Bóng bán dẫn đầu tiên do Bell Labs sản xuất vào năm 1947 đủ lớn để có thể ráp lại với nhau bằng tay. Ngược lại, hơn 60 triệu bóng bán dẫn 32nm có thể đặt vừa vào đầu một chiếc đinh ghim.
Hơn 4 triệu bóng bán dẫn 32nm có thể nằm gọn trong dấu chấm ở cuối câu này.
Một bóng bán dẫn 32nm có chứa các cổng nhỏ tới mức bạn có thể xếp 3.000 chiếc cổng như thế vừa theo chiều ngang của một sợi tóc con người.
Nếu một ngôi nhà bình thường cũng thu nhỏ giống như bóng bán dẫn, bạn sẽ không thể nhìn thấy ngôi nhà nếu không có kính hiển vi. Để quan sát được các đặc điểm của 32nm bằng mắt thường, bạn sẽ phải phóng to con chip lớn hơn một cái nhà.
So sánh với bộ vi xử lý đầu tiên của Intel là 4004, được giới thiệu vào năm 1971, một CPU 32nm chạy nhanh hơn gấp 4.000 lần và mỗi bóng bán dẫn cũng tiêu thụ năng lượng ít hơn khoảng 4.000 lần. Hiệu suất giá trên mỗi bóng bán dẫn đã giảm đi khoảng 100.000 lần.
Một bóng bán dẫn 32nm có thể bật và tắt hơn 300 tỷ lần trong một giây. Bạn sẽ mất 4.000 năm để bật và tắt một bóng đèn với số lần như thế.
Intel đã xuất xưởng hơn 200 triệu bộ vi xử lý sử dụng các bóng bán dẫn cổng kim loại high-k – công nghệ được sử dụng trong các bộ vi xử lý 32nm – kể từ khi công nghệ này được đưa vào sản xuất lần đầu tiên trong năm 2007. Điều này cũng tương đương với con số hơn 50 triệu tỷ bóng bán dẫn, tương đương hơn 7 triệu bóng bán dẫn cho mỗi con người trên trái đất này.
“Người đàn ông nhanh nhất thế giới” là Usain Bolt sẽ phải chạy 3.125 tỷ bước trong cuộc thi 100 mét nếu như mỗi bước chạy của anh chỉ dài 32nm.
Bạn có thể chỉnh độ nét của một tấm ảnh trên Adobe Photoshop nhanh hơn 28% so với công nghệ 45nm.
Họ bộ vi xử lý Intel Core hoàn toàn mới nhanh gấp 4.767 lần so với bộ vi xử lý đầu tiên của Intel.
Nếu như tốc độ phát triển trong lĩnh vực du hành không gian cũng nhanh như tốc độ của Định luật Moore kể từ năm 1971, thì bây giờ bạn đã có thể di chuyển với vận tốc ánh sáng 671 triệu dặm/giờ.
Hiệu suất giá trên mỗi bóng bán dẫn trong một con chip đã giảm mạnh mẽ từ khi Intel được thành lập vào năm 1968. Một số người đã ước tính rằng giá của một bóng bán dẫn hiện giờ chỉ ngang với giá một chữ cái trên một tờ báo in.
Công nghệ xử lý 32nm của Intel có một chiều cao của cổng là 0,9nm. Độ dày trung bình của một tờ giấy là 0,1mm. Sẽ phải cần đến 111.111 cổng xếp chồng lên nhau mới bằng được độ dày của một tờ giấy.
Võ Hồng Phúc
Bình luận
ặx! Đạo bài dễ sợ! Cách đây hơn tuần có đọc 1 bài bằng tiếng Việt giống y cái này (cái này hình như tác giả có thêm ít lời văn của mình cho có vẻ là mình viết). Ví dụ như :"1 ngôi ngà điển hình" thì tác giả sửa lại "1 ngôi nhà bình thường" còn phần sau thì y nguyên! Không ngờ! Mình biết là tác giả Võ Hồng Phúc này cũng biết trang web mà mình nói đến. Độc giả TTCN cũng nhiều lắm bác Võ Hồng Phúc ạ, bác "đạo" cái gì thì ắc cũng sẽ có người biết. Nếu như bác "đạo" lại thì vui lòng để cái link, còn nếu như ở trang kia, bài viết kia là của bác thì hóa ra bài viết của Bác đăng trên 2 báo (có thể nhiều hơn), và TTCN đăng sau!
Vui lòng bác trả lời giúp! Chứ như đừng như mấy bài trước, thấy bạn đọc comments phản ảnh mà chẳng thấy tăm hơi tác giả đâu! Thất vọng kiểu "đem con bỏ chợ" như thế của bác lắm!
ai đạo ai ? bà con cho một lời nhận xét công bằng coi thử xem ? tôi thấy VHP gần đây nổi lên như một CTV tiềm năng và năng động đấy chứ, bác ATK có quá lời không đấy ?
Những thú vị quanh công nghệ 32nm
Bài của bác VHP ra đời lúc: 22/01/2010 09:53
Bài kia của ra đời lúc: Thứ sáu, 22/1/2010, 2:55 PM
Mà bác ATK còn nói cách đây 1 tuần nữa thì có lẽ bác là người của tương lai rồi bác ạ, hì hì !!!
@ATK: Đây là tài liệu do Intel cung cấp cho giới truyền thông vào hôm qua. Do nhiều việc nên mình cũng mong bạn thông cảm cho về việc trả lời comment của bạn. Mong bạn luôn ủng hộ TTCN. Thân! Bạn có thể góp ý về tin/bài về địa chỉ email [email protected] nhé. Mình luôn trả lời email mỗi khi nhận được.
í lộn cái link này mới đúng:
Những điều kỳ lạ của công nghệ 32nm
"Một bóng bán dẫn 32nm có thể bật và tắt hơn 300 tỷ lần trong một giây."
...
Tức là sao nhỉ? tần số 300 GHz? Cái này phải kiểm chứng xem tác giả có xạo ko à nha!
@ VHP
"Đây là tài liệu do Intel cung cấp cho giới truyền thông vào hôm qua"
Sao có bài đăng trước đó cả tuần, có chỗ còn nhanh hơn cả Intel àh.Mà nội dung bài viết thấy chẳng liên quan gì đến Intel cả, người nào đó rãnh làm phép so sánh chơi như vậy cũng được mà.
@congdongthongtin.com
Mình đã nói trang web nào đâu mà bác xoắn thế, tự nhiên đưa ra link khác, mình ko nói đến trang đó.
http://bit.ly/cWhCr2
Bài này viết 16:15 PM 13/01/2010, cách hơn tuần rồi ấy nhỉ!
http://bit.ly/cWhCr2
Có lẽ nào 2 người dịch độc lập mà nhiều câu chữ giống nhau như đúc vậy!Tài thật!
@VHP
Tiện thể trả lời comment này sao ko ko trả lời comment ở các bài khác luôn, Bác trả lời mail và viết comment trả lời thời gian nó cũng như thế thôi, mà comment thì tất cả bạn đọc đều biết luôn, tại sao cá nhân làm gì! Hình như mỗi khi có comment ở bài viết của mình thì tác giả có nhận 1 mail thông báo và có nội dung comment luôn mà!
Bài voz dịch từ tài liệu Intel cung cấp hồi CES nên có trước http://bit.ly/bMwZzi Còn mới đây thì Intel cung cấp cho báo VN cái TCBC tiếng Việt (mình thấy mấy báo đều đăng giống nhau, và không phải tất cả đều “theo TTCN”). Intel VN có mượn một ít từ bản dịch trên hay không thì không biết
@Trung: theo tài liệu của chính Intel thì con số 300 tỉ lần/giây đó là chính xác! Đó chỉ là tốc độ của cổng luận lí thôi. Mấy dòng Core i7 mới nhất có tốc độ gần 100.000 MIPS (thậm chí 100 GFLOPS vì nó có bộ đồng xử lí toán), tức là 100 tỉ phép tính/giây thì 1 cái cổng luận lí bật tắt 300 tỉ lần/giây cũng bình thường.
@ATK: hê hê bác dạo này nóng thế ? -> nổi mụn !
em đang "đu đưa" mà bác không hiểu à ?
cái link đó là của em, em đâu nói là của bác ?
còn bác đã lên tiếng là em thừa biết 110% sẽ có chuyện rồi hì hì, em làm thế để bác đưa ra cái link của bác mà lị !
không nói thì thôi, đã nói là nói thẳng, nói có sách mách có chứng
trở lại vấn đề: có vẻ nội dung này đều bắt nguồn từ một root của ông Intel, vì giống nhay y chang, chỉ có điều ông Intel phát hành không đồng bộ, nên mới có chuyện site này đăng trước, site kia đăng sau, còn bác VHP nahf ta thì ghi rõ là của bác "tự chế", hê hê thế là chơi hổng có đẹp à nha !!!
cướp bản quyền nội dung của thằng Intel nó oánh chết !!!
@ATK: Comment của anh Hải Nam đủ trả lời cho ATK chưa nhỉ? Nếu chưa thì có thể email riêng nhé.
@VHP
À quên bác có nói "Đây là tài liệu do Intel cung cấp cho giới truyền thông vào hôm qua", vui lòng cho luôn cái link (ko phải bằng tiếng Việt) để chúng tỏ Intel vừa cung cấp cho giới truyền thông hôm qua. Nếu Bác ko đưa ra được link và ko giải thích được cái link bài viết bằng tiếng Việt và những điều mình đưa ra ở trên, thì tôi sẽ nghĩ Bác "ĐẠO" bài, ko những thế mà còn "XẠO" ở câu biện hộ của mình!
Thân!
@ATK:
@VHP: bác sai là không ghi rõ nguồn , mà đề tên bác !
còn email để yêu cầu đưa nội dung như thế này chẳng lạ với em, vừa rồi cũng có nhận 1 email nhờ đăng hộ 1 bài về RAM Elixir
@Cộng Đồng Thông Tin: Nếu làm truyền thông thì sẽ hiểu. Thân!. Chủ đề quá loãng rồi, có gì thì mọi người email [email protected] nhé. Tất cả những trang web có thể tự thiết lập. Nhưng nếu chưa có giấy phép ICP thì không được tự ý viết tin.
@VHP
Ko biết theo nội dung trong mail thì file gửi đính kèm theo là tiếng Anh hay tiếng Việt. Tại sao tiêu đề mail lại giống bên voz. Nếu là file tiếng ANh thì sao 2 bài dịch lại giống nhau đến từng câu chữ như vậy!?
Và... Nguyen Duc Quang kia là ai!? Nếu có thể cho hiện lên địa chỉ mail, để chứng thực ông Nguyen Duc Quang kia thuộc công ty, tập đoàn nào! Đừng bảo ông ta dùng Yahoo hay Gmail nhé!
@ATK: Nội dung email chứa 3 tập tin, 1 tiếng Anh, hai tiếng Việt. Đây là reply cuối cùng cho ATK. Nếu vẫn chưa thỏa đáng có thể email riêng. Thân!
Mình nghĩ chuyện này cũng không có gì to tát, chỉ tại bộ phận PR của Intel lấy bản dịch của người khác (?!) rồi gửi cho các báo. Thậm chí ICTnews cũng đăng lại mà ở dưới ghi “tổng hợp”.
@CDTT: thường khi lấy tài liệu mà công ty gửi cho báo chí thì không ghi nguồn. Chính xác hơn là mình chưa thấy báo nào ghi! Các TCBC gửi đến TTCN cũng vậy, nếu mình xử lí thì chỉ ghi ở phần mở đầu là “xyz cảnh báo/giới thiệu blabla..."
hiểu à ? quá loãng à ? lại không dám nhận lỗi rồi !
Tại sao các báo khác đều có ghi rõ nguồn ? còn bác thì không ?
Tại vì các báo đó không làm truyền thông nên không hiểu như bác ư ?
ko biết bài này trên Intel Việt Nam có đăng ko!? Ai biết cho link!Thanks!
Nếu bài này bác VHP dịch từ tiếng Anh sang, thì rõ ràng là Đạo, nếu copy từ nguồn tiếng Việt mà lại ko ghi rõ nguồn (như bác congdongthongtin đã nói)
@VHP
Tất nhiên là chưa thoả đáng!
+Chỉ dựa vào 1 cái mail của ông Nguyen Duc Quang nào đó chẳng biết mà bảo là Intel thông báo với giới truyền thông là ko thuyết phục.Cần chứng minh ông ta là ai!
+Nội dung 2 bài viết được đăng ở 2 thời điểm khác nhau, mà nội dung lại giống nhau (nhưng bài đăng sau ko nhận là mình "đạo"/copy )
+Tiêu đề trong mail gửi cho bác VHP trùng với tên bài viết bên voz, như vậy người gửi mail cho bác VHP là Nguyen Duc Quang (chưa xác minh rõ thuộc bộ phận nào) chắc hẳn là copy từ voz hoặc 1 nguồn tiếng Việt nào đó. Nếu như ông Nguyen Duc Quang gì đó thuộc Intel Việt Nam mà làm như vậy thì thật mất mặt! Một bài đi copy mà bảo "Đây là tài liệu do Intel cung cấp cho giới truyền thông vào hôm qua" thì rõ ràng Intel Việt Nam ko có gì để nói. Mà đây là Intel Việt Nam nói chứ ko phải Intel, từ Intel đến Intel VN là 1 trời 1 vực. Tóm lại đây ko phải là bài viết của bác Võ Hồng Phúc!Bác VHP copy bài viết trong file của ông Nguyen Duc Quang nào đó gửi cho!
Tóm lại bài viết tiếng Việt này ko phải của bác VHP, ko phải của ông Nguyen Duc Quang gì đó =>ko phải của Intel VN, thế thì của ai!? Phải có người đứng ra chịu trách nhiệm về nội dung bài dịch này chứ! (Khủng bố cũng có tổ chức đứng ra chịu trách nhiệm là họ khủng bố mà)
hay nhỉ?day la` chợ ah?
Cuối cùng 1 comment cuối cùng của mình đã bị xóa! Vui quá!
Mời các anh chị em đọc bài này: Made in IBM Labs: IBM Scientists Demonstrate World's Fastest Graphene Transistor http://bit.ly/dok0kC để biết được rằng tần số 300 GHz là hoang đường đối với công nghệ điện tử hiện tại.
100Ghz là ở Graphene 140nm. Với silicon 32nm thì có thể đạt 300ghz
http://bit.ly/9SvijI
Hiện tại Graphene đã đạt 300Ghz, trong tương gần có thể đạt 1000ghz.