫn đến gây nguy hiểm cho các hệ thống thông tin trong nước và khiếu kiện quốc tế"?

Chúng tôi cho rằng, là một đơn vị làm việc trong lĩnh vực an ninh mạng hay một cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực an ninh mạng thì không nên có quan điểm “sợ” hacker. Vì việc này sẽ khiến hacker có thể coi thường pháp luật. Với luật hình sự sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua, Việt Nam hiện đã có tương đối đầy đủ hành lang pháp lý để xử lý các loại tội phạm trên mạng với hình phạt nghiêm khắc, có thể phạt tù tới 12 năm đến chung thân.

Hơn nữa, trong email mà KrCERT/CC đề nghị Bkis phối hợp xử lý, KrCERT/CC có nêu: “Vấn đề thực chất trong trường hợp này là chúng tôi (KrCERT/CC) không thể tìm thấy nguồn thực sự của cuộc tấn công. Các chuyên gia cho rằng việc tìm nguồn gốc của các vụ tấn công là không thể.” Bkis với tư cách là thành viên của APCERT không thể không hành động.

Hơn nữa, trong thời gian này, một số nghị sỹ của Mỹ và Hàn Quốc cho rằng Bắc Triều Tiên là “thủ phạm”, thậm chí thúc giục tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện các hành động trả đũa đối với Bắc Triều Tiên. Chỉ vì các cuộc tấn công mạng mà tình hình an ninh thế giới trở nên rất căng thẳng. Việc tìm ra nguồn phát động tấn công có thể giúp giải tỏa căng thẳng này. Đó là những lý do mà chúng tôi đã tích cực tham gia xử lý, truy tìm nguồn phát động tấn công.

Thực tế là Bkis của Việt Nam đã rất tích cực giúp đỡ Hàn Quốc trong lúc các chuyên gia của Hàn Quốc cũng như trên thế giới đều đang rất bế tắc. Kết quả là chúng ta đã chỉ ra được nguồn phát động tấn công, giúp giải tỏa sự bế tắc đó. Do đó, theo thiển ý của tôi, điều này sẽ giúp tăng cường mối quan hệ giữa Việt Nam và Hàn Quốc ngày càng tốt hơn. Chúng tôi thực sự tự hào về điều này.

Như vậy không thể nói việc Bkis của Việt Nam tìm ra nguồn phát động tấn công là “bứt dây động rừng”.

Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT: BKIS phải báo cáo lên

Chiều 17/7, chúng tôi cũng đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Quốc Khánh, Giám đốc VNCERT, về nội dung bức thư bạn đọc gửi đến Tuổi Trẻ như những gì chúng tôi đã đặt câu hỏi với BKIS. Ông Khánh khẳng định cả VNCERT và BKIS đã nhận được thông báo nhắc nhở của phía Hàn Quốc. Tuy nhiên, ông Khánh từ chối tiết lộ nội dung thông báo này và cho rằng đó vẫn là vấn đề nội bộ giữa các đơn vị.

Ông Khánh cũng khẳng định những thông tin Tuổi Trẻ nhận được xung quanh vụ việc này không phải do VNCERT chính thức công bố: “Chúng tôi không hiểu vì sao nội dung đó có thể đến được báo chí. Vì tôi cho rằng không phải sự kiện gì cũng thông tin đến báo chí. Hơn nữa, nếu BKIS phát hiện được nguồn gốc tấn công website chính phủ Mỹ và Hàn như vậy chúng tôi sẽ hoan ngênh và cổ vũ cho họ chứ không thông tin để gây xáo trộn”. 

Ông Khánh cũng nói thêm rằng việc tham gia xử lý sự cố quốc tế là rất nhạy cảm và nguy hiểm, thậm chí tội phạm có thể chuyển hướng tấn công vào Việt Nam để trả đũa nên việc phối hợp với quốc tế phải giữ bí mật nghiêm ngặt. Bkis không nên vì mục đích quảng bá thương hiệu mà công bố thông tin rộng rãi như vậy. Do đó, Bkis “cần cung cấp thông tin cảnh báo và sự cố cho VNCERT đồng thời giữ bí mật và chỉ cung cấp cho các bên liên quan”.

Theo Tuổi Trẻ Online.




Bình luận

  • TTCN (40)
nguyển hoành vương

sao không dâu tư vào khu vục đong nam á

tôi là 1 cônng dân nước việt nam.tôi muốn đươc dầu tư

Tuấn Ngọc

sax, nhìu bl wa

clearly

Bkis da lam trai nguyen tac

Co the noi Bkis da qua gioi han trong vu nay.
gi thi gi cung dung pro qua phai k anh em.
ong Bkis cu lam xong xuoi dau day roi thong bao thi co ai bao gi.

mrbin

Bkis muốn khoe hàng mà

mấy ông việt nam chỉ to mồm những cái cần làm thì không làm những cái không làm thì cứ xọ mũi vào

ỵtn6yh

Đúng là người việt

Người việt chúng ta cứ đấu đá nhau như thế đó , nhưng cái gì củng có nguyên do , một bên hóng hách , một bên sĩ diện , cứ cách suy nghĩ như thế thì đất nước này sẽ đúng thứ mấy trên bản đồ CNTT thế giới ? Những kẻ này thật buồn cười ! Người việt ta hay mâu thuẩn nội bộ , ai củng muốn hơn ai cuối cùng kéo nhau xuống vực thẩm !

Luu Thanh

neu lam kieu nhu Bkis thi nhung to chuc khac cung lam dc vay,

kelvin

nói chuyện dễ nghe thiệt

thứ nhất Bkis là  thành viên của APCERT vậy là đã khẳng định được vị thế rồi

thứ hai Bkis là của VN ko thể nhờ các tổ chức quốc tế vì nước ta là nước có chủ quyền.

việc nhờ Bkis ngăn chăn các hacker của VN la hoàn toàn hợp lý

vodanh2010

bkis nên xem lại mình

bkis chỉ là "ngựa non háo đá" nhớ lúc trước có 1 baby cảnh cáo rồi. giờ lại giở giọng không sợ hacker.

kelvin

Bkis bây giờ đã khác xưa nhiều rồi

quên đi chuyện xưa và hướng tới tương lai

kelvin

Nếu trong thời gian đó mà Bkis gửi lên 1 thông báo tạm thời thì có lẽ sẽ hay hơn, như thế thì thuận cả đôi đường chẳng ai phải ganh tị ai

cùng là người Việt Nam cả, đồng hương làm được thì nên mừng và tiếp tục ủng hộ và hỗ trợ phát triển lĩnh vực CTTT của nước mình