Doanh nghiệp cho rằng điều luật quản lý sẽ ngăn cản sự phát triển, còn cơ quan quản lý cấp sở lại nêu quan điểm cần kiểm soát chặt chẽ hơn.
Sáng 13/4, tại Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo Quy chế quản lý trò chơi trực tuyến. Lý giải cho việc ra những điều luật quản lý mới, Thứ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Đỗ Quý Doãn cho biết trong thời gian qua, xã hội đã có nhiều luồng ý kiến xung quanh trò chơi trực tuyến. "Phần lớn đều mong muốn làm thế nào để quản lý tốt game online, vì đâu đó vẫn có game bạo lực, không hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục VN. Cá biệt, có những học sinh, sinh viên chơi ngày, chơi đêm bỏ bê học hành, rồi vi phạm pháp luật để có tiền tham gia thế giới ảo", Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn, Trưởng Ban soạn thảo quy chế quản lý trò chơi trực tuyến, nói. "Thực tế cho thấy ngành công nghiệp giải trí trực tuyến mới phát triển ở VN trong thời gian ngắn, nhưng đã góp phần rất lớn vào việc phát triển Internet. Ngoài ra, cũng giải quyết lượng việc làm lớn, đã đầu tư sản xuất phát hành trò chơi thuần Việt và một năm nộp ngân sách Nhà nước khoảng 60 triệu đến 70 triệu USD".
Trưởng Ban soạn thảo quy chế quản lý trò chơi trực tuyến ghi nhận, dư luận đang chỉ trích game online vì những những hậu quả mà nó gây ra, nhưng không một ai dám khẳng định rằng mọi tệ nạn sẽ biến mất hoàn toàn nếu Chính phủ cấm không cho trò chơi trực tuyến phát hành: "Một số nước có nét tương đồng về nền văn hóa với chúng ta như Trung Quốc, Hàn Quốc... đã làm rất tốt việc kích thích ngành công nghiệp game online phát triển, đồng thời cũng có những điều luật quản lý chặt chẽ".
Thay mặt cho Ban soạn thảo, ông Lưu Vũ Hải, Cục trưởng cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, giới thiệu những điểm mới trong dự thảo. Đáng chú ý có những vấn đề như điều 13 quy định trò chơi trực tuyến sẽ được phân loại theo 2 yếu tố: loại hình game (đơn giản hay bình thường) và đối tượng người chơi (dành cho game thủ từ 18 tuổi trở lên hoặc không hạn chế tuổi).
Khoản 3 của điều này cũng quy định rõ game online được xếp loại ưu tiên là trò chơi không hạn chế về độ tuổi người tham gia, có nội dung kịch bản thể hiện rõ ràng mục đích giáo dục, quảng bá truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, giới thiệu đất nước, con người Việt Nam. Những sản phẩm còn lại là trò chơi trực tuyến không ưu tiên.
Về quy định giờ chơi cũng có sự thay đổi khi game online đơn giản và không hạn chế đối tượng thì được cung cấp dịch vụ liên tục 24 giờ/ngày. Đối với các trò chơi trực tuyến còn lại, doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ từ 8h sáng đến 22h đêm. Khoản 2 của điều 14 cũng quy định đại lý Internet chỉ cho người chơi game online từ 8h sáng đến không quá 22h đêm, và không cho phép game thủ là học sinh phổ thông lớp 1 đến lớp 12 chơi trong khoảng 8h đến 17h. Trò chơi thuộc dạng ưu tiên thì có mức giới hạn giờ chơi 5 giờ mỗi ngày, các game còn lại là 3 giờ mỗi ngày.
Đại diện cho VTC Intecom, ông Nguyễn Lâm Thanh, Phó giám đốc phụ trách chiến lược, không phủ nhận việc phải kiểm soát việc cấp phép trò chơi trực tuyến, nhưng cho rằng doanh nghiệp phát hành game online được pháp luật cho phép hoạt động nên cấm mở server sau 22h là chưa hợp lý.
Đứng từ góc độ người quản lý tại cơ sở, ông Trần Vĩnh Sa, Phó phòng thông tin điện tử, Sở Thông tin và Truyền thông TP HCM, lại cho rằng quy định trong dự thảo là hợp lý: "Chúng tôi kiến nghị không khuyến khích phát triển trò chơi trực tuyến, nên áp dụng quản lý game online như rượu, thuốc lá, thậm chí là ma túy. Cần kiểm soát người chơi như phương thức quản lý thuê bao điện thoại cố định. Các sở ban ngành ở địa phương cần được giao quyền thẩm định, và có thể yêu cầu ngưng hoạt động của sản phẩm trực tuyến tại đó, nếu phát hiện nó có tác động tiêu cực đến người dân".
Ông Lê Hồng Minh, Tổng giám đốc VNG, phân tích những người chơi vô độ phần lớn là trẻ vị thành niên. "Quản lý game thủ trong độ tuổi này thuộc về gia đình và các địa điểm dịch vụ Internet. Rất vô lý nếu quy trách nhiệm này cho phía doanh nghiệp cung cấp dịch vụ. Nếu buộc tắt server từ 22h đêm đến 8h sáng sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của những người trưởng thành, khách hàng trả rất nhiều tiền cho doanh nghiệp, và cũng khiến hoạt động duy trì trò chơi gặp nhiều khó khăn".
"Hiện nay những ý kiến về tác động tiêu cực đều không rõ ràng. Vì nếu sản phẩm đó xấu, kích động bạo lực, khiêu dâm tại sao lại được Nhà nước cấp phép. Do vậy, biện pháp quản lý giờ chơi theo dạng hành chính kiểu 'vẫn được sử dụng, nhưng chỉ một ít thôi', áp dụng cho tất cả mọi người, không phân biệt nhu cầu, hành vi, người sử dụng dịch vụ là ai, như thế nào... sẽ ảnh hưởng đến doanh nghiệp trong vấn đề vận hành, làm việc với đối tác nước ngoài...", ông Lê Hồng Minh nói.
Tổng giám đốc VNG cũng nêu rõ quan điểm, mọi nhà cung cấp đều buộc người sử dụng trước khi tham gia đều phải đăng ký đầy đủ số chứng minh thư nhân dân, nhưng không thể biết được họ dùng thông tin đăng ký thật hay giả: "Vì thế, để làm tốt hơn nữa, tôi nghĩ cơ quan chức năng nên thiết lập một database về nhân thân trên Internet, từ đó doanh nghiệp sẽ sử dụng để quản lý tốt hơn".
Có mặt trong buổi hội thảo, anh Bùi Xuân Long, một "nhân sĩ" Võ lâm truyền kỳ, lập luận, cộng đồng game thủ hiện nay đa phần là những người ở độ tuổi trưởng thành, tự ý thức và chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành vi của họ trước xã hội, gia đình, nên quy định giới hạn giờ chơi đã ảnh hưởng đến nhu cầu giải trí của cá nhân. "Tôi đi làm đến 17h rồi về nhà, sinh hoạt cá nhân, chơi với con cho đến lúc cháu ngủ khoảng 22h. Nếu lúc này, cơ quan quản lý bắt tắt server, chúng tôi sẽ mất quyền lợi giải trí cùng game online", anh Long nói.
Tuy nhiên, các đại diện của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng và tỉnh Nghệ An đều phủ nhận những vấn đề được đại diện doanh nghiệp và game thủ nêu ở trên. Các cơ quan này đều hoan nghênh những điều luật quản lý mới trong dự thảo, và góp ý chỉnh sửa câu từ cũng như yêu cầu cần kiểm soát chặt chẽ game online hơn nữa.
"Nếu quy định trong dự thảo được thực hiện, game thủ sẽ lách luật bằng cách chơi ở các server nước ngoài. Khi đó, doanh nghiệp trong nước sẽ bị thiệt hại nặng còn tính hiệu quả của quy định sẽ rất thấp", ông Nguyễn Lê Trung, Giám đốc đối ngoại AsiaSoft, bày tỏ mong muốn Nhà nước có những điều chỉnh hợp lý hơn.
Đã có nhiều ý kiến yêu cầu giải thích rõ khái niệm trò chơi đơn giải và trò chơi bình thường. Thay mặt Ban soạn thảo, ông Lưu Vũ Hải cho biết, việc phân loại trò chơi sẽ do hội đồng thẩm định nội dung kịch bản trò chơi trực tuyến của Cục quản lý phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử tiến hành.
Ghi nhận các ý kiến đóng góp, Thứ trưởng Đỗ Quý Doãn khẳng định Quy chế sắp được ban hành sẽ điều chỉnh hợp lý những vấn đề "nóng" xung quanh việc quản lý game online. "Chúng ta không nên quá cực đoan, cần bình tĩnh đánh giá những vấn đề tốt xấu. Văn bản mới sẽ hài hòa những vấn đề kiểm soát và kích thích ngành game online phát triển", Thứ trưởng nói.
Theo GameThu
Bình luận
Lại không có phương pháp quảng lí => cấm đoán. Cách điều hành quen thuộc của các bộ ban ngành đây mà, cấm chơi sau 22h là điều không thể chấp nhận được với bất kì đối tượng nào, nó vi hiến dưới mọi góc độ
Làm quản lý ở Việt Nam thật quá dễ, cái nào quản lý không được là cấm. Mình thấy hút thuốc có hại sức khoẻ mọi người, mà chưa thành viên hút phà phà có thấy ai nói gì đâu.
Có khả năng không?
Liệu Việt Nam có khả năng quản lý datbase nhân thân cũng như thông tin của khách hàng được ko? rồi khi thông tin cá nhân bị lộ ai sẽ là người chịu trách nhiệm? bạn đang mơ về 1 nước Mỹ! nhưng cũng có thể đó nếu chúng ta mạnh như Mỹ!.
Đồng ý
Cấm chơi game như vậy xét chung là có lợi, chỉ thiệt là thiệt cho những người ham chơi thôi. Hoan hô nhà nước. Hạn chế càng nhiều trẻ em chơi và nghiện game online càng tốt.
Nếu chế độ chơi game dưới 5h/ngày đc quản lí tốt thì ko cần phải sử dụng những gàn buộc khó chấp nhận như thế này
Chắc......
Mai mốt con mấy ổng ra đường ku gái không dc chắc cấm mọi người luôn qua'.......... ^^
Góp ý
Anh Bùi Xuân Long nói rằng anh chỉ chơi game sau 10 giờ đêm, cứ cho rằng bác cày 6 tiếng (vì Bác là gamethủ cơ mà), vậy 4 giờ sáng bác mới ngủ và 6 giờ sáng đi làm. Về mặt lý thuyết suy ra bác đến cơ quan để ngủ gật à. đề nghị Công ty xem lại tư cách làm việc của bác này.
Nếu mọi hậu quả đều quy cho từ phía gia đình, không cần các cơ quan liên quan (nhà trường, xã hội..) thì các tội phạm cần gì phải có luật pháp để điều chỉnh các hành vi của họ. Do vậy tôi cho rằng việc hạn chế chặt chẽ giờ chơi game là cần thiết nếu như không muốn nói là sống còn để hạn chế các tiêu cực do việc nghiện game gây ra. Chính phủ không vì mối lợi kinh tế kếch sù của các doanh nghiệp PHG đem lại mà sao nhãng tương lai của thế hệ trẻ.
Tôi đã chứng kiến con nghiện game, có thể thấy đau lòng về nhân cách của họ. Cơ quan có trách nhiệm nên lưu ý điều này.
Do anh Long trong bài không trả lời được, mình trả lời giùm cho. Không phải game thủ là phải chơi 6h/ngày bạn à. 6h/ngày là bằng thời gian làm việc luôn rồi! Theo thống kê của 4000 người tại poll/15455 thì 1 người chơi trung bình chưa đến 2h/ngày, tức là anh Long ngủ trước 12h.
Vì giả thuyết chơi đến 4h sáng của bạn sai, nên phần sau của câu "nếu..." mình khỏi bàn tiếp.
Người ta sinh ra để làm việc và giải trí, nhưng không nên dành quá nhiều thì giờ để giải trí anh Bùi Xuân Long ạ. Là cán bộ cấp Phòng, anh chơi nhiều làm ít, do anh thức quá muộn (4 giờ sáng mới ngủ), tôi mà gặp anh có lẽ cũng xin chào anh với một nụ cười ....Cơ quan anh vẫn khen anh hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ à?. Nếu vào cơ quan tôi, chắc anh thuộc diện dư dôi từ lâu rồi!
Tôi ko thích chơi game online,nhất là game online ở việt nam.Nhưng tôi thật sự không đồng ý với cách quản lý như thế này.Thật sự đồng ý với anh Hoàng Tú,quản lý 5 giờ chơi là hoàn toàn hợp lý,hay như HÀn Quốc,đăng ký bằng số CMND.Còn xin lỗi 2 anh lương tâm với lại tâm huyết,cách nhìn của 2 anh quả thực phiến diện.Tại sao những quốc gia khác,những game thủ Mỹ,Nga,Hàn họ được gọi là chuyên nghiệp,tại sao ơ đó game vẫn đựoc coi là một bộ môn giải trí thoả mãn nhiều yếu tố?ko hề bị coi là thiếu lành mạnh.Thực sự 2 người cũng chẳng khác gì cái ngày xưa khi mà người ta coi truyện tranh là một thứ vô bổ,thậm chí có hại.Con cái cách anh lương tâm đánh giá anh Long,thật sự tôi chỉ thấy ở anh là một kẻ nông cạn,quy chụp mà thôi.Còn đừng nói rằng Mỹ khác,ta khác.Các anh sẽ càng làm xấu mặt chính mình đấy.Dù sao tôi thích thế này hơn:mỗi tài khoản đăng kí bằng số chứng minh(hàn quốc làm được),tài khoản trẻ vị thành niên có thể áp dụng dự thảo này.Điều đó là hoàn toàn hợp lý.
Gửi Chính Quang Bình
Đọc nhận xét của Anh Chính Quang Bình, tôi có một số nhận xét sau:
- Trình độ văn hoá thể hiện qua nhận thức về mặt trái của Gameonline rất kém, nếu như không muốn nói là anh này đã quá mụ mẫm khi chơi gameonline
- Văn phong có lẽ còn không bằng trẻ em lớp 1. Thô lỗ, nghèo nàn, hằn học
- Đây quả đích thực là một mô hình game thủ có mái tóc vàng hoe, chân đi dép lê, khuôn mặt đen xạm vì thức thâu đêm, chắc là do ăn ngủ tại quán net nhiều qúa.
- Đúng là hình ảnh của Bùi Xuân Long khi còn là học sinh cấp 3.
Tôi cá với các bạn rằng anh Bùi Xuân Long là con người láng cháng vì ăn khoẻ, chơi khoẻ (tốn thời gian) - sao làm việc được (còn thời gian đâu mà tạo ra sản phẩm được). Đây không phải là một game thủ mà là một cờ bạc thủ thì đúng hơn. Vinh hạnh thay cho Komatshu Group !!!!
Quay lại vấn đề hạn chế mặt trái của gameonline, theo tôi việc tắt các máy chủ sau 22 giờ đêm là phù hợp với quy luật sinh học và xã hội, chỉ cần chúng ta đảm bảo lợi ích của các doanh nghiệp PHG bằng cách có thể giảm % thuế cho họ và một số ưu đãi khác..., khi đã thương thảo được việc cắt giảm giờ phát hành trò chơi. Hơn nữa, bản chất việc hạn chế game là nhằm vào đối tượng thanh, thiếu niên khi mà họ chưa ý thức được cái giá phải trả cho sự phí tổn thời gian vào đó, vậy chúng ta hãy quản lý cơ chế hoạt động của các quán net (ví dụ phạt nếu cho h/s vào chơi trong giờ học...).
Góp ý
Tôi ủng hộ Thứ trưởng Nguyễn Quý Doãn, T.s Trần Vĩnh Sa, Lãnh đạo Sở VH-TT Hải Phòng, Nghệ an, T/p HCM vì các lập luận về quản lý giờ chơi game của các vị này đều xuất phát từ những vấn đề bức xúc của xã hội , quyền lợi của cả một thế hệ trẻ của đất nước: việc các nhà PHG tắt các server sau 22 gìơ là hợp lý, phạt các đại lý Net cho các cháu h/s vào chơi game trong giờ học là hợp lý, chúng ta có thể vẫn tạo điều kiện cho các nhà sản xuát game (thực ra đa phần là copy game ) bằng một số ưu đãi (thuế, cơ chế khác).
Tôi phản đối các ý kiến của ông Bùi Xuân Long (ông này cho rằng đối tượng chơi game là thanh thiếu niên là ít (!!!!!). ông này còn cho rằng sau 22 giờ đêm mới được chơi game - Vậy ông thức hàng đêm đến 1- 2 giờ sáng a? Chắc là đến công sở chơi lén lút chăng, hay vạ vật? Đất nước có các công chức như ông này thì gay quá, nghe nói ông này còn hô hào các thành viên bang hội ủng hộ nhau, lấy hiải thưởng game để ủng hộ các cháu nghèo khuyết tật không có điều kiện học tập. (Lố bịch quá). Nếu ông lấy tiền bằng lao động tạo sản phẩm cho các cháu thì tốt quá, ai lại lấy tiền chơi game cho các cháu.
Ý kiến
Ý kiến khach1 hay quá!
Cả xã hội đang lao động kiếm sống, trang trải cuộc sống, trang trải cuộc sống, chơi game cũng vừa phải thôi. Hôm nay nghe tin có một thanh niên lớp 11 phải cấp cứu sút 9 kg do chơi game mà lo ngại quá. Cá nhân Bùi Xuân Long tươi cười lấy tiền thưởng chơi game làm từ thiện cho các học sinh nghèo, xem mà buồn quá!!!
Ý kiến
Ý kiến khach1 hay quá!
Cả xã hội đang lao động kiếm sống, trang trải cuộc sống,chơi game cũng vừa phải thôi. Hôm nay nghe tin có một thanh niên lớp 11 phải cấp cứu sút 9 kg do chơi game mà lo ngại quá. Cá nhân Bùi Xuân Long tươi cười lấy tiền thưởng chơi game làm từ thiện cho các học sinh nghèo, xem mà buồn quá!!!
Bình luận bị ẩn
Dọc tin
Exvacator - Là cái máy xúc đất, rác, đá . Bùi Xuân Long đang là cái máy xúc đất đá đem lên cho các con nghiện game ngửi. Thực dân Pháp đầu độc dân ta trước đây bằng rưọu và các thú vui như leo cột mỡ. Vô hình dung hàng vạn các trẻ em nghiện game, bỏ học, có hành vi bạo lực phần lớn là do game tạo nên. Không phủ nhận mặt tốt của gameonline nhưng hãy nhìn vào mặt trái của nó. Bùi Xuân Long là tay nghiện game, bỏ học cấp ba có gì đâu mà các ông lăng xê tay này quá. cày mãi là giỏi thôi! Ông này làm cho công ty nào ấy nhỉ. Quý công ty hãy xem lại ông này!
Kiểu gì đây
việc cấm đoán trên là một hệ luy của việc thiếu năng lực quản lí.hết...ai hiểu sao thì hiểu
Xem tướng
Khuôn mặt anh Trần Vĩnh Sa - thể hiện con người có trách nhiệm
Khuôn mặt anh Nguyễn Quý Doãn - đang bức xúc vì vấn nạn Gameonline.
Khuôn mặt Lê Hồng Minh: Trông thể hiện sự bần hàn về tình cảm, nhất là cái miệng như miệnh chó - Anh này đang hút máu các con nghiện game. - Con cái sẽ tuyệt mệnh.
Khuôn mặt Bùi Xuân Long: toát lên kẻ nịnh bợ, lừa đảo,
đất nước này nên loại ra khỏi xã hội Lê ồng Minh, Bùi Xuân Long - những kẻ sống trên máu đồng loại.
Sao bọn người này không đột tử đi nhỉ./.
thêm 1 sát thủ đang hot nghiện game online............
http://bit.ly/rtOB15