Theo thống kê, có tới 90% email gửi đi hàng ngày là spam, và thật không may khi phần lớn chúng được gửi đi với mục đích cố gắng lấy tiền mà bạn lao động cực khổ mới có được. May thay, phần lớn các đích đến của chúng là các hộp thư không còn hoạt động nên những email lừa đảo đó sẽ nằm yên mãi mãi. Tuy vậy, một vài người ở văn phòng, trường học hay ở nhà thỉnh thoảng kiểm tra email và mở chúng ra. Họ nghĩ rằng chúng có lừa họ hay không? Nếu vậy, bạn hãy để ý 5 loại email sau đây nhé.

TTCN xin chia sẻ với các bạn về các kiểu email lừa đảo phổ biển trên khắp thế giới. 

Ngân hàng

Khi mở tài khoản ngân hàng, bạn sẽ được thông báo rằng ngân hàng đã, đang và sẽ không bao giờ gửi email để hỏi về thông tin cá nhân của bạn. Nhưng nếu bạn nhận được email của ngân hàng, yêu cầu cung cấp thông tin thì sao? Bạn hãy hỏi tại sao họ lại gửi email cho bạn, vì họ đã có rồi mà? Nói vậy, nhưng vẫn có hàng triệu người phản hồi lại những email hỏi thông tin cá nhân từ "ngân hàng". Những email như vậy thường có bố cục chuyên nghiệp và được gửi từ tên miền rất giống với tên miền của ngân hàng để khi bạn thấy địa chỉ email, bạn sẽ lầm tưởng là nó thật sự được gửi từ ngân hàng.

Một kịch bản quen thuộc là email đó sẽ thông báo rằng thẻ ngân hàng của bạn đã hết hạn và họ cần thông tin của bạn, hoặc có một khoản tiền lớn đang được chuyển vào tài khoản của bạn và họ cần thông tin của bạn để thực hiện giao dịch. Đừng có tin bất cứ lời nào, vì chúng sẽ dùng các thông tin đó để ăn cắp hết tiền của bạn đó.

Tài sản thừa kế Nigeria

Bạn có bao giờ nhận được email viết rất tệ từ một người quản lí ngân hàng ở châu Phi, nói với bạn rằng có một người giàu có cùng với gia đình ông ta vừa chết trong một tai nạn máy bay và bây giờ anh ta muốn chuyển toàn bộ tài sản của ông nhà giàu đó vô trong tài khoản của bạn? Kiểu email lừa đảo như vậy được gọi là "419 email" hay trò lừa đảo Nigeria.
Nếu bạn phản hồi lại và bắt đầu nói chuyện với họ, họ sẽ hứa hẹn với bạn với bạn rất nhiều về số tiền bạn sẽ nhận được, Sau đó, trước khi chuyển tiền, họ sẽ yêu cầu bạn phải gửi cho họ vài ngàn USD gọi là tiền trang trải chi phí. Tất nhiên là sau đó họ sẽ biến mất tăm.

Phishing

Những emai này thường xuất hiện từ các trang web bạn dùng như Paypal. Nếu họ tìm thấy hồ sơ của bạn, họ sẽ gửi cho bạn một email có vẻ như là từ một trang web. Họ sẽ chuyển hướng bạn đến một trang web giả mạo được ngụy trang giống như trang web thật. Sau khi bạn đăng nhập vô trang web giả đó (mà bạn cứ ngỡ là trang web thật), chúng sẽ lấy hết toàn bộ thông tin cá nhân cũng như số tài khoản của bạn.

Email chứa virus.

Nhiều kẻ lừa đảo sẽ viết các chương trình gián điệp nhằm ăn cắp số tài khoản ngân hàng của bạn, sau đó đính kèm chương trình đó vô email gửi cho bạn. Đó có thể là một tấm ảnh vui nhộn, một đoạn video... vì thế bạn hãy cẩn thận với những tập tin đính kèm trong email.

Họ bắt chước thói quen của mọi người, đó là khi tìm thấy những gì hay, họ hay email cho mọi người (gia đình, đồng nghiệp, bạn bè...), và như thế những email chứa virus này sẽ càng được phát tán rộng hơn.

Email lừa đảo xổ số

Bạn nhận được email thông báo rằng bạn đã trúng được một số tiền khá lớn (vài triệu đô la) trong đợt quay xổ số. Tương tự như email lừa đảo Nigeria, họ sẽ hứa hẹn rất nhiều với bạn về số tiền bạn nhận được. Cuối cùng, họ yêu cầu bạn phải chuyển cho họ một số tiền gọi là chi phí để họ thực hiện việc chuyển khoản số tiền trúng số đó vô tài khoản của bạn. Và tất nhiên là bạn sẽ mất tiền mà chẳng nhận được đồng nào cả. Đây là thế giới thực, và tất nhiên là bạn sẽ chẳng thể nào trúng số 3 triệu USD khi mà bạn chưa tham gia trò xổ số này lần nào.

Tôi xin bổ sung thêm một trò lừa đảo mới phổ biến này nữa. Đột nhiên bạn nhận được email của một người bạn, nói rằng họ đang ở nước ngoài (London, Singapore...), và họ bị mất hết giấy tờ lẫn tiền bạc. Họ mong bạn gửi giúp tiền gấp cho họ để họ có thể về nước sớm. Sau khi kiểm tra lại địa chỉ email, bạn chắc chắn rằng đó đúng là email của người bạn, thế là bạn gửi tiền ngay. Nhưng đó lại là email lừa đảo 100% đó bạn. Kẻ lừa đảo chiếm được quyền điều khiển hộp thư email của nạn nhân, và chúng gửi email đó cho từng người trong sổ địa chỉ. Tiến sĩ Lê Đăng Doanh cũng đã từng là nạn nhân của trò lừa đảo này rồi. Tốt nhất là bạn nên gọi điện hỏi thăm gia đình người bạn đó trước khi quyết định có chuyển tiền giúp họ hay không.

Minh Triết (Theo MakeUseOf)



Bình luận

  • TTCN (0)