Theo một báo cáo mới đây của công ty phân tích thị trường Ovum cho biết, đến năm 2014 sẽ có khoảng 109 triệu thuê bao sử dụng các dịch vụ của công nghệ LTE và 55 triệu thuê bao sử dụng WiMAX di động nhưng cả hai công nghệ 4G này sẽ chỉ chiếm 2,6% tổng số thuê bao di động toàn cầu.

Trong giai đoạn này, sự phát triển sẽ chủ yếu xuất phát từ sự mở rộng của 3G với việc tăng các thiết bị và ứng dụng phong phú về dữ liệu ở các quốc gia phát triển và gia tăng người sử dụng ở các nền kinh tế đang phát triển.

Tuy nhiên, theo ước tính của Ovum thì sự gia tăng về nguồn thu nhập của các nhà khai thác di động sẽ bị giảm đi trong một thời kỳ ngắn do ảnh hưởng của tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu. Và đến năm 2011, nguồn thu của các nhà khai thác di động sẽ vượt qua con số một nghìn tỷ đô la mặc dầu nó muộn hơn dự báo trước đó một năm (2010).

Còn theo nhà phân tích cao cấp Steven Hartley của Ovum thì cho biết, tình trạng suy thoái kinh tế sẽ là nguyên nhân làm giảm đi nguồn thu từ các dịch vụ di động trong một thời gian ngắn mặc dù sự ảnh hưởng của suy thoái kinh tế đối với công nghiệp di động ít hơn so với các các nền công nghiệp khác và di động được hy vọng sẽ hồi phục mạnh từ năm 2011.

Và ông Steven Hartley cũng dự báo rằng, thuê bao di động sẽ phát triển vào khoảng 59% trong giai đoạn 2008 – 2014, đạt 6,42 tỷ thuê bao và sự xâm nhập di động toàn cầu lên tới 89%. Xu hướng này sẽ làm giảm doanh thu bình quân của thuê bao trên tháng (ARPU), làm gia tăng tầm quan trọng của hiệu quả mạng lưới.

Sự xâm nhập của di động sẽ đạt 69% ở khu vực Châu Phi và 78% ở khu vực Châu á – Thái Bình Dương vào năm 2014 trong khi đó một số khu vực khác sẽ đạt 100% hoặc nhiều hơn và sẽ dựa vào sự phát triển về nhu cầu sở hữu nhiều SIM và các thiết bị phong phú về dữ liệu. Tuy nhiên, dịch vụ thoại sẽ duy trì được nguồn thu lớn nhất, chiếm 69% nguồn thu toàn cầu đến năm 2014.

Riêng đối với công nghệ 4G, Ovum cũng nhận định: “Sự tiến lên 4G sẽ không dễ dàng mà cũng không thể thực hiện trong ngày một ngày hai.”

Phan văn Hòa ( Theo telecomasia.net)



Bình luận

  • TTCN (0)