Từ một hãng kinh doanh phần cứng máy tính đứng bên bờ vực phá sản vào những năm 90 của thế kỷ trước, nhờ sự chuyển đổi cơ cấu hoạt động kinh doanh hiện IBM là một trong trong số những doanh nghiệp hiếm hoi vẫn thu lợi nhuận trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hiện tại, IBM tập trung vào việc gia công phần mềm và cung cấp các dịch vụ tiện ích giúp khách hàng có thể tiết kiệm tối đa chi phí, nhờ đó IBM có thể thu được nhiều lợi nhuận hơn so với việc chỉ kinh doanh phần cứng máy tính đơn thuần như trước đây. Ngay cả một số tập đoàn sản xuất máy tính lớn như Hewlett - Packard (HP), Dell, Xerox, và Oracle cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ IBM.
Một báo cáo mới đây của IBM đã giải thích tại sao mô hình kinh doanh của hãng lại thu hút được nhiều sự chú ý từ các đối thủ cạnh tranh.
Doanh thu của IBM giảm 7% trong giai đoạn từ tháng 7 - 9/2009, nhưng lợi nhuận của hãng lại tăng 14% đồng thời đưa ra dự đoán lần thứ 2 trong năm 2009.
IBM kỳ vọng thu được mức lợi nhuận tối thiểu là 9,85 USD/ 1 cổ phiếu trong năm 2009. Trước đó, nhiều nhà phân tích đã dự đoán rằng IBM sẽ chỉ thu được 9,78 USD/ 1 cổ phiếu.
Giá 1 cổ phiếu của IBM giảm 5,92 USD (tức là 4,6%), chỉ đạt mức 122,06 USD/ 1 cổ phiếu trên thị trường giao dịch. Một số nhà đầu tư tỏ ra thất vọng bởi lợi nhuận họ thu được không cao như mong đợi.
Theo ông Peter Misek, một chuyên viên phân tích của hãng Canaccord Adams cho biết: "Rất nhiều nhà đầu tư đều nghĩ rằng họ có thể thu được hơn thế nữa, tuy nhiên theo tôi như vậy là đủ rồi".
Thu nhập ròng của IBM trong quý 3/2009 đạt 3,2 tỉ USD (đạt 2,40 USD/ 1 cổ phiếu); cao hơn so với mức 2,8 tỉ USD (đạt 2,04 USD/ 1 cổ phiếu) trong cùng thời điểm này năm ngoái, lúc đó nhiều nhà phân tích đã kỳ vọng giá cổ phiếu của IBM có thể lên đến 2,38 USD/ 1 cổ phiếu.
Doanh thu bán hàng đạt 23,6 tỉ USD, nhỉnh hơn một chút so với mức 23,4 tỉ USD đã được các nhà phân tích trên Thomson Reuters dự đoán trước đó. Doanh thu của hãng cũng chỉ giảm 5% thay vì 7% trên thực tế nếu không có sự biến động của thị trường tiền tệ.
Trong giai đoạn suy thoái, các hoạt động chi tiêu cho các sản phẩm công nghệ đều bị giới hạn. Accenture - đối thủ cạnh tranh của IBM trong lĩnh vực tư vấn và Intel Corp - Tập đoàn sản xuất bộ vi xử lý máy tính hàng đầu, mới đây đã đưa ra nhận định rằng chi tiêu cho các sản phẩm công nghệ sẽ có dấu hiệu tăng trưởng trở lại, nhưng không phải trong năm nay, mà là năm sau.
Giá trị các bản hợp đồng mà IBM đã tham gia ký kết trong quý 3/2009 đạt 11,8 tỉ USD, giảm 7% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi IBM thu được phần lớn lợi nhuận từ việc cung cấp các dịch vụ và bán bản quyền phần mềm, thì doanh thu được từ việc cung cấp phần cứng chỉ đạt 1/5 trong số đó. Trả lời phỏng vấn các cơ quan báo chí, ông Mark Loughridge, Giám đốc phụ trách tài chính của IBM cho biết cổ phiếu của IBM tăng giá sau khi quá trình đàm phán với tập đoàn Sun Microsystems Inc trong việc mở rộng thị phần máy chủ của mình để chiếm lĩnh thị trường thế giới diễn ra suôn sẻ, đã góp phần tăng lợi nhuận của hãng trong quý III/2009.
Theo Khoa học phát triển (AP)
Bình luận