Ảnh minh họa

Hiện các mạng di động đang lao vào cuộc chiến giảm cước, thế nhưng các chuyên gia cho rằng nên cạnh tranh bằng dịch vụ và thương hiệu. Báo Bưu điện đã phỏng vấn bà Cathaya Xu, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Xu hướng tiêu dùng Trung Quốc của Ericsson về vấn đề này.

Theo bà yếu tố nào kích thích phát triển 3G ở một thị trường sử dụng công nghệ GSM?

Việt Nam mới phổ biến 3G, từ kinh nghiệm các nước châu Âu, Mỹ thì chính việc xuất hiện các dòng điện thoại mới Android Phone, Smartphone, iPhone, các thiết bị kết nối không dây Dongles, USB đã thúc đẩy sự phát triển 3G. Người ta tính được khoảng 70 - 80% lưu lượng là do các dòng Smartphone tạo ra. Khách hàng không quan tâm đến công nghệ đằng sau dịch vụ. Trung Quốc có 3 chuẩn 3G tuy nhiên người sử dụng không bị ảnh hưởng vì sự khác biệt về công nghệ mà họ tận hưởng các dịch vụ.

Các mạng di động Việt Nam đang triển khai 3G nhưng số lượng người dùng 3G chưa nhiều, theo bà điều gì là cần thiết để kích cầu thị trường 3G tại các thị trường chủ yếu là thoại?

Tại Thuỵ Điển, giai đoạn đầu của 3G cũng có sự dè dặt. Nhưng chính công nghệ HSPA đảm bảo chất lượng đối với các dịch vụ cung cấp, do vậy các nhà mạng cung cấp một gói cước trọn gói trong đó người dùng được tự do trải nghiệm mà không phải quan tâm tới mức chi phí tính theo từng lượng dữ liệu sử dụng.

Ở Việt Nam đang có cuộc chạy đua giảm cước mạnh. Theo dự báo của Frost Sullivan, Việt Nam đang trong cuộc chiến giảm cước và có nguy cơ đổ vỡ thị trường. Làm sao vẫn tạo ra cạnh tranh nhưng không đổ vỡ thị trường?

Giai đoạn đầu ở Trung Quốc, 3 nhà mạng cũng sử dụng chính sách giá thấp để cạnh tranh. Nhưng rồi chính họ bị tổn thương. Giờ đây, họ cạnh tranh bằng dịch vụ và thương hiệu. Trên thị trường, luôn có khách hàng ưa thích giá thấp nhưng vẫn có phân khúc khách hàng khác có nhu cầu khác để chinh phục và đáp ứng chính xác cái họ mong muốn. Do đó phân khúc thị trường rất quan trọng.

Một số nước đưa ra chính sách giá sàn để ngăn chặn cuộc chiến về giá, ví dụ ở Campuchia. Đó có phải là cách đúng để chặn cuộc chiến về giá không?

Ở châu Âu, các nhà mạng thường hướng tới việc cung cấp sản phẩm chất lượng để thu hút người sử dụng và tạo ra lợi nhuận. Về vấn đề này, Ericsson ConsumerLab có nghiên cứu về cách các nhà mạng tạo nên sự khác biệt và giá thấp không phải là yếu tố duy nhất tạo nên tính cạnh tranh, ít nhất là sự cạnh tranh dài hạn.

Cảm ơn bà!

Theo ICTnews.




Bình luận

  • TTCN (0)