Công nghệ diode phát sáng hữu cơ mang đến chất lượng hình ảnh đẹp, tiết kiệm điện năng và có thể được thiết kế đa dạng với nhiều hình thù, màu sắc, kích cỡ và độ mỏng khác nhau.
Nhờ đó, OLED không chỉ được dùng làm màn hình thiết bị điện tử mà còn được đưa vào quần áo, đồ đạc, trang sức, tác phẩm nghệ thuật... Nói cách khác, khả năng của nó chỉ bị giới hạn bởi sức sáng tạo của con người.
Trong vài năm tới, OLED sẽ hiện diện ở khắp nơi.
Phổ biến nhất sẽ là TV siêu mỏng (chỉ khoảng vài mm) với độ nét hơn hẳn LCD bởi chúng tự sản sinh ánh sáng thay vì cần đèn nền.
Một số sản phẩm đã được giới thiệu như ghế Murakami có đèn OLED tự sản sinh năng lượng khi lắc lư ghế, USB với màn hình diode phát sáng hữu cơ hoặc tranh treo tường Visionox.
Màn hình OLED trong suốt.
Philips trình diễn một số mẫu đèn OLED đẹp mắt tại London (Anh).
Gương Reflections của Philips với các ô vuông OLED mờ đi hoặc sáng lên tùy theo chuyển động cơ thể.
OELD còn được đưa vào sách điện tử, đồ trang sức như vòng đeo tay, dây chuyền...
Kính OLED theo dõi chuyển động của mắt để hiển thị thông tin mà không cần dùng đến tay.
Một số ý tưởng thiết kế màn hình OLED thú vị khác như game tương tác cho trẻ em, đèn bàn ba chiều hay màn hình nghệ thuật...
Theo VnExpress (WebEcoist)
Bình luận