Sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Google và Trung Quốc (TQ), liệu Mỹ có nên bắt đầu một cuộc chiến thương mại mà nó sẽ đặt dấu chấm hết cho các nhà sản xuất máy tính ở TQ hay không? Một luật sư về lĩnh thương mại quốc tế của Mỹ giận dữ lên tiếng rằng: "Nếu TQ đóng của các công ty Internet của Mỹ, chúng ta cũng nên đóng cửa các công ty phần cứng của họ."
Đó là ý kiến của ông Gil Kaplan, một cựu viên chức trong Bộ Thương mại Mỹ được viết trên trang Huffingtonpost vào ngày thứ 3, Kaplan cho rằng thoả thuận tự do thương mại có nghĩa là các bên phải hỗ trợ lẫn nhau và Mỹ đã mở cửa thị trường nhưng TQ thì không.
Hiện đã có được một thỏa thuận ngầm về Internet được thực hiện giữa TQ và Mỹ. Mỹ đã đồng ý giảm thuế của tất cả các mặt hàng sản xuất công nghệ cao xuống còn mức thuế còn 0, và chúng ta đã đồng ý cho phép ở tất cả các yêu cầu mà TQ đưa lên và không có một đòi hỏi. Kết quả của việc đó là gì? Kết quả là một phần lớn các máy tính của các công ty Mỹ giờ đây được làm tại TQ. Chúng ta thậm chí còn đi xa hơn nữa như là việc cho phép hãng sản xuất máy tính đầu tiên của Mỹ là IBM bán bộ phận sản xuất máy tính của mình cho một công ty của TQ là Lenovo. Thương vụ này có thể bị ngừng lại dưới luật pháp Hoa Kỳ, đó là đạo luật Exon-Florio nhưng thực tế nó vẫn diễn ra.
Tại sao? Bởi vì chúng tôi tin rằng vì TQ đang công nghiệp hóa và di chuyển dọc theo tốc độ kinh tế và kiến thức mà họ sẽ trở thành một thị trường lớn cho những mặt hàng mà ở đó chúng tôi tiếp tục có lợi, những thứ như công cụ tìm kiếm, phim ảnh, và web. Chúng tôi tin tưởng rằng họ sẽ nắm chắc bên mình những món hời.
Nhưng không phải như vậy. Vì chúng tôi bây giờ đang ở một vị trí hoàn toàn không được bảo vệ từ một quốc gia hay là một nền kinh tế. Các phần cứng Internet, máy tính, ổ đĩa, chất bán dẫn, thiết bị ngoại vi… tất cả đều được làm tại TQ chứ không phải ở Mỹ. Nhiều phần mềm Internet và phần máy tính tiên tiến mà được tạo ra ở Mỹ thì lại bị cấm ở TQ. Phát triển các ngành công nghiệp cho họ thì họ phát triển thêm nhiều việc làm, nền kinh tế của họ tránh tình trạng suy thoái. Nền kinh tế của chúng tôi thu nhỏ lại, công việc của chúng tôi ít đi và các doanh nghiệp của chúng tôi “đau đớn” vì bị từ chối khi thâm nhập vào thị trường Internet lớn nhất trên thế giới là TQ.
Càng ngày, nhiều nhà sản xuất công nghệ cao đang dần chuyển nhà máy của họ sang TQ, bởi vì các khoản trợ cấp, chi phí lao động rẻ, tiêu chuẩn môi trường thấp…. Trước đây, chúng tôi nghĩ việc sản xuất máy tính và các chất bán dẫn là loại hình công nghiệp công nghệ cao sẽ luôn luôn giữ nó lại ở Mỹ. Các khu vực sản xuất máy tính lớn nhất thế giới giờ đây mọc đầy tại tỉnh Quảng Đông, phía bắc Hồng Kông-TQ. Là nơi nhà thầu nội địa Foxconn sử dụng 200.000 công nhân phục vụ cho các nhà máy Mỹ và các thương hiệu máy tính lớn khác trên toàn thế giới. Trong khi đó, hàng ngàn kỹ sư và công nhân dây chuyền lắp ráp ở Mỹ đang thất nghiệp. Kèm theo đó, chính quyền TQ vẫn tiếp tục chặn các dịch vụ Internet của Mỹ như YouTube và ngăn chặn các công ty phương Tây sở hữu hoàn toàn doanh nghiệp ngay tại TQ, họ chỉ ủng hộ các công ty trong nước.
Qua sự việc của Google, đây cơ hội để yêu cầu TQ mở cửa cho các công ty Mỹ và ngược lại họ sẽ được phép hoạt động trên thị trường Mỹ.
Tổ chức vận động hành lang Công Nghiêp Máy Tính CCIA đã lên tiếng khiếu nại thương mại về việc kiểm duyệt của Trung Quốc quay trở lại vào tháng 1. Giám đốc điều hành Ed Black cho biết: "Ngày càng rõ kiểm duyệt là một rào cản đối với thương mại, và TQ không thể hạn chế tự do thông tin và vẫn tuân thủ các nghĩa vụ thương mại quốc tế của mình. Chính phủ TQ nói họ đang thu thập thêm thông tin trước khi quyết định làm thế nào để tiến hành và chúng tôi sẽ đôn đốc họ xem xét vấn đề một cách chính thống với chính phủ, viên chức kinh tế thương mại có liên quan đến quyết định này."
Nhưng đề xuất của Kaplan có lẽ sẽ làm hại cho các nhà cung cấp phần cứng và không có lợi cho các công ty Web của Mỹ và công ty như Apple sẽ lo ngại về mô hình kinh doanh hiện tại của họ bị gián đoạn chỉ vì lợi ích của Google.
Sự phản ứng của TQ đối với tình hình của Google đã không mấy thay đổi hơn hai tháng qua. Hôm qua, một phát ngôn viên ngoại giao tổng kết vụ này lên cho báo chí: "Việc rút lui của Google có thể gây ra tác động, tôi nghĩ rằng đó chỉ đơn giản là một hành động kinh doanh cá thể. Nó sẽ không ảnh hưởng đến môi trường đầu tư của Trung Quốc hoặc thay đổi thực tế mà hầu hết các công ty nước ngoài bao gồm các công ty Mỹ đã đang làm tốt công việc của mình và thu lợi nhuận tại TQ. TQ cam kết mở cửa, các công ty trong nước hay nước ngoài họ đều phải tôn trọng pháp luật và qui định của TQ khi làm ăn tại đất nước này".
Tổng hợp Arstechnica, Huffingtonpost
Bình luận
Nói thì dễ, chứ mấy cái kêu gọi “tẩy chay” này gặp hoài. Chừng nào người Mĩ chưa chấp nhận đi làm với mức lương 1/2 hiện tại, hoặc chấp nhận mua đồ giá đắt gấp đôi, thì họ vẫn còn phải xài đồ TQ dài dài!
Giờ mà tìm cái laptop made in "ko phải china" cũng hơi khó, nếu có đi chăng nữa thì đắt quá. Thôi thì cố gắng mà chấp nhận sống chung với lũ vây.
Từ thời phong kiến TQ đã là một đất nước luôn muốn bành trướng, mở rộng thế lực của mình. Ngày nay, khi TQ đã lớn mạnh thì họ lại đòi hỏi nhiều thứ hơn nữa.
Hoa Kì nên có những biện pháp mạnh tay để dạy cho TQ hiểu rằng ko phải họ đòi gì là được nấy.
quan mâu thuẩn thương mại này, hy vọng nhà đầu tư chú ý VN hơn
tẩy chay trung quốc là ý hay về cả thương mại,chính trị....(sr)
Ok. Mình thích idea của VNex và zjcka.
Về thương mại thì Ok - Còn về Chính trị thì có lẽ không nói trước được.
Bác Nam nói chí lý , làm sao mà tẩy chay được TQ ... nên nhớ , ngay tại VN , tất cả các mặt hàng của chúng ta , đều có chữ Made In China ... Tẩy chay nó đi , các bạn tẩy đi ...
giờ ra thị trường cái gì chẳng "made in china" mà tẩy chay cho mệt, người Mĩ không dùng đồ Trung Quốc thì chắc lương gấp đôi mới đủ sống được
sai chinh ta
PV mà viết sai chính tả: "mặt hàng" chứ không phải "mặc hàng".
Mới đọc tới đó thôi, khúc sau chưa đọc chưa biết.
hướng đi của Trung Quốc thực sự là thế nào
Trung Quốc không có nhiều hàng xóm,bạn bè đúng nghĩa vì họ ko tỏ ra mấy thân thiện,với ngay cả mỹ họ cũng ko tỏ ra lép vế ,mặc dù chúng ta biết tiềm lực quân sự của mỹ hơn TQ gấp 10 lần,và Mỹ có khá nhiều đồng minh quan trọng.
với mỹ còn thế thì số phận việt nam bé nhỏ của mình thật mong manh
Tẩy chay TQ đi. hoan hô
Dẹp hết
Ðúng đó, dẹp hết mấy cái nhà máy ở TQ đi, qua Việt Nam mà mở, giá cả cạnh tranh hơn.
oke oke
Nghe nói tới TQ là bực không chịu nổi,đề nghị Tổng thống Obama cho 1 quả vào Bắc Kinh đê.
Việt Nam luôn ủng hộ Mỹ,cố lên!
TQ rat tham vong nhung neu bo wa thi se lan luot cho nen toi dong tinh voi y kien tay chay hang TQ
nên tẩy chay thẳng mặt luôn chứ sợ gì bọn tàu khựa mất dạy ấy