Lưu trữ là một phần không thể thiếu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực CNTT, hoặc có “dính dáng” tới việc quản lý cơ sở dữ liệu khách hàng. Năm 2010 sẽ chứng kiến nhiều sự biến đổi trong lĩnh vực này, đặc biệt là xu hướng lưu trữ đám mây, ảo hóa và “xanh hóa” công nghệ.
* 2010 là “Năm xóa thông tin” – Trong năm tới, các nhà quản trị CNTT của doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải đối phó với sự bùng phát của thông tin, trong khi ngân sách thì tiếp tục giảm bớt. Tạp chí InfoPro nhận định năm 2010 chi tiêu cho lưu trữ nhìn chung sẽ tăng hơn so với năm 2009, nhưng nhiều người khi được hỏi lại vẫn cho rằng mức chi tiêu này chỉ bằng, thậm chí là thấp hơn năm trước. Lần gần đây nhất công nghệ lưu trữ theo kịp và đáp ứng đầy đủ sự phát triển của thông tin là vào năm 2002. Để theo kịp yêu cầu phát triển, việc quản trị lưu trữ sẽ cần phải bắt đầu với việc xóa bỏ tâm lý “đóng gói, nhồi nhét” thông tin và bắt đầu phải xóa bỏ những thông tin không còn cần thiết. Tư tưởng “xóa bỏ” sẽ dẫn đến việc thay đổi từ việc sử dụng sao lưu (backup) như một địa điểm lưu trữ dài hạn, mà ngược lại, sao lưu sẽ chỉ còn mục đích sử dụng và khôi phục trong khi lưu trữ sẽ từng bước nhằm quản lý ghi nhớ dài hạn và sắp xếp thông tin.
* 2010 kết thúc vai trò lịch sử của băng từ sao lưu cho quản lý dữ liệu dài hạn – Sao lưu là một ứng dụng không phù hợp với việc sắp xếp thông tin bởi nó chỉ được tổ chức quanh các ốc đảo – hệ thống thông tin – chứ không phải là tổ chức bản thân thông tin. Vì vậy, việc chống trùng lắp dữ liệu với việc sắp xếp và xóa dữ liệu một cách tự động sẽ giúp giảm mạnh chi phí và thời gian lưu trữ cũng như truy xuất lại thông tin. Trong năm 2010, vai trò của sao lưu sẽ thay đổi bằng việc tập trung vào phục hồi dữ liệu ngắn hạn – sao lưu chống trùng lắp dữ liệu nhanh chóng, khôi phục dữ liệu mịn có tích hợp tính năng nhân bản tới những địa điểm của kế hoạch phục hồi dữ liệu sau thảm họa (DR sites).
* Chống trùng lắp dữ liệu ở mọi nơi – Trong năm 2010, chống trùng lắp dữ liệu sẽ được triển khai rộng rãi và phổ biến hơn là một công nghệ độc lập. 70% doanh nghiệp vẫn sẽ chưa triển khai chống trùng lắp thông tin, nhưng việc triển khai này sẽ trở nên dễ dàng hơn trong năm tới khi nó được tích hợp trong hầu hết các giải pháp lưu trữ - từ các phần mềm sao lưu, lưu trữ sơ cấp, đến những phần mềm nhân bản và lưu giữ. Khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp thu được những lợi ích từ việc chống trùng lắp thông tin và thu hẹp khoảng cách với quản lý thông tin, thì vấn đề hàng đầu sẽ là quản lý các tài nguyên lưu trữ. Vì thế, các doanh nghiệp sẽ tìm kiếm các nhà cung cấp để triển khai các giải pháp quản lý chống trùng lắp thông tin đơn giản hóa và trên toàn hệ thống, giúp tiết kiệm thời gian và tiền bạc.
* Cạnh tranh sẽ định phướng phần mềm tiêu chuẩn hóa – Cả xu hướng hợp nhất và cạnh tranh trong ngành ngày càng tăng sẽ chi phối nhu cầu về các phần mềm tiêu chuẩn hóa hỗn hợp trong năm 2010. Chẳng hạn, vụ sáp nhập Sun/Oracle tiềm năng, cũng như cạnh tranh của họ với IBM và Cisco trong thị trường máy chủ (mainframe) x86 tích hợp, sẽ mang đến nhiều lựa chọn hơn cho các doanh nghiệp. Những lựa chọn này sẽ tiếp tục tạo ra nhu cầu về những công nghệ bảo vệ, lưu trữ dữ liệu và công nghệ sẵn sàng cao, giúp xóa bỏ các ốc đảo thông tin được hình thành từ việc tích hợp các hệ thống giống như mainframe.
* Một năm của chuyển dịch thông tin (Migration) – Khi các tổ chức chuyển sang sử dụng nền tảng Microsoft mới trong năm tới, họ sẽ cần nhiều công nghệ quản lý dữ liệu và quản lý lưu trữ mới thực sự hiệu quả. Trong khi việc nâng cấp không còn là ưu tiên hàng đầu với các tổ chức CNTT, ngân sách và nguồn lực cần thiết để quản lý quy trình bị thu hẹp, thì những phiên bản mới hơn có thể đưa ra những cải tiến đáng kể về công nghệ cũng như hiệu năng, nhờ đó giúp các tổ chức đáp ứng tốt hơn các thỏa thuận cấp độ dịch vụ (SLA) của họ. Khi các tổ chức chuyển đổi, họ sẽ có được những cải tiến công nghệ trên toàn hệ thống nhằm mang đến khả năng bảo vệ và quản lý được tăng cường, điều này giúp hỗ trợ tất cả các ứng dụng Microsoft theo cách thức hiệu quả nhất. Tuy nhiên, điều quan trọng là các tổ chức không nên sử dụng các ứng dụng mới này một cách riêng rẽ và áp dụng các giải pháp sao lưu, chống trùng lắp, sắp xếp thông tin và lưu trữ, hay E-Discovery tại nền tảng mới. Một nền tảng đáng tin cậy có thể đáp ứng cả các ứng dụng cũ và mới theo phương thức tập trung hóa.
* Ảo hóa sẽ qua mặt hệ thống x86 – Trong năm 2010, sẽ ngày càng có nhiều người sử dụng thu được lợi ích từ ảo hóa khi sự cạnh tranh giữa các nhà cung cấp ngày càng gia tăng. Không chỉ có Hyper-V cung cấp tính năng bổ sung với Windows Server 2008 R2, IBM cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ cho AIX. Trong năm 2010, rõ ràng là người dùng cũng tiếp cận được mọi thế mạnh của ảo hóa, chứ không chỉ hệ thống x86. Khi các công nghệ và giải pháp ảo hóa ngày càng trở nên phổ dụng và phong phú, những người sử dụng sẽ cần triển khai các chiến lược và công nghệ để giúp họ quản lý toàn bộ hạ tầng CNTT – cho dù đó là hạ tầng vật lý hay ảo hóa – với phương thức mạnh mẽ, đơn giản hóa và thân thiện với người dùng.
* Thời của lưu trữ đám mây – Khi ngày càng có nhiều các doanh nghiệp tìm kiếm những cách thức để nâng cao hiệu quả lưu trữ và giảm bớt sự phức tạp về quản lý trong các môi trường ngày càng phát triển của mình, họ có xu hướng tận dụng những thiết kế kiến trúc lưu trữ đã được các nhà cung cấp dịch vụ đám mây và dịch vụ lưu trữ triển khai sẵn. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ bắt đầu nhận ra sự kết hợp giữa hạ tầng phần cứng và phần mềm giá trị gia tăng như là cách tiếp cận tốt nhất để triển khai lưu trữ cho doanh nghiệp, nhưng họ sẽ cần quyết định giữa các mô hình công, tư hay mô hình lai ghép. Trong khi đánh giá các lựa chọn của họ, các nhà quản lý lưu trữ của doanh nghiệp cần phải xem xét đến các yếu tố chi phí, tính khả mở, độ sẵn sàng, khả năng quản lý và hiệu năng của bất kỳ một giải pháp nào sẽ được xem như là nền tảng cho các dịch vụ lưu trữ tập tin.
* Lưu trữ đám mây định hướng quản lý dữ liệu – Trào lưu tiếp tục chuyển sang lưu trữ đám mây trong năm tới sẽ hướng các tổ chức doanh nghiệp triển khai các chiến lược và công cụ quản lý dữ liệu hiệu quả hơn. Trong khi những người sử dụng có thể tận dụng điện toán đám mây để bảo đảm sự sẵn sàng và hiệu năng ứng dụng được tăng cường, thì cũng còn đó những rủi ro cố hữu mà các nhà quản trị sẽ cần phải giải quyết để đảm bảo độ linh hoạt.
* Các tổ chức không thể trì hoãn lâu hơn nữa “Công nghệ Xanh” – Trong năm 2009, các tổ chức đã bắt đầu chuyển từ việc triển khai các công nghệ xanh mà mục tiêu ban đầu là giảm chi phí, sang một nhận thức cân bằng hơn nhằm cải thiện tốt hơn nữa môi trường của tổ chức. Trong năm 2010, hai yếu tố này sẽ thúc đẩy hầu hết các tổ chức doanh nghiệp triển khai chiến lược “xanh”. Những nhà ra quyết định CNTT sẽ ngày càng quan tâm đến các giải pháp CNTT xanh hơn là các yếu tố chi phí và hiệu quả CNTT. Họ giờ đây đang tìm kiếm nhiều yếu tố như cắt giảm lượng điện năng tiêu thụ, chi phí làm mát và áp lực doanh nghiệp để đảm bảo yếu tố “xanh” trong toàn hệ thống.
Theo VnMedia
Bình luận