Công nghệ hỗ trợ việc phiên dịch tiếng nói và chữ viết trong ngôn ngữ ra dấu hiệu cho người khiếm thính của Anh (ritish Sign Language - BSL) đã và đang được phát triển bởi những nhà nghiên cứu tại IBM. Hệ thống có tên là SiSi (Say It Sign It) được tạo ra bởi một nhóm những sinh viên tại Vương Quốc Anh.
SiSi sẽ cho phép những người khiếm thính có thể hiểu được nội dung trong những cuộc mít-ting và biểu diễn bằng việc mô phỏng ngôn ngữ ra dấu hiệu. Nó sử dụng nhận dạng tiếng nói để mô phỏng thành các hành động tương ứng. IBM cho biết công nghệ này rất có ích trong những hoàn cảnh đặc biệt - nơi một người phiên dịch khó có thể thực hiện nhiệm vụ của mình. Nó có thể cũng được dùng để cung cấp giải pháp ra dấu hiệu tự động cho truyền hình, ra-đi-ô và điện thoại.
Ý tưởng này của IBM được sự thừa nhận của Viện Quốc gia Hoàng gia cho những người khiếm thính (the Royal National Institute for Deaf people - RNID). "RNID chào đón bất kỳ sự phát triển nào mà làm cho xã hội thông tin thêm công bằng hơn cho những người khiếm thính và những người bị lãng tai", Guido Gybels - người chủ những công nghệ mới của RNID chia sẻ. Những người bị khiếm thính hầu hết đều bị tước quyền công dân, và hơn nữa không có nhiều các dịch vụ và sản phẩm được thiết kế dành riêng cho họ. Đây là những điều rất thiệt thòi cho người khiếm thính mà cần được toàn xã hội quan tâm. Tuy vậy, ông Gybels cho biết vẫn còn là một chặng đường dài để giải quyết vấn đề này, để đưa những sản phẩm đầu tiên ra sử dụng phổ biến hàng ngày cho người khiếm thính.
IBM nghiên cứu vấn đề này hàng năm, khởi đầu là dự án có tên là Extreme Blue, đã thu hút những sinh viên yêu thích công nghệ và kinh doanh tham gia cộng tác trong 12 tuần. Những sinh viên thường dùng hai phương pháp ra dấu hiệu được phát triển bởi Trường đại học phía Đông Anglia. Một trong số này là phương pháp BSL và phương pháp khác là Sign Supported English - một bản dịch trực tiếp sử dụng cú pháp và ngữ pháp truyền thống.
Sau đây là 1 video clip demo
"Chúng tôi thiết kế kiến trúc SiSi theo một kiểu những module phiên dịch để có thể dễ dàng được đưa vào trong hệ thống. Và rõ ràng, công việc chính ở đây là tạo lên các module phiên dịch mới - một công việc không hề đơn giản", ông Gybels - giám đốc của RNID phát biểu. "Tôi "rất ấn tượng" khi các sinh viên có thể thực hiện được công việc khá khó khăn này trong vòng 12 tuần. Việc xây dựng một hệ thống để làm cầu nối giữa những người dân bình thường và những người khiếm thính sử dụng BSL là rất quan trọng", ông nói thêm.
Minh Tiến (Theo BBCNews)
Bình luận
hihi
:)Thật là tuyệt vời khi hệ thống SiSi đươc đưa tới người khiếm thính ...đó sẽ là món quà vô cùng to lớn giúp họ thêm yêu và sẽ có nhiều cống hiến cho xã hội hơn !!!!
Không biết ngôn ngữ này nên trong đoạn phim demo cũng không hiểu lắm Việc nhận dạng tiếng nói cũng phải được cải tiến để hiểu tốt được nghĩa, chứ không phải đơn thuần tiếng nói -> chữ viết -> ngôn ngữ điệu bộ. SV làm trong 3 tháng được cái này, chắc thực tập hè, cũng hiệu quả ghê