Tại bữa tiệc sinh nhật lần thứ 15 của mình, xuất hiện một Yahoo! nhạt nhòa, tiếc nuối và dè dặt khi nhắc đến các đối thủ cạnh tranh. “Yahoo hiện tại là gì?”, Carol Bartz, CEO của Yahoo buồn rầu nói quả thực bà cũng không có câu trả lời chính xác.
Thung lũng Silicon: Lịch sử liệu có lặp lại?
Giám đốc điều hành Yahoo! Carol Bartz nghĩ rằng bà có thể làm cho lịch sử của thung lũng Silicon lặp lại một lần nữa – như khi Steve Job trở lại với Apple – nếu mọi người cho bà thêm một chút thời gian.
"Tôi biết mọi người muốn thấy những điều kỳ diệu xảy ra", Bartz nói trong bữa ăn trưa với một nhóm các phóng viên tại trụ sở của Yahoo! hôm qua, 2/3 trong ngày sinh nhật lần thứ 15 của công ty này.
Nhưng bà cũng nói thêm rằng sau khi trở lại Apple vào năm 1997, Jobs cũng phải mất một vài năm để biến mọi thứ trở nên hoàn hảo như ngày hôm nay với iPod và iTunes, và vấn đề là “ông ấy đã trở lại một công ty mà ông ấy hiểu quá rõ”.
Hẳn là Bartz cũng đã hiểu tương đối về Yahoo! sau 14 tháng đảm nhiệm chức vụ Giám đốc điều hành công ty này. Tuy nhiên, Yahoo! vẫn bị coi là một công ty theo lối mòn, vẫn lại tổ chức sinh nhật lần thứ 15 của nó với những chiếc bánh ga-tô màu tím và những chiếc bàn kiểu cũ từ thời Jerry Yang và David Filo.
Một Yahoo! nhạt nhòa và tiếc nuối
Những năm gần đây, Yahoo! đã trở nên nhạt nhòa trước sự xuất hiện của Google và Facebook trên Internet và trong rất nhiều lĩnh vực, công ty này không còn được coi là một đối thủ cạnh tranh đáng gờm như nó từng thể hiện như trước đây nữa.
Những vẫn đề như vậy rõ ràng làm Bartz đau đầu hơn so với những người khác, nhưng bà cũng hiểu rằng sẽ vẫn còn chỗ cho Yahoo! phát triển. Trong 90 phút thảo luận với các phóng viên, bà đã không né tránh bất cứ vấn đề nào được nêu ra, từ Google, sự nổi lên của công cụ tìm kiếm và quảng cáo của Trung Quốc.
Đầu tiên, Tổng giám đốc điều hành của Yahoo! thừa nhận bà sẽ bán công ty “cho bất cứ công ty nào trả giá cao nhất.”
Bà cũng thừa nhận nếu bà là người chịu trách nhiệm cao nhất của Yahoo! vào thời điểm Microsoft đề nghị mua lại cổ phần của Yahoo! với giá 36 đô-la/cổ phiếu, thì bà sẽ đồng ý. Câu trả lời chính xác là: “Chắc chắn”.
Mặc cho sự ra đời của công cụ tìm kiếm thương mại mới Bing (hiện đang mang về 40% doanh thu của công ty), Bartz cho rằng Yahoo! hiện nay vẫn bị đánh giá thấp và không được coi là đối thủ cạnh tranh tiềm năng trên thị trường Internet.
Bà nói Yahoo! là nơi để mọi người tìm kiếm thông tin, nhưng với những gì mà Yahoo đang cung cấp hiện nay, bà chỉ có thể nói rằng “Chúng tôi có nội dung, chúng tôi có ban biên tập. Có chứ, chúng tôi có”.
Dè dặt tìm đường
Trong năm tới, Yahoo đang tiếp tục tìm cách phát triển, thông qua sáp nhập và tích cực thuê ngoài. Yahoo sẽ phát triển theo mô hình một công ty nhỏ - có khoảng 100 nhân viên hoặc ít hơn thế - với hi vọng sẽ thu được kết quả tích cực nhờ công nghệ tốt và đội ngũ nhân viên giỏi.
Tất nhiên, Yahoo phải đối đầu với một công ty Internet ngay tại Thung lũng Silicon cũng mới nổi lên cách đây không lâu: Google.
Yahoo tỏ ra khá dè dặt trong cuộc cạnh tranh với Google.
Yahoo đã không khiếu nại lên Sở Tư pháp Hoa Kỳ về hành vì “độc quyền” của Google như Microsoft đã khẳng định hôm thứ sáu tuần trước, mặc dù Yahoo là thành viên của Liên minh Sách Mở (Book Open Alliance) – tổ chức đang phản đối việc Google “đi đêm” với các tác giả và các nhà xuất bản để chiếm thế độc quyền về hệ thống sách điện tử.
Tôi không thường quan tâm đến sự can thiệp của chính phủ về bất cứ điều gì", cô nói. "Tôi không muốn chống độc quyền về bất cứ ai."
Bà bày tỏ cảm thông với tình cảnh của Google ở Italy và châu Âu khi các quốc gia này đang phản ứng dữ dội với hướng kinh doanh và tìm kiếm trên Internet của Google.
Bởi một ngày nào đó, rất có thể chính Yahoo cũng sẽ phải đối mặt với công tố viên của Italy nếu Yahoo chiếm thị trường của nước này.
Tương lai
Yahoo hứa hẹn sẽ cung cấp thêm tự do cho người dùng tùy chọn thay đổi Yahoo theo sở thích của họ, trong đó vẫn lưu tâm đến việc cung cấp nhiều gói sản phẩm hơn cho các nhà quảng cáo.
Ngoài ra, Yahoo dự định sẽ quan tâm hơn nữa đến mảng nội dung để thu hút bạn đọc. “Chúng tôi muốn cung cấp nội dung chất lượng đến bạn đọc, và quảng cáo cũng sẽ trở thành một phần của nội dung tuyệt vời ấy”, Bartz nói.
Trong phần còn lại của bữa tiệc, Bazts khẳng định Yahoo sẽ phát triển hệ thống chia sẻ dữ liệu người dùng qua các trang nội dung và cho phép người dùng cá nhân hóa trang tin mà họ theo dõi, dù họ đang đọc tin trên một mạng xã hội, trang tin chính thống hoặc cả hai.
“Đó là khát vọng của chúng tôi”, bà nói, “Khát vọng biến Yahoo trở thành cánh cửa mở lưu trữ mà mỗi người sử dụng mạng Internet đều cần."
“Tất cả đều đang trong cơn say, cả Apple, Google, Micrsoft, các nhà sản xuất điện thoại, các công ty viễn thông và các chính phủ”, bà nói. “Khi ấy, có lẽ Yahoo sẽ chuyển hướng sang châu Âu, tới một quốc gia mà dường như sự cạnh tranh không chạm được tới họ. “Có thể đó là Thụy Sĩ”, bà nói.
Mặc dù tỏ ra tự tin, nhưng hiện nay, còn rất nhiều người dùng không biết đến danh tính của Yahoo trên thị trường Internet. Phóng viên CNBC đã hỏi khó bà CEO Yahoo “Vậy thì Yahoo hiện tại là gì?” – và Bartz buồn rầu trả lời quả thực bà cũng không có câu trả lời chính xác.
Chúc mừng sinh nhật, Yahoo.
Theo Tuần Việt Nam.
Bình luận
Bài này có mấy đoạn bị sai (như đoạn nói về Bing, mình cũng không hiểu được nội dung gốc là gì). Nhưng nói chung đọc cũng được.
Thật là đáng buồn cho Yahoo!. Từ ngày Yahoo!360 bị dẹp, mình cũng không muốn vào Y!Messenger nữa. Bỏ tiền vào để gọi điện thoại thì hay bị báo lỗi gọi không được. Gọi điện chỗ trợ giúp khách hàng thì lại được chỉ vòng vo sang jajah...
học IBM
“Khát vọng biến Yahoo trở thành cánh cửa mở lưu trữ mà mỗi người sử dụng mạng Internet đều cần."
Yahoo ngày ra đời, mục đích làm "cánh cửa mở ra thế giới web" còn thực hiện được bằng liệu pháp "sắp xếp danh mục". Khi web trở nên quá lớn, Google đã dùng "tìm kiếm" để giành được vai trò cánh cửa này. Yahoo nay không thể cạnh tranh về nội dung tổng hợp, thì cần cạnh tranh ở từng lĩnh vực nội dung nhỏ là hợp lý. Flickr của Yahoo có thể nói là điểm đến đầu tiên cho người dùng có nhu cầu hình ảnh, nhưng những công ty con khác của Yahoo không thành công như Flickr, yếu tố quyết định chắc là ở khía cạnh công nghệ.
Giờ Yahoo đòi nhảy vào lĩnh vực "lưu trữ", thì đã đi sau những đối thủ sừng sỏ như Amazon (bán sỉ Amazon S3), Box.net (bán lẻ công cụ lưu trữ và kết hợp cả công cụ làm việc với dữ liệu), cả Google, Microsoft đầy tiềm lực để xây dựng những trung tâm dữ liệu lớn. Yahoo bây giờ ít tiền người kém, nhảy vào đây chắc lại tiếp tục chìm.
Có lẽ giờ Yahoo đang có lợi thế về kinh nghiệm của "người đi trước", nếu chuyển hướng bằng một cách nào đó giống như IBM chuyển từ buôn bán phần cứng sang cung cấp giải pháp thì sẽ có thể tiến theo hướng phát triển mới, thành công kiểu INM
Yahoo nên phát triển thế mạnh của riêng mình
Hiện đều không thành công ở cả lĩnh vực tìm kiếm và mạng xã hội, nếu không có Yahoo Messenger thì có lẻ cái tên Yahoo còn lạ lẫm với nhiều người dùng Internet
Công nhận là Yahoo không có một vị lãnh đạo xuất sắc như Apple hay Google, tên tuổi ngày càng mờ nhạt, thị trường ngày càng thu hẹp, nếu không có kế hoạch, chủ trương phát triển đúng đắn thì k lâu sau Yahoo sẽ chìm trong màn đêm mịt mùng và bất tận, k khéo rơi xuống vực thẳm không chừng ^^!
Sở hữu YM vốn là một công cụ cực tốt giúp ích cho việc phát triển mạng xã hội nhưng Yahoo lại không tận dụng được giá trị của YM, theo cá nhân tôi thì đó là một thiếu sót lớn
Muốn chiếm vị trí độc tôn của Google chỉ có 1 cách duy nhất: Mua lại Google và đổi tên ^^!