Để tăng cường tính bảo mật của khách hàng, các nhà mạng khuyến khích người dùng đăng ký mật khẩu cá nhân. Với mật khẩu này, bạn sẽ yên tâm hơn vì ai đó biết được thông tin cá nhân của bạn nhưng sẽ không làm gì được nếu không cung cấp được mật khẩu cá nhân khi thực hiện các yêu cầu có liên quan đến số thuê bao của bạn với nhân viên của mạng đặc biệt là đối với các tổng đài viên.

Theo thông tin từ các nhà mạng, có nhiều khách hàng gọi lên tổng đài để khiếu nại rằng số thuê bao của họ đang dùng bỗng bị chặn cuộc gọi đi nên không thể thực hiện cuộc gọi được. Và đến khi bộ phận kỹ thuật tiếp nhận để xử lý mới phát hiện ra lý do, có ai đó (có thể là người thân hoặc bạn bè) của người khiếu nại đã biết thông tin đăng ký của số thuê bao và gọi lên tổng đài yêu cầu chặn sim. Dĩ nhiên, tổng đài viên trước khi chặn đã yêu cầu cung cấp đủ và đúng thông tin cá nhân. Để giải quyết những bức xúc đó của khách hàng, các mạng di động xiết chặt hơn nữa tính chính xác và yêu cầu chính đáng trước khi chặn hoặc các yêu cầu liên quan của người yêu cầu đồng thời nhà mạng cũng khuyến khích khách hàng của mình đăng ký mật khẩu cá nhân để những sự cố trên được hạn chế và không xảy ra nữa nhằm mang đến cho người dùng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

Ảnh

Đối với Viettel, nhà mạng này đã cung cấp mật khẩu cá nhân từ trước nhưng mới đây- ngày 01/06/2010, công ty Viễn thông Viettel thực hiện thay đổi cú pháp của mã số cá nhân. Theo đó, mã số cá nhân sẽ có thêm chức năng mới là định danh khách hàng khi thực hiện các giao dịch sau bán hàng với Viettel. Mã số cá nhân còn được dùng để tra cứu thông tin chi tiết cước tại các điểm giao dịch hoặc qua Call Center của Viettel.

Để được cấp hoặc tra mã số cá nhân, khách hàng chỉ cần soạn tin: TRAMA<dấu cách>SốTB1 <dấu cách>SốTB2 <dấu cách> SốTB3 gửi 143 (miễn phí). Trong đó: SốTB1, SốTB2, SốTB3 là các số thường xuyên liên lạc trong 60 ngày gần nhất.Để đổi mã số cá nhân, khách hàng soạn tin: DOIMA<dấu cách>Mã cũ<dấu cách>Mã mới<dấu cách>Mã mới gửi 143 (miễn phí). Trong đó: (MA CU) là mã số cá nhân cũ của khách hàng. (MA MOI) là mã số cá nhân mới khách hàng cần đổi. (MA MOI) là mã số cá nhân mới khách hàng cần đổi. (để xác nhận mã mới).Để hủy mã số cá nhân, khách hàng soạn tin: HUY<dấu cách>Mã số cá nhân gửi 143 (miễn phí). Trong đó: "Mã số cá nhân" là mã số cá nhân của khách hàng.

Lưu ý: Các số thuê bao đã có Mã số cá nhân trên đầu số 143 trước ngày 01/06/2010 vẫn được bảo lưu Mã số cá nhân cũ.

Nhà mạng Mobiphone thì yêu cầu khách hàng phải đúng chủ thuê bao cầm theo chứng minh nhân dân ra các cửa hàng chính của Mobiphone để yêu cầu nhân viên giao dịch đăng ký mật khẩu cá nhân cho mình.

Riêng mạng di động Vinaphone vẫn chưa chính thức cung cấp dịch vụ đăng ký mật khẩu cá nhân cho người dùng. Song việc bảo mật và thực hiện chặn cuộc gọi khẩn cấp trong các trường hợp mất sim hay mất máy được nhà mạng này thực hiện rất “nghiêm ngặt”. Vinaphone sẽ không chặn cuộc gọi nếu bạn không bị mất sim hoặc mất máy. Theo mạng di động này, nếu khách hàng gọi lên tổng đài bằng một số thuê bao vinaphone khác và yêu cầu chặn cuộc gọi đi khẩn cấp một số thuê bao nào đó của mình để tránh tình trạng ai đó nhặt được sử dụng hết tiền trong tài khoản khi mất sim hoặc mất cả sim lẫn máy. Khi đó, tổng đài viên tiếp nhận sẽ có nhiệm vụ kiểm tra người yêu cầu có thực sự là chủ của thuê bao bị mất hay không? (họ tên, ngày sinh, số chứng minh nhân dân, ngày cấp) và sẽ kiểm chứng một lần nữa bằng cách gọi vào số điện thoại yêu cầu chặn, nếu không liên lạc được hoặc xác nhận người đang nhận cuộc gọi không phải là người yêu cầu… khi đó, nhân viên của nhà mạng sẽ tiến hành chặn theo yêu cầu của khách hàng.

Hãy đăng ký mật khẩu cá nhân để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất từ nhà mạng cũng như đảm bảo tính bảo mật của cá nhân và đặc biệt tránh được những mong muốn “đáng tiếc” xảy ra với số thuê bao của mình.



Bình luận

  • TTCN (0)