Tiếp cận với Internet rất nhiều nhưng có lẽ người dùng chưa biết tới 10 người hùng trong thế giới bảo mật. Đó là những người đã có công làm cho mạng internet trở thành môi trường làm việc, mua sắm và giao tiếp liên lạc với độ an toàn cao.
1. Whitfield Diffie, Martin Hellman và Ralph Merkle
Người dùng mỗi khi mua bất cứ thứ gì trên mạng bằng thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng trực tuyến, sử dụng ĐTDĐ hay gửi và nhận thư điện tử với một chữ ký số thì nên nhớ tới Diffie, Hellman và Merkle. Đây là những người hùng đã phát minh ra phương pháp mã hóa khóa công khai (PKC) từ năm 1976. Chúng thực chất là một dạng mã hóa cho phép người dùng trao đổi các thông tin mật mà không cần trao đổi các khóa chung bí mật trước đó. Điều này được thực hiện bằng cách sử dụng một cặp khóa có quan hệ toán học với nhau là khóa công khai và khóa cá nhân (hay khóa bí mật). Khóa công khai được gửi công khai trên mạng, trong khi đó khóa bí mật được giữ kín. Khóa công khai và khóa bí mật có vai trò trái ngược nhau, một khóa dùng để mã hóa và khóa kia dùng để giải mã. Quy luật này sẽ được áp dụng trong hàng nghìn năm.
Tuy nhiên, ngoài Whitfield Diffie, Martin Hellman và Ralph Merkle, các kỹ sư người Anh như James H Ellis và Clifford Cocks cũng tạo ra các phương pháp tương tự như không thể phủ nhận rằng nếu không có Diffie, Hellman và Merkle thì sẽ không có PKC. Nghĩa là Internet không bao giờ có thể là môi trường an toàn cho công việc kinh doanh nếu không có PKC.
2. Fred Cohen
Có nhiều tranh cãi xung quanh việc ai là người đã phát minh ra phần mềm diệt vi rút đầu tiên trên thế giới và cái tên Bernt Fix trở thành người đầu tiên có khả năng vô hiệu hóa vi rút, đẩy lùi vi rút Vienna vào năm 1987. Năm sau, Alan Solomon, viết sản phẩm diệt vi rút được thương mại hóa đầu tiên (Antivirus Toolkit).
Tuy nhiên, người hùng diệt vi rút lại thuộc về Fred Cohen, một sinh viên của trường đại học công nghệ ở miền nam Califonia và sau này học lên bằng tiến sĩ tại đây. Khi còn là sinh viên của trường đại học, ông đã viết một chương trình ngắn để thử nghiệm. Chương trình này có thể "làm nhiễm độc" máy tính và có khả năng tự sao chép, lây lan từ máy này sang máy khác. Từ đó, ông đã chứng minh sự tồn tại của vi rút máy tính và là người đầu tiên đưa ra khái niệm “computer virus” (vi rút máy tính) vào năm 1984. Ông cũng chính là người đi tiên phong trong việc phòng chống vi rút. Hiện ông đang điều hành một hãng bảo mật máy tính.
3. Dr Taher Elgamal
Elgamal người tiên phong về giao thức bảo mật dữ liệu SSL khi còn là nhà lãnh đạo khoa học ở Netscape Communications. SSL là một giao thức bảo vệ dữ liệu trong khi chúng đang được truyền đi từ điểm này đến điểm khác, chẳng hạn như giữa trình duyệt web và máy chủ web. Do đó, SSL sẽ bảo đảm dữ liệu đến từ Web site được xác định trước không bị thay đổi trong khi chúng được truyền đi. Bất kỳ địa chỉ Web site nào bắt đầu bằng https cũng đều có tính năng SSL. SSL kết hợp khóa công khai và khóa đối xứng thực hiện giao dịch giữa khách hàng và nhà cung cấp để mã hóa các dữ liệu nhạy cảm trước khi truyền đi. Do đó, các giao dịch được đảm bảo an toàn.
Trong suốt thời gian 3 năm ở Netscape, Elgamal đã đi tiên phong về các giao thức mã hóa và chúng vẫn được thực hiện để bảo đảm an toàn cho các giao dịch trực tuyến ngày nay.
4. William R Cheswick và Steven M Bellovin
Tưởng lửa (firewall) được coi là một biện pháp để ngăn chặn người dùng mạng Internet truy cập các thông tin không mong muốn hoặc ngăn chặn người dùng từ bên ngoài truy nhập vào các thông tin bảo mật nằm trong mạng nội bộ. Và những người góp phần xây dựng firewall phải kể đến William Cheswick, Steve Bellovin, Marcus Ranum, Nir Zuk,...
Cheswick và Bellovin đã là những người đầu tiên thông báo sử dụng các kỹ thuật lọc gói để từ chối những gì không được phép thông qua. Nhưng lý do mà Cheswick và Bellovin không có tiếng là những người đi tiên phong về tường lửa (firewall) như Marcus Ranum, Nir Zuk là vì lúc đó họ đang làm việc cho phòng thí nghiệm AT&T Bell Labs và muốn giữ kín nhiều bí mật nghiên cứu.
5. Dan Kaminsky
Kaminsky, Giám đốc trung tâm bảo mật Penetration Testing của hãng bảo mật IOActive được coi là một người hùng bảo mật thời hiện đại và có thể nói ông là người đã cứu nguy cho thế giới internet khi tình cờ phát hiện một lỗ hổng khá nghiêm trọng trong hệ thống phân giải tên miền toàn cầu (DNS) vào hồi tháng 7/2008. Lỗ hổng này nếu bị tin tặc khai thác sẽ gây tác hại trực tiếp tới người dùng internet, phát tán mã độc và lừa đảo trên quy mô lớn.
6. Steve Linford
Steve Linford, Giám đốc điều hành của Spamhaus Project. Đây là tổ chức phi lợi nhuận quốc tế với sứ mệnh theo dõi những kẻ phát tán thư rác, cung cấp sự bảo vệ cho mạng internet, thuyết phục chính phủ xây dựng luật và các hoạt động chống thư rác.
Spamhaus luôn duy trì cơ sở dữ liệu khóa thư rác theo thời gian thực cho các mạng quân sự và chính phủ cũng như 2/3 nhà cung cấp dịch vụ ISP và khoảng 1,4 tỷ người dùng email trên toàn thế giới. Vì thế nên những nỗ lực của Linford nhằm chống những kẻ phát tán thư rác cũng khiến ông gặp nhiều mối đe dọa và giắc rối kiện tụng. Nhưng ông vẫn tiếp tục công việc này và mỗi ngày Spamhaus khóa tới hàng chục tỷ thư rác và những yêu tố nghi ngờ đột ngột xuất hiện trong dịch vụ.
7. Peter Norton và Peter Tippett
Cái tên Norton được biết đến với nghĩa bảo mật và chúng sẽ được nhớ mãi trong lĩnh vực bảo mật của ngành CNTT. Và Peter Norton có cái tên trở thành thương hiệu Norton được hãng bảo mật Symantec mua lại vào năm 1990. Nhưng ở đây Peter Norton được kể đến lại không liên quan gì tới phần mềm bảo mật internet hay chống virus mà Peter Norton là người mở đường cho các công cụ khôi phục dữ liệu máy tính. Vào thời điểm đó, khả năng khôi phục dữ liệu bị xóa thực sự là một cuộc cách mạng. Norton đã đưa ra tiện ích này vào những năm 1980.
Còn Peter Tippett là ai? Tippett là người cùng làm việc với Norton để tạo ra sản phẩm Norton AntiVirus cũng như chịu trách nhiệm mở đường cho khái niệm được ghi nhận ngày nay về khả năng khôi phục ổ đĩa.
8. Peter Gutmann
Peter Gutmann là một nhà khoa học máy tính nổi tiếng với phương pháp Gutmann. Đây là phương pháp xóa dữ liệu trên ổ cứng một cách an toàn và hiệu quả nhất. Nhờ kỹ thuật này mà các nội dung trên ổ cứng sẽ được ghi đè an toàn tới 35 lần bằng các cách thức lựa chọn. Do đó, các vùng dữ liệu bị xóa sẽ không thể khôi phục được.
9. Jeff Moss
Jeff Moss từng là một tin tặc nổi tiếng với biệt danh "Dark Tangent" và sau này là người sáng lập ra Hội nghị bảo mật Black Hat và Defcon. Đây là nơi để các chuyên gia bảo mật trên toàn thế giới tiết lộ những điểm yếu và lỗ hổng trong các ứng dụng và hệ điều hành.
Jeff Moss từng tốt nghiệp đại học với tầm bằng BA về luật chống tội phạm (Criminal Justice) và gần đây được bổ nhiệm vào Hội đồng cố vấn Bộ nội vụ (Mỹ). Đây là nơi ông đưa ra những lời khuyên về vấn đề bảo mật máy tính cho chính phủ Mỹ ở mức độ cao. Jeff Moss cũng đang làm công việc an ninh mạng cho công ty kế toán Ernst & Young và cố vấn cho một số cơ sở an ninh mạng.
10. Philip R Zimmerman
Philip R Zimmerman chính là “cha đẻ” của gói phần mềm mã hóa thư điện tử - Pretty Good Privacy (PGP) nổi tiếng. Đây là cách giúp người dùng internet dễ dàng và nhanh chóng liên lạc thư điện tử của họ với độ bảo mật cao. Và phiên bản PGP đầu tiên của Zimmerman được công bố vào năm 1991. Kể từ đó, phần mềm này đã có nhiều cải tiến và là nền tảng của nhiều phần mềm cũng như giải pháp mã hóa cho các công ty lớn, cho chính phủ cũng như các cá nhân.
Theo VnMedia.
Bình luận
Không có bác Quảng sao?
Không có bác Quảng BKIS sao, thật là một thiếu sót, chậc chậc
Bác Quảng trình độ đặc biệt, không thể đánh đồng với những người này Chỉ có BKIS mới có thể đánh giá hết khả năng của bác ấy
Với tầm như BKIS mới có thể đưa ra những điều như bài viết này
article/10311
Qua đến tháng 12 rồi mà vẫn chưa có động tĩnh gì
Đồng ý với bạn Ozon Master
BKAV là một loại thức ăn ....bốc mùi
BKAV là phần mềm diệt virus đần độn nhất, giao diện tồi tệ nhất và tính năng kém cỏi nhất mà tôi từng dùng, thà không dùng, tự diệt virus bằng tay còn hay hơn.
Anh Quảng thì chỉ biết nói mà không biết làm, nói thì tôi cũng nói được. Tóm lại là anh vẫn còn...hai lúa lắm
Sao cứ dính đến BKAV là dân tình thi nhau sĩ vả thế này ?
Ở đâu có liên quan tới bảo mật thì ở đó có BKAV, mà ở đâu có BKAV thì nhất định sẽ có.... @$#^@ Vì sao thì ai cũng đã hiểu :D;))
Cái này gọi là :thương thì cho roi, cho vọt.
Không nên ác cảm với BKAV.
Các bạn! sao lại dè bỉu người ta thế, làm mới khó, chê thì dễ rồi. Đâu phải sản phẩm nào mới ra là hoàn thiện ngay đâu. Mình tin BKAV sẽ có chỗ đứng trong thị trường phần mềm Antivirus.
Ai bảo BKAV là sản phẩm mới ra thế? BKAV có lịch sử 14 năm phát triển, có khách hàng tại trên 90 quốc gia đấy nhé (theo như Bkis giới thiệu).
mình đã từng rất thích bkav
Năm 2005, lần đầu tiên mình có 1 chiếc máy tính. Do ngân sách có hạn nên máy mình hơi yếu (celeron 3Ghz, Ram 256Mb). Lúc mới mua, máy được cài sẵn chương trình diệt virus synmantec. Lúc đó mình mới làm quen máy tính nên có nhiều chuyện không biết, kể cả virus và các chương trình diệt virus. Đến 1 ngày máy tính chạy chậm hơn con rùa, 1 người bạn của mình bảo là máy bị virus và mình thử cài các chương trình diệt virus như Norton, Kaspersky nhưng đều không ăn thua (có lẽ những chương trình đó quá nặng với máy của mình). Cuối cùng mình đành nhờ đến Bkav và nó quét được hơn 1000 virus, sau đó thì máy mình chạy bình thường trở lại. Mình thích BK từ đó và bạn bè mình chủ yếu đều dùng Bkav. Mấy tháng sau máy mình lại bị nhiễm virus nặng 1 lần nữa. BK không giúp được gì, mình đành nhờ đến các chương trình khác nhưng cũng không ăn thua, đành tải BK bản mới nhẫt về và máy mình lại được cứu lần nữa. Mình thực sự rất thích BKAV và ủng hộ nó với tinh thần "Hàng Việt Nam chất lượng cao". Sau này do hay tìm tòi thông tin nên mình có thử cài AVG và mình nhận thấy BKAV và AVG là 1 bộ đôi khá hoàn hảo. Nhưng do ham chơi game nhiều nên việc học bị sa sút, từ đó mình quyết tâm xa rời máy tính 1 thời gian (giai đoạn này cực kỳ khổ sở). 1 năm sau mình quay lại thì mình vẫn tín nhiệm AVG và BkAV nhưng mình nhận ra AVG vẫn tốt còn Bk đã không còn như xưa. Mỗi khi mình cài Bk là y như rằng máy mình bị đứng, gỡ ra thì lại bình thường. Mình rất buồn vì phải chia tay chương trình diệt virus 1 thời mình rất thích. Hiện giờ mình dùng AVG và McAfee, nhưng mình không muốn chê bai BkAV nặng lời như các bạn. BkAV không tốt như những chương trình các bạn đang xài nhưng mình nghĩ BkAV đã cố gắng rất nhiều, các bạn không thích cũng đừng nên sỉ vả nặng lời như vậy. Đúng là dạo này mình hơi thất vọng vì những tuyên bố và chiến dịch quảng cáo của BkAv nhưng làm ăn thì phải quảng cáo chứ. Sao các bạn không đem những từ ngữ đó mà nói đến những quảng cáo nhan nhản trên tivi hàng ngày đó.
Kết luận: Mình đã từng thích BKAV, hiện nay không còn thích nhưng mình vẫn quan tâm đến nó và mong nó nhiều thành công. Khi nào nó tốt hơn mình sẽ quay lại dùng nó.
BKAV
Sẽ không có vấn đề gì nếu bác Quảng tự nhận BKAV còn nhiều thiếu sót và đưa ra sửa đổi. Nhưng đằng này 1 phần mềm chẳng ra làm sao mà lại dám hiên ngang coi ta là số 1, thật chẳng biết tự lượng sức mình và coi mình đang ở vị thế nào để nói ra những lời lẽ lố bịch như thế. Vậy thử hỏi người dùng có đặt lòng tin vào 1 đội ngũ ba hoa như thế mà tài mọn chẳng tới đâu ko?
Nếu bác Quảng ít nói 1 chút, đem công sức đó mà đầu tư thêm nhiều sáng tạo có ích cho BKAV thì rất đáng để khích lệ.
Không ngờ một comment của mình mà kéo theo được nhiều comment quá :D. Thực ra cách đây 7-8 năm khi còn học đại học mình cũng hâm mộ bác Quảng lắm: một sinh viên nghèo từ Ninh Bình lên ĐHBK học, học rất giỏi rồi được giữ lại trường, viết ra sản phẩm diệt virus đầu tiên của VN...Nhưng từ ngày bác ấy nổ nhiều, phần mềm thì kém nhưng luôn tự nhận mình là số 1 thì chán không thể tả nữa. Không hiểu nếu không có các cơ quan nhà nước mua BKAV (để giải ngân, có lý do mà tiêu tiền) và bán cho các công ty máy tính theo kiểu khuyến mại kèm theo máy bộ thì BKIS sẽ sống kiểu gì?
bkav cùi bắp ! miễn bàn !