Trở lại thời điểm vào những năm 90, mảnh đất cho hệ điều hành trên máy tính để bàn vẫn còn rất rộng lớn. Sự lựa chọn sử dụng hệ điều hành nào trong các tổ chức IT, đối với người quản lý IT vẫn còn rất thoải mái, từ Mac OS rồi Windows (dưới tên gọi NT và 95). Mảnh đất màu mỡ này cũng không nằm ngoài sự chú ý của nhà cung cấp workstation Unix, và ngay lập tức những nghiên cứu, ứng dụng bắt đầu nhằm vào máy tính để bàn.
Nhưng sau những năm 90, có vẻ như cuộc tranh đua đã không còn xít sao như trước nữa khi mà kẻ dẫn đầu đã bỏ rất xa những người còn lại. Cho tới bây giờ, rõ ràng là gã khổng lồ Microsoft đang chiếm lĩnh thị trường hệ điều hành dành cho desktop, tuy vậy những người làm IT vẫn không ngừng nghỉ tìm kiếm một sự đổi mới thay thế.
Bước vào thế giới Linux
Nổi bật trên tất cả, “chú ngựa đen” Linux đã khiến nhiều người tin rằng cuộc chơi sẽ thay đổi. Hiện nay, một số nhà cung cấp phần cứng có ảnh hưởng lớn như Dell đã bắt đầu đề nghị cài đặt hệ điều hành Linux, sự chuyển đổi này khiến cho người ta nghĩ sự thay đổi đang bắt đầu diễn ra, đã tới lúc Linux giành giật thị trường hệ điều hành cho máy tính để bàn?.
Nhưng thật không may mắn, mặc dù đã có những bước đi thần tốc (đáng chú ý là Ubuntu) – Linux vẫn chưa thể nào bước tới được tất cả người dùng cuối cũng như là các tổ chức hay doanh nghiệp.
Hãy xem một ví dụ như thế này, khi Dell đưa ra lời đề nghị sử dụng Linux, một kỹ sư giỏi về máy tính đã ngay lập tức mong muốn công ty của mình sử dụng dòng máy tính có cài đặt Linux (có nhận được sự hỗ trợ đầy đủ từ Dell). “Không” đó là câu trả lời mà người kỹ sư nhận được từ ban quản lý. Máy tính Linux chỉ là một sự lựa chọn cho những người không thích Windows. Người sử dụng vẫn sẽ tiếp tục phải trả tiền cho hệ điều hành, một khoản tiền không nhỏ khi có thể tiết kiệm được.
Tương lai phía trước
Nhìn lại quá khứ có thể thấy rằng Linux đã bước đi một con đường rất dài, nhưng có lẽ nó vẫn còn chưa đủ. Những phần cứng mới nhất, tốt nhất hàng ngày được sản xuất ra vẫn chưa hỗ trợ driver đầy đủ cho Linux. Như vậy là phải tiếp tục chờ đợi cho tới khi có một nhà cung cấp nào đó quyết định đánh bạc với số phận của mình khi đầu tư hỗ trợ đầy đủ cho hệ điều hành Linux, còn hầu hết các cửa hàng bán đồ IT đều không hề bận tâm tới việc giá thành có thay đổi giữa Linux và Windows.
Giá thành chỉ là một yếu tố. Tuy hầu hết tất cả các hệ điều hành Linux đều là miễn phí, nhưng thực tế rằng giá thành của các phần mềm trên máy chỉ chiếm khoảng 10% tổng giá trị của một chiếc PC được bán ra.
Thêm vào đó nhân tố quan trong nhất chính là việc Linux thiếu đi các ứng dụng thuộc dạng must-have (phải có). Điều đáng chú ý nhất đối với các doanh nghiệp, đó là Linux chưa tương thích hoàn toàn với Microsoft Office. Hiện nay Linux cũng đã có gói phần mềm văn phòng cho riêng mình (OpenOffice) nhưng thực tế rằng gần như tất cả các tổ chức, công ty đều đang phụ thuộc vào gói ứng dụng của Microsoft. Nếu sự tương thích và tương tác dưới 100% thì đó không phải là con số mà giới doanh nghiệp mong muốn.
Không chỉ doanh nghiệp mà người dùng cuối cũng bị ảnh hưởng, ví dụ như không hề có một phiên bản iTunes nào trên Linux,…
Cuộc đuổi bắt 22
Như vậy là sự tìm kiếm để thay đổi ngai vị của Microsoft trên thị trường hệ điều hành cho máy tính để bàn vẫn còn tiếp tục. Việc Dell cung cấp máy tính chạy Linux là một điều rất thú vị, nhưng có lẽ vẫn là chưa đủ và chúng ta vẫn sẽ được chứng kiến một cuộc rượt đuổi vòng quanh -22 – nhà cung cấp thì chờ đợi người tiêu dùng chấp nhận, ngược lại người tiêu dùng thì chờ đợi nhà cung cấp phân phối.
Đối với thời điểm bây giờ và trong một tương lai gần thì thế giới vẫn là của Microsoft, Linux vẫn tiếp tục chuyến hành trình lý tưởng của mình. Tất nhiên ngoài ra vẫn còn phải chú ý đến một gã thứ 3 trong cuộc đua này Mac OS X của Apple.
Bùi Bình (theo TechNewsWorld)
Bình luận