Đằng sau vẻ “xù xì” của các phần mềm mã mở, người dùng Mac có thể trang bị cho hệ thống của mình hàng trăm phần mềm miễn phí, rất hữu ích.
Sau đây là danh sách 10 ứng dụng mã nguồn mở miễn phí tốt nhất dành cho OS X do Infoworld lựa chọn.1. Cải tiến Mac OS với AppleJack
AppleJack là một trong số những giải pháp dễ dàng nhất để không còn phải bận tâm tới quyền truy xuất dữ liệu, tập tin, đồng thời giúp bạn thực hiện hàng loạt tác vụ thông thường tốn thời gian như chữa lỗi ổ đĩa, dọn dẹp bộ nhớ đệm.
Phần mềm mã nguồn mở này chỉ có một giới hạn duy nhất là bạn phải chạy nó trong chế độ Single User (nhấp Command – S khi khởi động).
AppleJack sẽ không hỏi những thông số truy xuất bạn muốn chọn mà tự động báo cáo với hệ thống. Điều này sẽ giúp bạn bớt khỏi những rắc rối phiền phức do Mac OS X gây ra. Một khi các quyền truy xuất được chỉnh sửa, Mac sẽ chạy nhanh và mượt mà hơn.
Tải về tại http://applejack.sourceforge.net/
2. Thay thế Front Row với Boxee, Plex, hay XBMC
Công cụ Front Row của Apple sẽ biến chiếc Mac sang trọng thành một rạp hát tại gia, với hàng loạt nguồn dữ liệu giải trí như video, audio được nạp sẵn. Front Row gồm 6 nút để điều khiển. Giao diện nhỏ gọn, tinh tế. Tuy nhiên, Front Row thiếu các tính năng hỗ trợ mở rộng.
Với Boxee, Plex, hay XBMC, bạn sẽ có những giải pháp thay thế hoàn hảo. Cả ba phần mềm mã mở đều có chung một nền tảng thiết kế.
XBMC có thể hoá trang thành nhiều giao diện khác nhau, với những tính năng tương tự Front Row. XBMC cũng có mặt trên hầu hết các OS khác ngoài Mac. Thao khảo và tải về tại http://xbmc.org/
Trong khi đó, xây dựng trên nền tảng mã lập trình của XBMC, Plex được phát triển dành riêng cho Mac. Nhờ vào hướng phát triển chuyên sâu hơn, Plex đã cải tiến đáng kể XBMC để phù hợp hơn với OS X, nhờ vào khả năng tối ưu riêng dành cho hệ điều hành này. Chi tiết tại http://www.plexapp.com/
Ứng cử viên còn lại có thể thay thế Front Row là Boxee, một sản phẩm được đầu tư hẳn hoi. Vốn là mạng xã hội, mục tiêu của Boxee là giúp người dùng chia sẻ video, âm nhạc với bạn bè, người thân. Riêng phần mềm Boxee cũng được phát triển trên nền XBMC, nhưng được bổ sung thêm khá nhiều mã riêng, được hỗ trợ sử dụng.
Tham gia mạng xã hội Boxee và tải về phần mềm hỗ trợ tại http://www.boxee.tv/
3. Mở khoá thế giới mã mở với Fink
Bộ mặt Mac OS X ngày nay có sự đóng góp đáng kể của BSD Unix, một hệ điều hành mã nguồn mở có mặt từ lâu, vốn thuộc sở hữu NeXT trước khi NeXT mua Apple (mặc dù về mặt kĩ thuật, chính Apple giành lấy NeXT chứ không phải ngược lại).
BSD Unix có khá nhiều người “anh em” gần gũi, như Solaris của Sun, hoặc “anh em” xa hơn, như Linux. Tất cả chúng đều là những phần mềm mã mở.
Với Fink, tất cả các OS này sẽ có mặt trên Mac khi chúng đã được điều chỉnh mã để có thể chạy “thả xăng” trên Mac OS X, cùng với hệ thống công cụ bổ sung hỗ trợ quá trình cài đặt.
Để hỗ trợ Fink, vốn được điều khiển bằng dòng lệnh, bạn có thể dùng thêm công cụ Fink Commander. Cả hai sẽ mở khoá tất cả những phần mềm Unix mã mở tuyệt vời, để hạ cánh xuống Mac.
Với Fink hay Fink Commander, bạn có thể duyệt danh sách các gói ứng dụng mới nhất. Bạn sẽ cảm thấy rất dễ dàng khi dạo quanh “cửa hàng” phần mềm mã mở. Mặc dù các thao tác không quá phức tạp, nhưng có thể bạn sẽ gặp phải chút ít rắc rối, nếu chạy các chương trình, khi Fink sẽ gọi “búa xua” các ứng dụng.
Hiện Fink có khoảng 10.000 gói phần mềm, từ các phần mềm lập trình, game. Perl, Python, và Ruby đều có mặt. Công cụ Wireshark, rất hữu ích khi quản trị mạng cũng sẵn sàng hỗ trợ bạn tải về. Các gói phần mềm toán học, khoa học...cũng không thiếu.
Nếu bạn không ngại sử dụng dòng lệnh để điều khiển, Fink thực sự sẽ trở thành tiện ích toàn năng, giúp bạn đến với thế giới Unix ngay trong Mac.
Chi tiết tham khảo tại: http://www.finkproject.org/
4. Tăng lực cho Firefox với các plug-in miễn phí
Không phải là trình duyệt của Apple, nhưng Firefox vẫn được các tín đồ Mac hồ hởi đón nhận. Điểm mạnh của “cáo lửa” chính là ở hệ thống phụ kiện phong phú. Duyệt Firefox trên Mac cũng gần như tương tự trên PC thông thường.
Với khoảng 5000 ngàn add-on, đó là lí do vì sao Firefox không chỉ là công cụ duyệt web mã nguồn mở, mà còn là một hệ sinh thái. Các nhà phát triển chỉ cần bổ sung vào các API đơn giản là có thể thêm những tính năng mới cho Firefox.
Là người dùng Firefox trên Mac, bạn có thể cân nhắc một số add-on mở rộng như FastestFox, dùng để tăng luồng dữ liệu tải về, Personas thêm các skin mới. Ngoài ra, sự góp mặt của Greasemonkey sẽ giúp bạn tận dụng được hàng loạt plug-in JavaScript.
Trong trường hợp muốn “ăn sẵn”, bạn có thể cân nhắc một số trình duyệt mở rộng dựa trên nền tảng Firefox như Flock hay XeroBank. Flock là trình duyệt hướng tới người dùng thường xuyên sử dụng mạng xã hội còn XeroBank tích hợp Tor, một công cụ proxy, giúp bạn ẩn danh trên mạng Internet.
5. Thay thế Photoshop với GIMP hay Seashore
Adobe Photoshop vẫn là quán quân ở khả năng hỗ trợ xử lý ảnh số. Nhưng phần mềm này tương đối đắt đỏ (khoảng 1000 USD).
Với GIMP, bạn sẽ có được một công cụ xử lý ảnh số không thua kém, nhưng lại hoàn toàn miễn phí. GIMP được phân phối theo giấy phép GNU và chủ yếu hướng tới thế giới “chim cánh cụt”. Do đó, để sử dụng được GIMP, bạn sẽ phải cài X11, một công cụ mở rộng dành cho Mac OS X để hỗ trợ các môi trường khác.
GIMP có thể giúp bạn xử lý hầu hết các tác vụ như trên Photoshop, với chất lượng sản phẩm không hề kém cạnh. Bạn cũng có thể sử dụng các Plug-in tích hợp để tăng cường tính năng cho phần mềm này. Tải về tại đây.
Ngoài phương án sử dụng Photoshop Elements (phiên bản giản lược của Photoshop), giá rẻ dưới 100 USD, với hầu hết các plug-in bán cho Photoshop, bạn có thể chọn Seashore, phiên bản giản lược của GIMP được tích hợp những tính năng mà GIMP sở hữu. Tuy nhiên, nếu dùng Seashore, bạn sẽ không phải cài X11. Chi tiết tại đây.
6. jEdit - công cụ không thể thiếu cho lập trình viên
jEdit là một công cụ biên tập mã phát triển trên nền Java dành cho các lập trình viên. jEdit cũng có thêm các plugin mở rộng, được cập nhật tự động. Nhờ vào hệ thống phụ kiện, jEdit còn hỗ trợ một số ngôn ngữ khác như Perl, PHP, Python, và Ruby, kể cả những ngôn ngữ ít phổ dụng như Rexx, LaTeX, và Prolog. Có khá nhiều công cụ định dạng và chạy shell thực thi mã ngay trong jEdit.
Ngoài những tính năng hấp dẫn trên dành cho các lập trình viên chuyên nghiệp, jEdit cũng hỗ trợ hàng loạt tác vụ thông thường khác, như xử lý text, HTML, XML v.v...
Chi tiết và tải về tại đây.
7. OpenOffice – gói phần mềm xử lý các tác vụ văn phòng miễn phí
Lâu nay, Microsoft Office vẫn làm mưa làm gió trên thị trường phần mềm xử lý văn phòng. Tuy nhiên, thế độc tôn của MS Office đang bị lung lay dữ dội, với sự xuất hiện của hàng loạt đối thủ mới nổi, giá rẻ hoặc miễn phí. Đáng kể nhất là OpenOffice, phần mềm mã mở hỗ trợ đa nền tảng. Với OpenOffice, bạn sẽ có được một bộ công cụ xử lý các tác vụ văn phòng, từ văn bản, bảng tính, trình chiếu tới vẽ. Ngay cả công cụ xử lý dữ liệu tương tự Access của Microsoft cũng được tích hợp trong OpenOffice.
Tuy chưa tương thích hoàn toàn với dữ liệu từ MS Office, nhưng OpenOffice có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản chi phí lớn mà vẫn đảm duy trì tốt công việc.
Tải về bản OpenOffice dành cho Mac tại đây.
8. Duyệt RSS thông minh với RSSOwl
Có khá nhiều công cụ đọc RSS cao cấp, nhưng với một số ứng dụng tương tự phát hành theo giấy phép mã mở, bạn vẫn có thể an tâm hài lòng. RSSOwl thực sự là một “anh tài” có thể thay thế cho NewsFire, Shrook hay NetNewsWire, những ứng dụng thương mại. RSSOwl phát triển trên nền Java, Lucene, hỗ trợ đa nền tảng.
Giao diện RSSOwl khá bắt mắt, việc cấu hình cũng tương đối dễ dàng. Tải về tại đây.
9. Xử lý email với trình ứng dụng miễn phí Thunderbird
Ngoài Firefox, Mozilla còn có thêm Thunderbird, trình xử lý email khá nổi danh. Ứng dụng này cũng có thêm hàng loạt add-on giống như Firefox và được cung cấp theo giấy phép Mozilla.
Ngoài hỗ trợ xử lý các tác vụ thông thường khi cài Thunderbird, bạn nên cân nhắc bổ sung một số phụ kiện như Leet Key, giúp chuyển email của bạn sang các định dạng L337, ROT13, BASE64, HEX, URL, BIN, DES, AES, Morse code, DVORAK vv...Enigmail cũng là một plug-in nên cài nếu bạn cần mã hoá dữ liệu.
Tải Thunderbird cho Mac và tham khảo các plug-in bổ sung tại đây.
10. Duyệt bất kì nguồn video, định dạng nào với VLC
QuickTime là một công cụ tuyệt vời trên Mac. Đáng tiếc là không phải codec nào cũng được Mac hỗ trợ, nếu như bạn chưa mua QuickTime Pro.
VLC, một ứng dụng mã mở sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những khó khăn trục trặc liên quan tới việc duyệt video trên Mac.
Được ví như loại dao đa năng lừng danh của Thuỵ Sĩ, VLC giúp bạn xem, chơi hầu hết các định dạng video. Ngoài hỗ trợ Windows, Linux, VLC cũng có phiên bản dành riêng cho Mac.
Bạn sẽ không cần phải bất kì codec nào khác vì cơ bản VLC đã tích hợp những codec thiết yếu nhất dành cho người dùng.
Tải VLC về tại đây.
(Theo Xahoithongtin)
Bình luận
Trong đây mình đang dùng Firefox, VLC và GIMP. Đã từng dùng và xóa Thunderbird, OpenOffice. Còn RSSowl và jEdit thì có xem nhưng không dùng, vì Google Reader và Komodo Edit/Eclipse quá tốt (nhưng vẫn thích tính tiện dụng của Coda hơn - thằng này không miễn phí).
Fink cũng có nghe nhưng không dùng, vì lỡ xài MacPorts từ đầu năm 2007 rồi. Có thể cài đặt hầu hết các ứng dụng Linux lên Mac với MacPorts. Lúc đó MacPorts tốt hơn, nhưng giờ thì có vẻ Fink tốt hơn. Sau này khi mua một em Mac mới, rất có thể Fink sẽ là lựa chọn đầu tiên
JEdit hay là cho phép xem được cầu trúc file của nhiều ngôn ngữ: C, Java, Perl và cả HDL,...
jEdit chắc không bằng Eclipse, vì có hỗ trợ nhiều ngôn ngữ trong 1 file! Thực ra giờ đa số editor/IDE đều hỗ trợ nhiều ngôn ngữ một cách đơn giản, chỉ cần cung cấp cho nó bộ ngữ pháp (gồm các từ khóa, các dấu, các điều kiện) là xong. Về mặt giao diện thì jEdit hơi xấu (giao diện Swing với Look and Feel mặc định của Java). Máy có cấu hình khá một chút thì Eclipse vẫn là lựa chọn tốt (nếu có plugin hỗ trợ ngôn ngữ đó).