Theo Bộ Văn Hóa Trung Quốc (TQ), các nhà cung cấp nhạc trực tuyến tại TQ phải cung cấp các lời bài hát đã được dịch sang tiếng TQ và các tài liệu liên quan đến giấy phép cho mỗi bài hát và bắt buộc họ phải nộp cho chính quyền trước dịp cuối năm 2009. Qui định này cũng áp dụng cho các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên nó cũng chưa rõ ràng là họ sẽ làm như thể nào để lấy được thông tin cho các tập tin mà họ lại không có máy chủ chứa nhạc.

Bộ Văn Hóa TQ đã ban hành một chỉ thị mới về việc ngăn chặn nạn vi phạm bản quyền âm nhạc trực tuyến trên Internet. Trước cuối năm 2009, chính phủ TQ mong đợi rằng tất cả các nhà cung cấp âm nhạc ở ngoài TQ, Hong Kong, Macau và Đài Loan gửi những xấp giấy tờ tài liệu liên quan đến từng bài hát với mục tiêu của họ là giảm bớt sự lẫn lộn giữa nội dung tốt và xấu đang tràn ngập trên Internet.

Các tài liệu được yêu cầu gồm có các lời bài hát đã được dịch sang tiếng TQ và các thỏa thuận về giấy phép để chứng minh rằng các nhà cung cấp được phép sử dụng các bản nhạc trực tuyến. Điều này không chỉ bao gồm các bản nhạc được biên soạn trong nước mà còn cả những bản nhạc được “nhập khẩu” từ nước ngoài và phải được sự chấp thuận của TQ trước khi được bày bán bên trong đất nước này. Sau khi tất cả các văn bản được gửi, các bên quan tâm cũng phải xin giấy phép của Bộ để bán nhạc trực tuyến ở TQ.

Điều này sẽ làm đau đầu cho các các doanh nghiệp mà họ hi vọng kiếm tiền bằng cách bán nhạc tại Trung Quốc. Bộ này cho biết trong bản thông báo rằng họ hi vọng sẽ chuẩn hóa các hoạt động kinh doanh âm nhạc trực tuyến trong một đất nước mà ở đó việc sao chép trái phép diễn ra tràn lan. Tuy nhiên, quy định mới xuất hiện này chỉ có thể nắm lấy những người bán nhạc trực tiếp cho khách hàng còn nạn sao chép lậu lại là một vấn đề thực sự phức tạp. Khi được hỏi liệu công cụ tìm kiếm như Baidu và Google được liệt vào các yêu cầu này không? Một quan chức của Bộ này nói với trang tin Wall Street Journal rằng "Baidu là một công cụ tìm kiếm. Tất nhiên nó sẽ được quy định theo thông báo."

Google hoạt động như một nhà cung cấp âm nhạc và là công cụ tìm kiếm ở TQ. Gã khổng lồ tìm kiếm này đã có được được một hợp đồng quảng cáo nhạc béo bở với với bốn nhãn hiệu âm nhạc hàng đầu (Big Four) đó là EMI, Sony BMG, Universal Music Group và Warner Music Group vào đầu năm nay để quảng cáo nhạc trên các website tại TQ. Đối với liên doanh này, Google hợp tác với pháp luật của TQ và chặn các bài hát mà đã bị cấm bởi chính phủ nhưng nó không rõ ràng là sự tuân thủ này cũng áp dụng cho các dịch vụ tìm kiếm thông thường của công ty ở TQ hay không. Điều rõ ràng là dường như Bộ này mong muốn tất cả các công cụ tìm kiếm tuân thủ từ đây.

Thật khó để hình dung làm cách nào các công cụ tìm kiếm sẽ cung cấp tài liệu cho mỗi bài hát của họ trong một đóng hỗn độn đặc biệt là họ không có máy chủ lưu trữ nhạc và chính phủ Trung Quốc sẽ làm gì nếu họ không thể đồng ý thực hiện theo. Xét cho cùng Trung Quốc đã gạt bỏ ngày trở lại của Google vì việc họ phổ biến nội dung khiêu dâm bất hợp pháp theo cách tương tự như thế này. Nhưng dường như Google sẽ phải trong đợi một cái gì đó từ phái chỉnh phủ TQ nếu họ muốn tiếp tục kinh doanh tại Trung Quốc.

Hữu Tuấn (Theo Arstechnica)



Bình luận

  • TTCN (0)