Điện toán đám mây có khả năng sẽ mở ra những giá trị vĩ đại cho các nguồn lực ngoài (Outsourcing) của ngành CNTT và làm thay đổi bộ mặt của ngành dịch vụ CNTT truyền thống. Dưới đây sẽ là những gì ngành công nghiệp Outsourcing đang phản ứng tương tác với sự phát triển của điện toán đám mây.

Các hợp đồng dịch vụ Outsourcing truyền thống luôn mang những nội dung khá rõ ràng với các máy chủ, các trung tâm dữ liệu, mạng lưới, các chỉ tiêu kỹ thuật, hiệu suất công việc và dòng mã sản phẩm. Sự xuất hiện của điện toán đám mây lại đang làm thay đổi tất cả những điều đó nhờ sự xuất hiện của các dịch vụ CNTT năng động như một cơ sở cần thiết cho những viễn cảnh công nghệ dành cho doanh nghiệp.

Nhờ các dịch vụ đám mây điện toán, nhiều đơn vị CNTT sẵn lòng đi trước một bước hơn trong việc tạo ra các tùy biến: Chúng giúp các hãng CNTT dần loại bỏ được những chi phí vốn khá tốn kém từ cơ sở hạ tầng đến các phần mềm tiếp cận khách hàng và những vấn đề trung gian khác. Và hệ quả là, điện toán đám mây đang làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt của các dịch vụ CNTT truyền thống.

Susan Tan, giám đốc dịch vụ CNTT và nghiên cứu nguồn lực của Gartner cho rằng: “Điện toán đám mây là bước chuyển cơ bản của các công ty trong việc chi tiền và tiếp cận các dịch vụ CNTT”. Trên thực tế, Gartner dự đoán cho đến năm 2012, 20% công việc kinh doanh sẽ là ảo và không có bất kỳ tài sản CNTT nào. Đây sẽ là người thay đổi cuộc chơi dành cho các nhà sản xuất dịch vụ Outsourcing, từ các nhà cung cấp và tư vấn dịch vụ “onshore” đến dịch vụ thuê ngoài, các nhà tích hợp hệ thống đến các nhà sản xuất mới riêng biệt, nhằm làm cuộc chơi tốt hơn hoặc xấu đi.

Phil Fersht, sáng lập viên của công ty tư vấn dịch vụ thuê ngoài Horses for Sources cho rằng: “Nếu điện toán đám mây chỉ là một ngành khai thác các cơ sở hạ tầng đắt đỏ, rắc rối và không thân thiện với môi trường trong đó, Amazon và các công ty khác phân phối các năng lượng điện toán, thì điện toán đám mây đơn giản chỉ là ngành cung cấp các ích lợi về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, nếu để các dữ liệu và trình ứng dụng được lưu giữ bên ngoài đám mây, người sử dụng liệu có cần phải tự mình quản lý chúng nữa không? Người sử dụng có thật sự cần phải đạt được các lợi ích cạnh tranh đi cùng với việc thực hiện các hợp đồng bảo hiểm? Hay đã đến lúc tìm kiếm các nhà cung cấp dịch vụ có chức năng quản lý trình ứng dụng, cơ sở hạ tầng có liên quan và thực hiện các giao dịch chưa?”

Fersht gọi các dịch vụ đám mây là nền tảng cho các giải pháp nguồn dành cho doanh nghiệp thế hệ kế tiếp. Ông tin rằng các dịch vụ đám mây sẽ làm cho quá trình phân phối truyền thống của các dịch vụ CNTT hiệu quả hơn và tiết kiệm chi phí hơn. “Chúng cũng giúp tạo ra một cơ cấu phân phối cho các dịch vụ gia công thực sự. Thế hệ dịch vụ thuê ngoài mới này có khả năng mở ra những giá trị to lớn cho khách hàng”.

Mối đe dọa đối với dịch vụ Outsourcing CNTT truyền thống

Các thỏa thuận dịch vụ Outsourcing CNTT truyền thống với sự chú trọng chủ yếu và tài sản sẽ không thể biến mất trong một sớm một chiều. Nhưng thời điểm ấy đang đến rất gần.

Tan cho biết: “Trong khi tỷ lệ chấp nhận các dịch vụ đám mây vẫn còn rất thấp thì các bên tham gia dịch vụ Outsourcing cần phải học cách thích nghi với sự thay đổi này. Thời của các trung tâm dữ liệu đang dần thu hẹp lại. Có nhiều loại dịch vụ Outsourcing xoay quanh việc các nhà phân phối bên ngoài quản lý tài sản của các phòng CNTT, bao gồm cả cơ sở hạ tầng và các trình ứng dụng. Điều này cũng sẽ bị giảm đi trong tương lai. Các bên tham gia dịch vụ Outsourcing cần phải đầu tư vào các dịch vụ đám mây hay dựa trên đám mây và đầu tư vào cả các rủi ro đã được cận biên hóa”.

Khi ký một hợp đồng Outsourcing CNTT, các bên tham gia thường trông đợi ở một kết quả tốt hơn, nhanh hơn cũng như rẻ hơn. Ngày nay, thậm chí họ còn kỳ vọng ở một mô hình mới. Fersht cho biết “việc chuyển khách hàng sang một mức cao cấp hơn đang ngày càng trở lên hiệu quả hơn. Người ra quyết định của các doanh nghiệp cũng không còn hứng thú với các thỏa thuận cũ rích, khó hiểu, và thường bị hạn chế”.

Khá nhiều các nhà cung cấp dịch vụ CNTT truyền thống và các nhà thầu offshore đang bắt đầu đưa dịch vụ đám mây vào trong danh mục của mình, hoặc ít nhất là cũng thể hiện ý định thực hiện điều đó. Doug Plotkin, giám đốc của nguồn Mỹ cho PA Consulting Group cho rằng: “Dù điện toán đám mây có trở thành một mô hình kiểu mẫu hay không thì các nhà cung cấp dịch vụ cần phải phản ứng lại với điều đó”.

Các bên tham gia dịch vụ Outsourcing cần thiết kế được các trung tâm dữ liệu dựa trên đám mây và dành cho đa khách hàng để làm giảm chi phí cũng như tăng cường tốc độ cung cấp dịch vụ.

IBM Global Services và HP đang cung cấp đến khách hàng nhiều loại hình dịch vụ mới, từ cơ sở hạ tầng cho tới kho dữ liệu. Infosys cũng đang cung cấp các dịch vụ CNTT trọn gói và các quá trình kinh doanh, Source To Pay dành cho quá trình mua bán hàng hóa, Hire to Hire dành cho bên nhân sự trên nền tảng “trả tiền trên mỗi lần sử dụng”, áp dụng dựa trên một đám mây. Wipro Technologies cũng đang khai thác một đám mây điện toán trung tâm để nghiên cứu tiềm năng của xu thế này. Patni Computing Systems đang chào bán một “dịch vụ gia tốc đám mây” nhằm giúp các nhà thiết kế chuyển sang các mô hình dựa trên đám mây trong đó có mô tả quá trình thực hiện bên trong và đang được kiểm nghiệm.

Tan cho biết: “Các bên tham gia dịch vụ Outsourcing, với sự khôn ngoan của mình, sẽ khai thác lợi ích của cơ hội này để có thể có được các dịch vụ đám mây của các Outsourcing để có thể tự mình trở thành các nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Những hợp đồng mang đầy tính cải tiến như thế có thể mở ra các thị phần mới đầy tiềm năng cho họ, ví dụ như thị phần các doanh nghiệp vừa và nhỏ”.

Theo Fersht, các bên tham gia dịch vụ thuê ngoài không phát triển các lựa chọn đám mây sẽ phải thương lượng với các đối tác của mình. Nếu không, họ sẽ có thể bị rớt lại phía sau các nhà cung cấp khác nắm bắt tình hình nhanh nhạy hơn.

Theo Fersht, “khách hàng quan tâm đến việc liệu các thông tin mật của họ có được giữ cẩn thận hay không và phần nhiều trong số các khách hàng này mong muốn thông tin của họ sẽ được một nhà cung cấp dịch vụ tin cậy cất giữ hơn là một đối tác dịch vụ của họ. Việc sáp nhập giữa các dịch vụ cơ sở hạ tầng và các nhà cung cấp BPO trong một vài tháng tới sẽ không phải là điều đáng ngạc nhiên”.

Một vài năm tới, các dịch vụ đám mây sẽ tách rời với CNTT cơ bản. “Các bên tham gia đang đẩy mạnh các dịch vụ arbitrage nhân công tiêu chuẩn. Các giải pháp của thế hệ tiếp theo sẽ cần đến các phương pháp quản lý và độ linh hoạt cao hơn để nắm được các phương cách làm việc mới này. Có vẻ như xu thế này sẽ phân chia lại địa hạt cung cấp”.

Nhưng theo Plotkin của PA Consulting, các nhà cung cấp truyền thống cũng nên giảm bớt áp lực lên các quá trình biến đổi đám mây. “Các hãng lớn nên nghiên cứu thị trường trong các lĩnh vực họ có thể tham gia mà không cần ra nước ngoài mà vẫn có thể hoàn toàn thiết kế lại các giải pháp và các cơ cấu phân phối. Hầu hết công việc kinh doanh của các hãng này trong vài năm tới sẽ vẫn được tích hợp với các giải pháp riêng biệt cho các khách hàng lớn nhằm hỗ trợ trong các môi trường phức tạp".

Các hãng mới và các nhà tư vấn sẽ chiến thắng trong ngắn hạn

Các cơ hội lớn nhất dựa trên điện toán đám mây sẽ đến với các thành viên mới của khu vực dịch vụ Outsourcing, như Salesforce.com, Rackspace's Jungle Disk (các kho dữ liệu đám mây được mã hóa và các tài liệu backup được tự đông hóa sử dụng Amazon S3) và Dropbox (các dữ liệu chia sẻ dựa trên đám mây).

Plotkin cho biết: “Các hãng nhỏ hơn nên sử dụng các đám mây như một “công cụ đánh tỉa” để cạnh tranh với các hãng lớn”.

Các nhà tư vấn và nhà tích hợp hệ thống sẽ được lợi từ sự xuất hiện của các doanh nghiệp điện toán đám mây trong ngắn hạn trong khi thị trường vẫn đang nảy sinh khá nhiều tranh cãi. Theo Tan, trong khoảng trung hạn, họ sẽ có được doanh thu ròng mới từ các kế hoạch và chính sách đám mây, các thiết kế đám mây tư nhân và công cộng, và hỗ trợ các nhà cung cấp phần mềm độc lập.

Cũng theo Tan, “một vấn đề cũng quan trọng không kém nhưng thường bị bỏ quên, đó là những ảnh hưởng gián tiếp của các công việc xuất phát từ kết quả của các mô hình đám mây, ví dụ như việc hợp nhất các trình ứng dụng và tỷ lệ hóa danh mục, hỗ trợ các CIO tìm ra chi phí của việc cung cấp các dịch vụ đám mây bên trong doanh nghiệp. Mặc dù vẫn tồn tại một vài đe dọa khá nghiêm trọng, nhưng những đe dọa này chỉ thực sự nguy hiểm trong các giai đoạn dài hơi hơn”.

Câu hỏi đưa ra ở đây là liệu các thành viên trong thị trường các dịch vụ đám mây, bao gồm các nhà cung cấp dịch vụ CNTT truyền thống, các bên tham gia dịch vụ gia công offshore, các nhà tư vấn và các nhà tích hợp hệ thống, các nhà cung cấp mới xuất hiện, sẽ xác định vị trí của mình như thế nào trong trật tự thế giới dịch vụ thuê ngoài mới này.

Fersht cho biết: “Chúng ta đã biết rằng từ năm 1995, thương mại điện tử đã là tương lai của ngành bán lẻ, nhưng thật sự phải mất đến một thập kỷ để điều đó được chấp nhận rộng rãi. Cũng phải mất từ 3 đến 5 năm để điện toán đám mây hoàn toàn trở thành một nền ngành cung cấp các tiện ích kinh doanh đến người sử dụng, nhưng chúng ta có thể chắc chắn rằng hạt giống của nó đã được gieo và gốc rễ đang dần thành hình”.

Theo QuanTriMang (CIO)



Bình luận

  • TTCN (0)