Thời gian vừa qua, chiến dịch Thanh tra bản quyền phần mềm đã được thực hiện khá mạnh với tần suất dày, thường xuyên. Đây là động thái cụ thể nhất nhằm đạt mục tiêu giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm của Việt Nam. Thế nhưng, dù ít dù nhiều, tất cả những doanh nghiệp bị đoàn thanh tra liên ngành “sờ gáy” về đều vi phạm về bản quyền phần mềm.
Từ những cuộc thanh, kiểm tra thực hiện dưới nhiều hình thức: đột xuất có, tạo thành chiến dịch có, kết quả thu được rất khả quan. Ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đánh giá, rất nhiều các doanh nghiệp liên doanh, các công ty Nhà nước lớn đã chấp hành tốt việc tuân thủ quyền tác giả phần mềm. Ý thức tôn trọng bản quyền phần mềm của cộng đồng doanh nghiệp cải thiện nhiều. Đây là một tín hiệu tích cực.
Tuy vậy, cũng theo ông Thành, tại đa số các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì tình trạng vi phạm tràn lan vì vẫn còn tâm lý ỷ lại cho rằng việc thanh tra chỉ thực hiện ở các doanh nghiệp lớn.
Để chứng minh ý kiến này, ông Thành đã đưa ra hàng loạt những vụ vi phạm đã bị đoàn phát hiện và xử lý. Gần đây, ngày 25/3, Đoàn thanh tra liên ngành bao gồm Thanh tra Bộ Văn hóa - Thể Thao và Du lịch và Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công An) tiến hành thanh tra công ty Cổ phần Nam Hà Việt (NAHAVI), - một công ty cổ phần 100% của Việt Nam kinh doanh nguyên vật liệu, vật tư, phụ tùng sắt thép có địa chỉ tại khu Công nghiệp Tân Bình, Tp. HCM.
Tại Công ty này, Đoàn Thanh tra liên ngành đã kiểm tra 50 máy tính sử dụng cho hoạt động kinh doanh của công ty và phát hiện hầu hết các phần mềm cài đặt đều không có bản quyền. Theo đó, 50 phần mềm Microsoft Window XP Profesional 2002, 49 phần mềm Microsoft Office 2003 và rất nhiều các phần mềm của Lạc Việt MTD 2002 và các phần mềm khác như Adobe Photoshop CS, Adobe Acrobat Pro 7 được cài đặt bất hợp pháp trong 50 máy tính của NAHAVI.
Lĩnh vực kiến trúc xây dựng, trong cuối tháng 3, khi lực lượng thanh tra liên ngành kiểm tra Công ty Cổ phần Phát triển Kiến trúc Xây dựng C.A.D và Công ty CP Phát triển nhà Deawon - Thủ Đức, cũng phát hiện sử dụng phần mềm bất hợp pháp nhưng ở các mức độ khác nhau. Những công ty này đã cài đặt các phần mềm cơ bản có bản quyền nhưng đa số các phần mềm khác được cài đặt trong các máy tính phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty thì đều không có bản quyền.
Tại công ty Cổ phần Phát triển Kiến trúc Xây dựng C.A.D, lực lượng thanh tra liên ngành kiểm tra 13 máy tính và phát hiện số lượng lớn các phần mềm vi phạm bao gồm các phần mềm chuyên dụng như: AutoCAD; Autodesk 3 DS Max- Adobe Photoshop CS; Adobe Acrobat 7-8 Pro và các phần mềm khác như LacViet MTD2002 và các phần mềm khác như Microsoft Office.
Một tín hiệu đáng mừng là trong cuộc thanh tra được thực hiện cùng đợt tại Công ty CP Phát triển nhà Deawon - Thủ Đức, hầu hết các phần mềm cơ bản như Microsoft Window, Microsoft Office đều đã được công ty mua bản quyền. Tuy vậy, vẫn còn một số phần mềm chuyên dụng như AutoCAD và 9 phần mềm LacViet MTD 2002 vẫn là các phần mềm bất hợp pháp.
Sau nhiều năm thanh tra bản quyền phần mềm hầu hết chỉ tập trung tới các công ty nước ngoài, năm nay đối tượng thanh tra được mở rộng tới cả các công ty vừa và nhỏ của Việt Nam. Động thái này cho thấy bản quyền phần mềm không còn là vấn đề “nương nhẹ” nữa mà quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực này đã thực sự được quan tâm.
Tình trạng vi phạm bản quyền phần mềm tràn lan không chỉ gây tổn thất cho ngành phần mềm nước nhà mà còn ảnh hưởng tới uy tín của quốc gia. Đã đến thời điểm các doanh nghiệp nên nhìn nhận vấn đề bản quyền phần mềm một cách nghiêm túc để tránh những rắc rối về pháp lý, ảnh hưởng đến uy tín của công ty.
Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTM ngày 29/02/2008 hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo văn bản này, người có hành vi xâm phạm quyền tác giả hoặc quyền liên quan theo điều 28 hoặc điều 35 của Luật Sở hữu trí tuệ sẽ bị coi là "gây hậu quả nghiêm trọng" nếu xâm phạm với quy mô lớn, mục đích thương mại, hoặc hàng hóa vi phạm có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên có thể bị xử lý hình sự theo khoản 1 Điều 131 Bộ luật Hình sự, nếu có đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm.
Theo VnMedia
Bình luận
Đã ăn sâu vào thói quen của người Việt rồi. Nhưng một điều phải công nhận, là nhờ những phần mềm bị bẻ khóa ấy mà người VN mới có cơ hội tiếp cận tin học nhanh như thế.
Có thể có những ý kiến về việc sử dụng phần mềm mã nguồn mở thay cho phần mềm thu phí, Linux miễn phí thay cho Windows, OpenOffice.org thay cho Ms Office... nhưng vấn đề đầu tiên chính là phần lớn người VN tiếp xúc, sử dụng và thuần thục ấy là Windows và những phần mềm chạy trên đó. Và những phần mềm chuyên ngành có giá rất đắt cũng hỗ trợ Windows mà thôi. Họ cần giải quyết công việc, và cần một môi trường làm việc thuận lợi.
Ở một công ty có vốn đầu tư hoàn toàn từ Nhật, họ trang bị tất cả máy tính của mình đều là phần mềm bản quyền, từ cơ bản đến chuyên ngành. Có 1 máy bị lỗi ổ cứng. Không biết anh IT cũ "cất" thông tin đăng kí sản phẩm ở đâu, làm anh IT mới ko thể nào tìm thấy. Nên đành cài AutoCad 2007 crack cho anh kỹ sư nước ngoài nọ. Anh kỹ sư không quan tâm đến việc sử dụng phần mềm bản quyền hay không mà chỉ quan tâm công việc của mình từ phần mềm đó. Thế là hàng trăm máy, hàng trăm phần mềm có bản quyền sót 1 phần mềm bẻ khóa...
Nếu sử dụng Linux, phải có giáo án, hướng dẫn, đào tạo lại từ đầu cho người dùng đã quen hay chưa quen dùng Windows. Số tiền đào tạo, thời gian đào tạo có nhiều không? Đấy là chưa kể sự đa dạng của Linux trong việc lựa chọn, hơi rối trong việc sử dụng (đơn cử như cài đặt bằng dòng lệnh, cài từ file .rpm, .deb, .gz ... Trong Windows đơn giản hơn nhiều, chỉ cần double click lên định msi hoặc exe.
Mình không nghĩ vậy !
Bây h cài phần mềm trên Linux còn dễ hơn Windows.
Bạn chỉ cần vào Ubuntu Store ( Ubuntu) chọn phần mềm là nó tự động cài !
Mấy thằng ôn trên báo "Làm bạn với máy vi tính " và Echip toàn chỉ cách cài qua dòng lệnh , làm cho mọi người mới nhìn vào là đã sợ.
Nhiều thằng éo biết gì mà cứ cho rằng ta đây tài giỏi , viết được mấy bài tầm thường về Linux.
Rõ chán !
Ngọc Huy nói rất đúng. Thât khó để cho người Việt có thể 100% sử dụng phần mềm hợp pháp. Điều kiện kinh tế của nước ta chưa thể nào sánh được với các nước trong khu vực chứ chưa nói gì đến các cường quốc trên thế giới. Mức thu nhập bình quân đầu người dưới 1000USD. Trong khi một phần mềm bản quyền hợp pháp có giá vài trăm, thậm chí vài nghìn USD.
nếu có kiểm tra hay xử lý vi phạm thì xử lý những người dùng pmem của việt nam mình không bản quyền thôi, ví dụ như Bk hay lạc việt.còn mấy anh office hay window thì k ệ, mình xử người mình thì bọn microsoft chúng nó cũng chẳng khen, hehe, mình nghĩ thế. ai crack dc thì cứ crack mà dùng.....
Cực chẳng đã mới xài phần mềm lậu. Chứ có tiền thì xài bản quyền thích hơn. Cái gì cũng tăng, chỉ có lương là ko tăng.
Thêm cái hay nữa là cái gì đã tăng giá là ko có cửa... giảm.
Lương ba cọc ba đồng trong khi phần mềm nước ngoài vài trăm dollar hoặc hơn là thường. Vd như phần mềm Visual Studio chẳng hạn. Giá trên dưới 10.000 $. Hix
bao giờ mới có thể ?
lương thì ba đồng 7 hào mà sài phần mềm bản quyền cái gì chứ ?
mua máy tính xong mua bản quyền win và office là bán nhà luôn rồi ? chưa nói tới phần mềm chuyên nghành cái nào đụng vào cũng hơn 1000$, trong khi tiền VNĐ thì mất giá .........
nếu như bắt sài bản quyền chắc 90% người việt mua máy tính về đắp chăn để đó lâu lâu ngắm chơi cho vui mắt