Để tuột miếng bánh lớn trong thị trường máy nghe nhạc và bán nhạc trực tuyến vào tay Apple là nỗi đau lớn của các hãng audio bởi tiền thân công ty này là sản xuất máy tính.
Khi nhắc đến cách mạng trong thời đại số, nhiều người có thể cho rằng những hãng dẫn đầu thị trường sẽ tiếp tục dẫn đầu và đạt thành tựu mới. Nhưng nhiều công ty lớn có xu hướng trì trệ dần sau một thời gian hoạt động.
1. Hãng bán lẻ nhạc lớn nhất lại là công ty máy tính
Năm 2001, Sony, BMG, EMI, Warner Music và Universal Music Group hợp nhất nguồn nhạc và tuyên bố mở shop nhạc trực tuyến đầu tiên. Họ phát triển máy chơi nhạc kỹ thuật số nhỏ gọn đầu tiên trên thế giới mang tên mPod. Người dùng có thể tìm kiếm, sao, mix và lưu trữ các bản nhạc trong đó, mang đi bất kỳ đâu họ muốn.
Nhưng cuối cùng kẻ thống lĩnh thị trường chính là iPod của Apple chứ không phải mPod. Apple là công ty máy tính nhưng lại có thị phần khổng lồ trong kinh doanh thiết bị chơi nhạc cầm tay iPod và bán nhạc trực tuyến iTunes.
Câu chuyện về máy iPod chỉ là giả tưởng nhưng điều giả tưởng đó lẽ ra phải trở thành sự thật. Sao các công ty đi đầu trong lĩnh vực này ngủ yên với vòng nguyệt quế và để một hãng máy tính qua mặt? Có lẽ là do các hãng khổng lồ đó giống như con tàu lớn cồng kềnh, quen cách làm việc áp đặt từ khi mới bắt đầu. Thay vì tìm kiếm điều mới mẻ, họ đứng yên đó để duy trì hệ thống và thu về từng đồng lãi. Còn Apple đã nhận ra lỗ hổng này, nhanh chóng nhảy vào và làm nên cái mà cả ngành công nghiệp thu âm không làm được.
2. HDMI chi phối sân chơi HD
Ai cũng từng sử dụng cáp USB hay cáp Ethernet rồi nên ý tưởng về chuẩn cáp nữa không hề mới. HDMI đã thay thế cáp audio và video analog (chuẩn tương tự), biến kết nối 4 dây thành 1 dây mà chất lượng hình ảnh cao hơn. Nhưng nếu không có HDMI, họ vẫn có thể xem được bằng analog.
Trong thế giới đang hướng đến nội dung kỹ thuật số và giải pháp truyền dữ liệu cao, HDMI chỉ là một biện pháp thay thế. Dường như có “âm mưu” ở đây khi chuẩn HDMI 1.3 lại muốn tiến lên thành 1.4. Cùng với sự thay đổi này là người dùng phải mua cáp mới, tivi mới có cổng HDMI tương thích. Có lẽ họ mong muốn người tiêu dùng chạy theo thị hiếu và sẽ mua mới thiết bị.
Nhưng sẽ đến một điểm bão hòa - nơi độ phân giải cao tạo ra bằng cáp này, cáp kia không quá khác biệt dưới mắt người. Điều mà ngành sản xuất cần là một chuẩn mới cho kết nối kỹ thuật số chứ không phải một hệ thống dây cáp mới.
Đơn giản đó là cách giúp đầu đĩa có thể cho bất kỳ HDTV nào biết được nó hỗ trợ độ phân giải gì (1080p, 1080i, 720p…), có tính năng kết nối gì (Netflix, CinemaNow…) và giải pháp truyền tín hiệu tốt nhất có thể để cáp tận dụng. Nếu chiều dài cáp không đủ để truyền tín hiệu 1080p thì hệ thống có thể tự động chuyển về 1080i, do đó vẫn cho hình ảnh tốt nhất có thể từ nguồn video đó. Nếu hệ thống AV có thể hỗ trợ audio không nén, hoặc có cả giải mã TrueHD/DTS-HD, thiết bị sẽ gửi đi dữ liệu ở dạng thích hợp nhất, chứ không cần người dùng phải tự tìm cách làm thủ công.
3. Onkyo/Integra tạo ra receiver có thể nâng cấp được
Năm 2005, Onkyo/Integra phát hành hệ thống AV receiver TX-NR1000 và DTR-10.5 mới. Chúng dựa trên các card, có chức năng HDMI, hỗ trợ kết nối mạng để nghe radio Internet và nâng cấp được qua card mới, khiến người sử dụng không “lạc hậu” trước những biến đổi của công nghệ.
Nghe như giấc mơ thành sự thật, nhiều người bỏ tiền ra mua hệ thống giá 3.500 USD này. Nhưng khi nhà phát triển đang mơ màng thì bộ phận kinh doanh vò đầu bứt tai. Receiver không bao giờ phải thay thế đồng nghĩa với việc dần dần họ chẳng có gì để bán, mà kinh doanh card thì lợi nhuận không cao. Trong khi các hãng Yamaha, Denon có vòng quay sản phẩm mới là 9 tháng.
Đúng lúc đó, HDMI chuyển từ 1.0 sang 1.3 và Sony mua gần hết chip HDMI này cho máy chơi game Play Station 3, khiến các nhà sản xuất AV receiver lâm vào cảnh lỡ làng. Onkyo nhận ra sai lầm của mình và đầu tư cho những sản phẩm kế tiếp. Cập nhật card mới, trong đó người sử dụng có thể đến với công nghệ như Dolby TrueHD và HDMI 1.3, cho thiết bị của họ rất đắt đỏ và hạn chế,.
4. Nhạc trên DVD, DVD-Audio và SACD muốn thay thế CD
Lúc CD nhạc sao chép thịnh hành như các bản nhạc tải bất hợp pháp từ Internet, ngành thu âm nghĩ ra giải pháp khác: định dạng chơi trên đầu DVD và âm thanh vòm DTS. Trong khi ai cũng có thể sao đĩa CD nhanh chóng và tải lên mạng (mỗi đĩa vài trăm MB), rất ít người sao toàn bộ đĩa DVD với video và audio (tới 4GB) rồi upload chúng.
Nhưng sau đó, việc sao DVD không khó khăn và tốc độ Internet nhanh hơn. Ngoài ra, định dạng thay thế như DVD-Audio và SACD tiếp tục được công nghiệp ghi âm hậu thuẫn, có một điều mà CD không có: chơi âm thanh dạng vòm. Ban đầu, đây như là một cách thưởng thức thời thượng mới bởi người ta sẽ không nghe chúng bằng loa stereo (2 loa) bình thường nữa mà phải dùng loa vòm 5 hay 7 “chấm”.
Tuy nhiên, âm nhạc dạng này chỉ kích thích mạnh khi gắn liền với video, nhất là phim và game. Đơn giản là nhạc trình diễn trên sân khấu chỉ cần tái tạo bằng loa stereo, cho cảm giác thật hơn là tiếng nhạc vang vọng bốn bề. Trong khi đó, nhạc gắn với phim và loa vòm là thể hiện những âm thanh xung quanh bước chân nhân vật.
5. HD-DVD thất bại vì thiếu chiến lược “mềm”
Cuộc chiến định dạng giữa HD DVD và Blu-ray kết thúc với phần thắng là Blu-ray. Nhưng kẻ chiến thắng sớm lại là HD DVD. Với bộ tiêu chuẩn kỹ thuật hoàn chỉnh (trong đó có tính năng tải nội dung từ Internet), không mã hóa vùng, có lựa chọn không bảo vệ bản quyền BD+ và ROM Mark, HD DVD mau chóng trở thành hoàn hảo. Tuy nhiên, Blu-ray lại bảo vê bản quyền, có mã hóa vùng, có những chiến lược làm yên lòng các xưởng phim của Hollywood. Cỗ máy marketing của phe Blu-ray đã đánh vào đúng tâm lý “kiếm tiền” của các nhà sản xuất phim và game, lội dòng nước ngược và hất HD DVD khỏi cuộc chiến.
6. Giấc mơ cho thuê video DIVX
Định dạng DIVX trước hết không nên nhầm với DivX, rất độc đáo và hứa hẹn một dịch vụ cho thuê đĩa, mất khoảng 4 USD và có thể xem đến 48 giờ sau khi mở khóa. Sau đó, đĩa này có thể lưu trong thư viện và cho thuê lại bằng cách trả thêm phí gia hạn để mở khóa nó trong 4 giờ nữa. Tuy nhiên, hạn chế của kế hoạch này là người dùng cần kết nối điện thoại để đăng ký với đầu chơi và mở khóa đĩa. Các đầu DIVX có thể chơi đĩa DVD khác nhưng DIVX lại không tương thích với đầu DVD thông thường. Điều này khiến DIVX chỉ tồn tại được 1,5 năm trước khi bị ngừng sản xuất.
(Theo Tuổi trẻ online/Audioholics)
Bình luận