Nhờ có ý tưởng thiết kế gọn nhẹ và bi di chuột của PowerBook mà IBM đã tạo nên bước đột phát tiếp theo trong tiến trình phát triển của máy tính xách tay. 

ThinkPad  

Đó là cheiecs ThinkPad 700C ra mắt năm 1992 tích hợp ổ cứng dung lượng 120MB, chip vi xử lý 25MHz 486SLC CPU, màn hình LCD TFT màu 10.4-inch và chạy Windows 3.1.

Còn Microsoft ghi dấu ấn trong quá trình phát triển của máy tính xách tay bằng sự tiến hóa của hệ điều hành Windows. Càng về sau Windows càng có giao diện đồ họa thân thiện hơn và đặt yêu cầu cấp thiết cho sự tồn tại của chuột. IBM đưa ra ý tưởng dùng một bi di chuột riêng ở giữa bàn phím và hai phím điều khiển riêng ở ngay cạnh bàn phím.

TouchPad 

Bàn di chuột được phát minh ra trong năm 1988 bởi một người có tên George Gerpheide. Song phải đến tận năm 1994 nó mới bắt đầu xuất hiện trên máy tính xách tay. Cụ thể ở đây là xuất hiện trên chiếc Apple PowerBook 500. Apple gọi đây là “TrackPad” như tên gọi ngày nay. Các nhà sản xuất đã ngay lập tức bắt chước thiết kế này bởi nó gọn nhẹ và dễ di chuyển chuột.

Dòng PowerBook 500 hỗ trợ RAM có dung lượng từ 4MB đến 36MB, ổ đĩa cứng có dung lượng tới 320MB, chip vi xử lý 25MHz và màn hình đen trắng 9.5-inch.

Pin Lithium Ion 

Năm 1994 chứng kiến sự ra đời của một công nghệ rất quan trọng khác tạo tiền đề cho sự phát triển của máy tính xách tay. Đó là công nghệ pin năng lượng cao lithium ion. Chủng loại pin này đã được ứng dụng trên dòng sản phẩm máy tính xách tay Toshiba Portege T3400 Series.

Nhờ có pin lithium-ion mà sản phẩm của Toshiba có thể hoạt động lên tới 6 giờ đồng hồ mới phải xạc lại một lần. Nếu tắt máy thì người dùng có thể xạc lại pin chỉ trong vòng 3 tiếng đồng hồ. Còn nếu vừa dùng vừa xạc lại thì phải mất tới 8-10 giờ đồng hồ.

Portege T3400 Series nặng khoảng 1,8kg, tích hợp 4MB RAM có thể mở rộng lên tới 20MB, chip vi xử lý 486SX và ổ đĩa cứng có dung lượng tới 120MB. Đáng chú ý dòng sản phẩm này của Toshiba còn giúp “khai sinh” ra khe cắm mở rộng PCMCIA giúp mở rộng dung lượng lưu trữ nếu cần.

Máy tính xách tay “siêu bền” 

Năm 1996, trong khi hầu hết các nhà sản xuất máy tính đều đang nỗ lực theo đuổi việc thiết kế một chiếc máy tính xách tay mạnh mẽ và mỏng nhẹ, Panasonic lại theo đuổi thiết kế một mẫu máy tính xách tay dày và chống va đập. Kết quả là chiếcToughbook CF-25 – chiếc máy tính xách tay đầu tiên trong dòng sản phẩm “siêu bền” mà Panasonic vẫn theo đuổi đến tận ngày hôm nay.

CF-25 được thiết kế để có thể chịu được va đập khi bị thả rơi từ độ cao khoảng 60cm xuống đất cũng như chịu được bụi bẩn và độ ẩm cao. Sản phẩm được tích hợp chip vi xử lý Intel Pentium I 166MHz, 96MB RAM và 1GB ổ đĩa cứng.

iBook G3 và sự ra đời của card mạng không dây 

iBook G3 là một trong trong những ý tưởng sáng tạo mà Steve Jobs mang theo khi quay trở lại làm việc cho Apple năm 1996. Tại Macworld Expo 1999, Jobs đã khiến cả đám đông ồ lên kinh ngạc bằng sự xuất hiện của chiếc máy tính xách tay iBook G3 tích hợp khả năng truy cập Internet. iBook G3 đã trở thành chiếc máy tính xách tay đầu tiên trên thế giới tích hợp card mạng không dây.

Không những thế iBook G3 còn mang đến một hơi thở mới trong thiết kế của các dòng máy tính xách tay. Thay vì hình dáng vuông tròn buồn tẻ thì chiếc máy tính xách tay này thực sự như một con sò và có màu sắc long lanh.

Tích hợp camera 

Ra mắt cùng năm với iBook G3 nhưng Sony VAIO C1 PicktureBook gây ngạc nhiên bằng việc “khai sinh” cho tiêu chuẩn camera tích hợp sẵn trên máy tính xách tay. Khi đó chiếc camera tích hợp của VAIO C1 có khả năng chụp ảnh tĩnh và quay video có độ dài lên tới 60 giây.

Siêu di động 

Bước sang thế kỷ 21 các dòng máy tính xách tay đã trở nên nhanh mạnh hơn rất nhiều và có ổ đĩa cứng lớn hơn cũng như khả năng đồ họa vô cùng mạnh mẽ. Quý III năm 2008, số lượng máy tính xách tay được bán ra trên toàn cầu đã lần đầu tiên vượt qua số lượng PC để bàn được tiêu thụ.

Cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong sự kiện này chính là MacBook Air ra mắt hồi đầu năm 2008. Chiếc máy tính xách tay siêu mỏng này của Apple đã tạo nên một xu hướng mới trong ngành công nghiệp máy tính. Đó là xu hướng siêu di động với thiết kế siêu mỏng siêu nhẹ nhưng đầy mạnh mẽ.

Netbooks 

Ai cũng phải thừa nhận rằng Asus Eee PC là “người đã châm ngòi” cho sự bùng nổ mạnh mẽ của một trào lưu máy tính xách tay mới hồi cuối năm 2007. Đó là dòng máy tính xách tay kích thước nhỏ gọn cấu hình đơn giản giá rẻ chủ yếu phục vụ nhu cầu lượt web và duyệt email.

Nhưng trước đó hai năm Nicholas Negroponte đã công bố kế hoạch phát triển một chiếc máy tính xách tay có giá chỉ 100 USD tại Diễn đàn kinh tế thế giới. Giấc mở của Negroponte đã trở thành hiện thức với chiếc máy tính xách tay OLPC XO - Dự án mỗi trẻ em một chiếc máy tính xách tay - có giá khoảng 200 USD dành cho trẻ em ở các nước đang phát triển.

Và giờ đây netbook đã trở thành một phân khúc phát triển mạnh mẽ nhất trong thị trường máy tính xách tay. Có lẽ một phần nhờ giá rẻ và cuộc khủng hoảng kinh tế.

Tablets 

Thế giới World Wide Wed cũng góp phần tạo nên một bước đột phá mới trong lịch sử tiến hóa của máy tính xách tay. Từ đây dẫn tới sự ra đời của Tablets - dòng máy tính bảng phục vụ mục đích duyệt Internet di động. Song dòng sản phẩm này mới chỉ ở trong giai đoạn đầu của sự phát triển. Mới đây cũng xuất hiện tin đồn rằng Apple đang phát triển một chiếc tablet riêng mà dự kiến sẽ tung ra trong tháng 10 năm nay. Liệu sẽ lại là một bước đột phá mới của Apple?

(Theo Tuổi trẻ online/PCWORLD)



Bình luận

  • TTCN (0)