Logo buglabs

Theo một nghiên cứu gần đây thì phần mềm mã nguồn mở (Open software) hiện đang phát triển rất mạnh mẽ, và xu hướng trên thế giới cũng đang dần chuyển sang sử dụng những phần mềm nguồn mở này, đã xuất hiện phần mềm nguồn mở thì ắt sẽ xuất hiện phần cứng mở, và thực sự điều đó đang đến gần hơn với những người chuyên về thiết kế phần cứng.

Theo một cuôc phỏng vấn của báo Gizmodo mỹ với giám đốc Peter Semmelhack của Bug labs - một công ty chuyên về các sản phẩm phần cứng dựa trên nguồn mở. Và câu hỏi đầu tiên được đặt ra cho ông đó là tại sao phần cứng nguồn mở ra đời và khi nào thì những phần mềm nguồn mở sẽ không bị xung đột khi kết hợp với các thiết bị phần cứng?

Để trả lời cho câu hỏi này Peter đã nói rằng việc ra đời những thiết bị phần cứng nguồn mở và kết hợp với phần mềm nguồn mở chính là xu hướng phát triển của công nghệ, và Bug labs đã nhận định được điều này, tuy nhiên để tạo ra được một sản phẩm theo hướng "mở" cho cộng đồng người sử dụng thì đang là một vấn đề gặp rất nhiều khó khăn, và Bug labs đang dần giải quyết những khó khăn này.

Bạn có thể xem đoạn video trên quay lại buổi phỏng vấn thú vị này tại đây.

ngotrung (Theo gizmodo.com)


Bình luận

  • TTCN (6)
Nemo Nguyen  21665

Bao giờ sinh viên có thể lập trình thiết bị phần cứng (em C, VHDL...) như gõ Word và giá 1 bo mạch FPGA rẻ bằng 1 CD phần mềm cracked... thì sẽ có "open hardware" Big Grin

Hùng Mạnh  312

Khi nào xúc cát lên thành mạch thì mới làm được, bây giờ vẫn phải phụ thuộc vào mấy thằng Xilinx, TI, Atmel,... dài dài.

Ngô Trung  631

Khi software Open source ra đời đâu có ai nghĩ rằng sẽ kiếm được lợi nhuận từ đó, nhưng hiện tại việc cung cấp các ứng dụng đi kèm, bảo trì hệ thống dựa trên nguồn mở đã mang lại doanh thu cho những Programmer. Vậy tại sao chúng ta không nghĩ đến điều này cũng có thể áp dụng cho Hardware chứ ;D

Minh Đăng

Có phải "open source" luôn dựa vào những người đóng góp đơn lẻ?

Quan điểm mới của "open source" hình như không còn là làm chơi trong thời gian rảnh rỗi nữa rồi. Các trường ĐH đầu tư tiền vào các công trình PhD để làm phần mềm open source. Hướng hardware chắc cũng phát triển kiểu đó, họ đầu tư vào để chia sẻ thành quả nhằm hoàn thiện nhanh hơn. Sinh viên thì... lên lab của trường mà làm thôi.

Nemo Nguyen  21665

Phần cứng phức tạp hơn phần mềm rất nhiều: 1 chương trình phần mềm thì đôi lúc 1 cá nhân 1PC có thể ngồi viết được... trong khi 1 con chip phần cứng đơn giản nhất phải do 1 tập thể và trang thiết bị phức tạp mới sản xuất được.

1 vấn đề nữa chính là các giao thức (gọi là chương trình tích hợp) nạp cho các thiết bị phần cứng đều được đăng ký "bản quyền" bởi các tập đoàn hết. Chính vấn đề "bản quyền" này cũng cản trở việc "open". Chưa kể việc vấn đề "sử dụng phần cứng như thế nào" và nhiều "bản quyền" khác còn thuộc những tổ chức quốc tế và là nguồn thu nhập chính của tác tổ chức này (như IEEE hay ITU), do vậy họ cũng sẽ cản trở việc open phần nào.

Open hardware còn xa...nhưng ko phải là không thể

Minh Đăng

Phần mềm open source được tái sử dụng toàn bộ những gì người đi trước đã làm. Trong khi phần cứng thì không có chuyện người ta... đưa phần cứng cho nhau để phát triển tiếp. Như vậy open source hardware chắc chỉ có thể gồm: thiết kế mạch firmware thôi nhỉ?

Nếu đúng thế thật thì việc bản quyền liên quan đến cơ chế nạp cũng có thể được bỏ qua (anh nạp thế nào tùy anh, miễn sao cho người khác reuse phần thiết kế là được).

Open source phần cứng có lẽ không mang lại nhiều ích lợi cho người phát triển nhỉ. Có lẽ phải bổ sung thêm vào luật open source phần cứng: ưu tiên thị trường (địa lý) cho những người tham gia phát triển, ví dụ anh A làm ở VN rồi anh B làm ở Mĩ, thì anh B không được xâm phạm thị trường của người đã phát triển trước mình. ;D