IMS là kiến trúc mạng được 3GPP phát minh và chuẩn hóa. Khởi đầu IMS đưa ra với mục đích ứng dụng cho kiến trúc mạng sử dụng toàn IP cho các mạng di động theo kiến trúc của 3GPP. Với những ưu điểm về kiến trúc phân lớp, tính kết nối IP, khả năng điều khiển phiên cho các ứng dụng ngang hàng, IMS đã khẳng định hướng đi đúng cho việc phát triển mạng di động dựa trên nền IP.
1. Định nghĩa mạng hội tụ
Hội tụ mạng : sử dụng chung hạ tầng mạng cho các dịch vụ cố định và di động
Hội tụ dịch vụ: có thể truy nhập đến cùng một dịch vụ từ các loại thiết bị và mạng khác nhau.Hội tụ thiết bị khách hàng: một thiết bị duy nhất có thể dùng để truy nhập tới các dịch vụ khác nhau được các mạng khác nhau cung cấp.
2. So sánh các kiến trúc mạng hội tụ của các tổ chức chuẩn hóa
IMS của 3GPP và 3GPP2 được thiết kế ban đầu cho 3G tiến đến All-IP. Kiến trúc IMS của TISPAN hoàn thiện hơn bởi khả năng kết hợp với fix-NGN. TISPAN quan tâm các phân hệ khác ngoài IMS và IMS chỉ là một phần trong số các phân hệ.
Báo hiệu đều dựa trên một số giao thức đã chuẩn hóa: SIP và Diameter.Tên một số thực thể chức năng có thể khác nhau do sự phân tán chức năng hay gộp lại của một số chức năng trong các thực thể vật lý.
Cấu trúc của TISPAN là cấu trúc có tính tổng quát nhất về FMC, nó có sự kế thừa từ mô hình NGN cũng như cấu trúc điều khiển IMS của 3GPP.
3. Đề xuất hướng tới mạng hội tụ sử dụng mạng lõi IMS
Theo phân tích ở mục 2 thì mạng hội tụ theo cấu trúc của TISPAN là hiệu quả hơn và quá trình hội tụ giữa cố định và di động rõ ràng hơn cả, chính vì thế để hướng tới mạng hội tụ thì nên sử dụng cấu trúc mạng của TISPAN.Phương pháp chính là tận dụng những cơ sở hạ tầng của NGN cố định hiện nay. Ánh xạ các thực thể chính của NGN sang thực thể trong kiến trúc mạng hội tụ của TISPAN.
So sánh hai cấu trúc trên nhận thấy nếu ánh xạ :
Softswitch đóng vai trò của AGCF/MGCFMG đóng vai trò của T-MGFAG ( Acess Gateway) đóng vai trò của A-BGF
Để thực hiện được các bước trên cần phải trải qua các giai đoạn
Giai đoạn 1: Softswitch phải làm việc với CSCF
Nhận thấy ngày nay có một số hãng hỗ trợ Softswitch với nền tảng là IP như Softswitch HiQ9200 của hãng Sun. Bên cạnh đó Softswitch cũng sử dụng phương thức IP và giao thức SIP dùng để báo hiệu. Điều này tạo điều kiện để Softswitch làm việc được với CSCF.
Giai đoạn 2: Softswitch chuyển hóa thành MGCF/AGCF
4. Kết luận
IMS là kiến trúc mạng được 3GPP phát minh chuẩn hóa. Khởi đầu IMS đưa ra với mục đích ứng dụng cho kiến trúc mạng sử dụng toàn IP cho các mạng di động theo kiến trúc của 3GPP. Với những ưu điểm về kiến trúc phân lớp, tính kết nối IP, khả năng điều khiển phiên cho các ứng dụng ngang hàng, IMS đã khẳng định hướng đi đúng cho việc phát triển mạng di động dựa trên nền IP.
3GPP2 và ETSI nhận thấy ưu điểm đó và kế thừa, áp dụng vào kiến trúc mạng của mình. Trong đó TISPAN đã đưa IMS làm một trong phân hệ trong kiến trúc NGN của mình, hiện đã được chuẩn hóa. Trong kiến trúc mạng của TISPAN, hai mạng cố định và di động được hội tụ đầy đủ và rõ nét. Như vậy, IMS được ứng dụng trong các kiến trúc mạng của các tổ chức chuẩn hóa, thúc đầy quá trình hội tụ giữa mạng di động và cố định.
Trần Công Đức.
Tài liệu tham khảo:
“The 3G IP Multimedia Subsystem: Merging the Internet and the Cellular Worlds – the third edition”, Gonzalo Camarillo, Miguel-Angel García-Martín, Jonh Wiley & SONS, Ltd, 2008.
“The IMS IP Multimedia Concepts and Services in the Mobile Domain”, Mikka Poikselka, Georg Mayer, Hisham Khartabil, Aki Niemi, John Wiley & Sons, Ltd, 2006
“UMTS NETWORKS Architecture, Mobility and Services – Second Edition”, Heikki Kaaranen, Ari Ahtiainen, Lauri Laitinen, Siamak Naghian, Valtteri Niemi, John Wiley & Sons, Ltd.
“ The Mobile Revolution”, Dan Steinbock, Alphabooks, 2006
3GPP TS22.228 “Service requirements for the IP multimedia core network subsystem”
Bình luận