Sự xuất hiện của TV OLED lại triển lãm IFA 2009 đã đánh một dấu mốc quan trọng trên con đường phát triển và thay thế dòng TV sử dụng công nghệ LCD và PLASMA. Nói đến dòng TV này bây giờ thực sự vẫn còn quá sớm, nhưng nhất định nó sẽ gây cho bạn sự tò mò vì kiểu dáng siêu mỏng, màn hình sáng hơn, sinh động và tiết kiệm năng lượng hơn.

Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 10 đặc điểm nổi bật của xu hướng công nghệ mới này.

1. OLED là gì ???

OLED là viết tắt của Organic light emitting diode, tạm dịch là đi-ốt phát quang hữu cơ. Công nghệ OLED cũng hứa hẹn sẽ lật đổ thế độc tôn của LCD, cũng giống như LCD với CRT trước đây.

Một màn hình OLED bao gồm một lớp vật liệu hữu cơ với chủ yếu là cacbon nằm giữa hai điện cực anot và catot sẽ tự động phát sáng mỗi khi có dòng điện chạy qua.

2. Không cần đèn nền chiếu sáng (backlighting)

OLED sử dụng đi-ốt phát quang hữu cơ, chính vì thế nó không cần tới đèn nền chiếu sáng, do đó có lợi thế về kích thước cũng như tiết kiệm điện hơn so với các loại TV khác.

3. OLED hiệu quả hơn TV LCD và LED

Dòng TV OLED có rất nhiều ưu điểm so với TV LCD. Một ví dụ cụ thể là TV OLED không sử dụng đèn chiếu màn hình, cũng có nghĩa là nó sẽ mỏng hơn LCD. Như chiếc Sony XEL-1 chỉ dày có 3 mm, mẫu Sony TV OLED 21 inch cũng chỉ dày có 1,4 mm.

Màn hình OLED có thể được bật, tắt nhanh hơn nhiều, với tốc độ làm tươi màn hình cũng nhanh hơn. Độ tương phản và độ sáng tỏ ra vượt trội hơn so với màn hình LCD.

4. Sony, LG và Samsung cũng bước chân vào thị trường OLED.

Các nhà sản xuất nhà điện tử nổi tiếng thế giới cũng đã tham gia vào thị trường đầy tiềm năng này. Sony XEL-1 đã trở thành chiếc OLED đầu tiên được thương mại hoá và Sony cũng ra mắt mẫu TV OLED 27 inch tại CES năm nay.

LG cũng lặng lẽ ra mắt mẫu TV 15 inch của mình trong khi đó, Samsung cũng đã tung ra Demo của 2 mẫu TV 31 và 40 inch.

5. OLED được ứng dụng ở mọi nơi.

Trong khi dòng TV OLED mới được ra mắt chưa lâu, thì công nghệ OLED với một kích cỡ nhỏ hơn đã được ứng dụng vào điện thoại, máy nghe nhạc và máy quay camera.

Bạn có thể thấy nó qua chiếc Samsung Jet S8000, điện thoại Sony Ericsson Xperia X2 và dòng Walkman X-Series. Bạn cũng còn có thể bắt gặp dòng công nghệ này trên Nikon Coolpix S70, Zune HD.

6. OLED vẫn còn quá đắt.

Thay vì bỏ ra 2,500 bảng cho chiếc Sony XEL-1 11 inch, bạn có thể mua được chiếc Philips 42 inch hay Pioneer PDP-5059.

Giá thành sản xuất là nguyên nhân chính khiến OLED chỉ xuất hiện ở những thiết bị vừa và nhỏ. Đây liệu có phải là lý do Sony chưa cho ra mắt màn hình mới của họ ?

7. OLED siêu tiện dụng.

Trong khi màn hình LCD, PLASMA hay CRT khá cồng kềnh gây trở ngại trong việc vận chuyển thì OLED lại tỏ ra cực kỳ siêu việt, với màn hình không thể vỡ, siêu mỏng, không thấm nước, thậm chí có thể cuộn lại được nên người ta có thể mang nó tới bất cứ đâu họ muốn.

8. OLED trong suốt.

Khi không phát hình, thực sự OLED không khác gì một tấm kính. Chúng ta có thể gắn chúng lên mọi nơi, như là một vật trang trí độc đáo.

9. Những người anh em của OLED

Có khá nhiều dòng công nghệ OLED. AMOLED (Active Matrix OLED) sử dụng công nghệ OLED phổ biến cho nhu cầu độ phân giải cao. PMOLED (Passive Matrix OLED) thì ngược lại thường được sử dụng cho các thiết bị có độ phân giải thấp như hiển thị các văn bản và biểu tượng. Bên cạnh đó còn có PhOLED và SOLED.

10. Những nhược điểm của OLED.

OLED được nhìn nhận là đối thủ đáng gờm sẽ thay thế công nghệ LCD trong tương lai. Tuy nhiên hiện tại sẽ là sai lầm nếu nói OLED là một công nghệ hoàn hảo. OLED có chi phí sản xuất khá đắt đặc biệt là với những màn hình lớn.

Cũng có nhiều sự quan tâm về tuổi thọ của các màn hình OLED, ở thời điểm hiện tại chúng ta vẫn chưa có một con số tin cậy về tuổi thọ của dòng sản phẩm này.

Văn Thái.



Bình luận

  • TTCN (0)