Sân bay Quốc tế Đà Nẵng đã đón những bước chân đầu tiên của các cao thủ vào sáng 11/6/2010

Trưa ngày 11/6/2010, khu du lịch Lăng Cô (TP. Huế) đã chào đón những bước chân đầu tiên của 10 cao thủ đại diện của 10 môn phái trong game Võ Lâm Truyền Kỳ (VLTK) đến đây để thi đấu vòng Thập Cường trong khuôn khổ giải Võ Lâm Minh Chủ. Chốn “non nước hữu tình” tại đây như làm cái nóng mùa hè dịu mát hơn để thập đại cao thủ bước vào những trận đấu gay cấn nhất.

Sau những chuyến bay xuất phát từ hai đầu cầu Hà Nội và TP. HCM, sáng ngày 11/6/2010, 10 cao thủ đã đến sân bay Đà Nẵng. Từ đây, chuyến hành trình về khu du lịch Lăng Cô được bắt đầu. Đây sẽ là “đỉnh Hoa Sơn” trong thế giới võ hiệp để các anh tài tham gia luận kiếm.

Ảnh
Các cô gái địa phương đã có mặt từ rất sớm để chào đón những người bạn.

Chào đón thập đại cao thủ là các cô gái xinh đẹp cũng là game thủ địa phương với không khí thân tình, bè bạn. Các cao thủ thoáng ngạc nhiên rồi “vỡ òa” trong niềm vui khi được chào đón theo nghi thức vừa long trọng, vừa gần gũi.

Ảnh
Không khí thân tình của những người bạn

Như sống trong vòng tay bè bạn, sau cái nhìn bỡ ngỡ vì chưa thực sự quen biết nhau ngoài đời, các game thủ nhanh chóng bắt chuyện và say sưa hòa nhập vào đề tài quen thuộc: “game VLTK”. Bữa trưa với những món đặc sản địa phương níu giữ những cảm xúc của du khách vừa mới đến. Những cảm xúc đầu tiên trôi qua nhẹ nhàng, thập đại cao thủ tiếp tục chuyến hành trình đến Lăng Cô (cách sân bay Đà Nẵng 30 km).

Ảnh
Cùng lưu lại khoảnh khắc đáng nhớ

Sự có mặt của Thập cường cùng phái đoàn Ban tổ chức giải đấu Võ Lâm Minh Chủ làm khu du lịch Lăng Cô như sôi động hẳn lên. Một góc mỹ cảnh yên ả thường lệ bỗng khoác lên mình nét mới mẻ hơn bởi những con người trẻ, nhiệt thành cả trong công việc thường ngày và niềm say mê khám phá trò chơi mình yêu thích.

Ảnh
Chuyến xe tiếp nối hành trình về Khu du lịch Lăng Cô

Ảnh
Bữa đặc sản đầu tiên ấm cúng

Xa rời những bộn bề cuộc sống hàng ngày, những game thủ có mặt tại đây như trút bỏ hết những nhọc nhằn sau lưng để bước vào ba ngày thư giãn đầy ý nghĩa. Dù những trận đấu sẽ diễn ra hết sức căng thẳng nhưng sau tất cả đó là sự kết giao bằng hữu giữa những con người cùng chung chí hướng.

Ảnh
Khu du lịch Lăng Cô như sôi động hẳn lên với sự xuất hiện của Thập Cường

Ngày mai, 12/6/2010, vòng Thập Cường sẽ chính thức diễn ra. Nhà phát hành VNG – đơn vị tổ chức giải đấu sẽ ghi lại từng thước phim sự kiện này và chuyển tải đến cộng đồng game thủ tại trang chủ VLTK.

Trang chủ: http://volam.zing.vn.



Bình luận

  • TTCN (12)
Han_doi_vo_doi  113

bài viết bựa vãi lúa, viết điêu vãi cả hàng Laughing nào là những ngừoi cùng chí hướng Laughing

Đặc sản gì mà ảnh chụp chỉ thấy 2 cái bánh đa với cốc beer Big Grin

tác giả hình như chưa đến lăng cô lần nào hay sao mà viết chủ quan vãi, giống như làm văn miêu tả ở phổ thông ấy Big Grin

Lần đầu tiên nghe Lăng Cô thuộc thành phố Huế cơ đấy :D.

nguyễn Thành Long  32

sặc

ghê thiệt. Lúc đi thì mỗi anh có 2 em hộ tống 2 bên. Ngồi thì ngồi cạnh 1 em cũng coi là áo 2 dây, quần ngắn

ko biết mí em chơi game được lv nhiu ha ?

du-hi

toàn làm chuyện nhảm nhí không

SOS

Thật sự tức cười. Làm như họ là anh hùng nghĩa hiệp thật sự vậy. Thử hỏi một ngày cài Game dưới 6 tiếng thì có được kết quả như vậy không? Bao nhiêu thời gian, tiền bạc, trí lực đổ vào đó. Sao anh hùng không giỏi ra biên giới, hải đảo, ra Trường Sa, Hoàng Sa mà bảo vệ Tổ quốc? Anh hùng gì mà chỉ biết ngồi nhà chơi, ích kỷ, ích cả chữ "nhân".

Không hiểu họ nghĩ gì, cha mẹ nuôi lớn, thầy cô dạy dỗ, bạn bè, xã hội vung đắp cho thân dài, vai rộng, có sức, có trí, vậy mà tối ngày cắm đầu vào game, rồi xư vương, xưng hùng.

Thử xem một năm Game Online và Game thủ đem lại bao nhiêu lợi ích cho xã hội? Số đó có bằng 0,00001% với số hao tốn vào điện, vào hạ tầng mạng, vào thời gian, trí óc và bao thứ khác như trộm cắp. Bao nhiêu cuộc đời đã điên loạn vì game, bao nhiêu người cha, người mẹ đã đau lòng, bao nhiêu cái chết thương tâm, bao nhiêu mần tri thức đã bị huy hại vì lao đầu vào game rồi.

Những lợi ích nhỏ nhoi bề nổi chủ yếu là để PR chứ thấm vào đâu so với tác hại khủng khiếp của nó. Nếu ai nói Game Online là chất độc maù da cam của thời đại thì điều đó cũng không sai. 

Nước mình còn nghèo, trong khi trẻ em Tây Nguyên còn phải đu dây cáp qua sông để đến trường mà các bạn còn ngồi đó nói chuyện "Võ lâm" được sao? Lương tâm của các bạn ở đâu? Dù muốn dù không, đời người cũng không qua khỏi trăm năm, mong các bạn hãy suy nghĩ, dùng đầu óc mà cha mẹ, thầy cô, xã hội đã nuôi dưỡng bạn để suy nghĩ, hãy làm điều gì đó thật sự có ích.

Riêng với góc độ những người có tâm huyết với công nghệ. Tôi mong các bạn đừng vì cái lợi nhỏ mà tiếp tay cho một tệ nạn đang làm cả xã hội nhức nhối, đang từng ngày từng giờ ăn mòn đầu óc của thế hệ trẻ.

Thân,

Hiếu Tròn  25905

SOS bức xúc lắm hay sao mà đánh máy sai nhiều chổ quá. Smile

Trần Huệ  26647

Nếu thật sự Game online nguy hiểm như SOS nói thì hoàn toàn sai. Bởi cái gì cũng có lý của nó, Game online tồn tại được cũng có cái lý riêng của nó, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước khác trên thế giới Game online cũng phát triển rất mạnh, các game thủ nhiều người coi nghiệp Game cũng là một công việc và nó cũng được trả lương xứng đáng với công sức mà người chơi đầu tư. Nếu nó thật sự là một tệ nạn thì chắc chắn pháp luật Việt Nam đã có lệnh cấm giống như cờ bạc vậy?

Có chăng người chơi, những người trẻ tuổi đã không biết tự làm chủ chính mình trước những cám giỗ đó, để rồi làm ảnh hưởng đến mình, gia đình và xã hội. Cũng có rất nhiều người chơi Game nhưng họ không "nghiện" đến quên ăn học và công việc.

SOS

Có thật bạn không biết hay cố tình không biết? Tạo sao GO vẫn tồn tại ư? Tại vì món lợi khổng lồ mà nó mang lại cho các công ty. VNG ra sức phát triển, quảng bá, chạy chọt để phát triển GO không vì doanh số hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm thì vì cái gì? Vì tương lai của Việt Nam chắc? Hay vì sợ giới trẻ Việt Nam không có gì để chơi?

Việt Nam và thế giới không cấm, vì nó giống như thuốc lá, luôn có nhu cầu, phải có, cho nó tồn tại, nhưng không có nghĩa là khuyến khích nó, PR nhảm nhí cho nó. Tác hại của GO còn hơn thuốc lá nhiều lần, bù lại nó cũng mang lại doanh số không lồ cho nhà phát hành. Các bạn chiệu khó đọc báo sẽ biết, hôm qua Quốc Hội đang nói về vấn đề này, bạo lực xã hội, bạo lực học đường, cùng bao hiện tượng khác có nguồn gốc từ GO là không hiếm.

        Có chăng người chơi, những người trẻ tuổi đã không biết tự làm chủ chính mình trước những cám giỗ đó, để rồi làm ảnh hưởng đến mình, gia đình và xã hội. Cũng có rất nhiều người chơi Game nhưng họ không "nghiện" đến quên ăn học và công việc.

Vốn dĩ người trẻ tuổi đang lớn, đang học hỏi, đang chống chiệu sự cám dỗ, những bài PR thế này giúp ít cho họ chăng? Có lẽ suy nghĩ của bạn giống các tiểu thuyết Trung Quốc (vốn là cảm hứng của các GO), cám dỗ người ta đến chổ hiểm nghèo để người ta tự biết vươn lên. Xin lỗi, đó chỉ là tiểu thuyết thôi bạn, còn thực tế, muốn giới trẻ phát triển, không phải đẩy họ vào GO rồi đến đường cùng, tổn hao trí lực, trộm cắp, gây tội ác, tan nát tương lai rồi để họ học cách đứng dậy. Thử hỏi có bao nhiêu người đứng dậy từ đó được? Mà có đứng lên được thì họ đã không còn tuổi trẻ, không còn kỹ năng để sống, đã bao người tan nhà nát cửa.

Cái họ cần là sự giáo dục, chỉ cho họ cái đúng cái sai, cho họ học tập, lao động, rèn luyện kỹ năng sống, tìm việc, vào đời, xây dựng đất nước. Thử hỏi có bao nhiêu người chơi game như một nghề và được trả lương để sống? Giả sử có điều đó thì dần dà xã hộ sẽ đi theo hướng bỏ cái thực, theo cái ảo, bỏ công việc thực, làm công việc ảo, xã hội như vậy có tồn tại không? Xin thưa, cái xã hội mà con người không lao  động để sống, chỉ cần vác gương giáo đi lang thang chỉ tồn tại trong Game thôi, ngoài đời tuyệt đối không có.

Hãy tưởng tượng, trong khi một phần các bạn trẻ đang cần mẫn học tập, làm việc, cống hiến, một bộ phận khác thì lại đang lao đầu vào thể giới ảo, xưng vương, xưng hùng, vậy bạn muốn bộ phận nào có số lượng nhiều hơn? Bài PR thế này nó đem lại tác dụng thể nào? Tốt cho xã hội hay tốt cho VNG? (Các) bạn là những người làm làm IT, các bạn muốn thấy một người dùng máy tính, lặng lẽ code từng dòng, hay muốn thấy một người ngồi chơi game, hò hét, chửi thề, đập bàn phím, đập chuột bôm bốp?

Tôi không đánh đồng tất cả, không phải chơi Game (hay Game Online) thì ai cũng xấu, nhưng một trò giải trí thuần giải trí và vô bổ như thế thì không cần PR rầm rộ vậy đâu, không cần phát triển khủng khiếp đến vậy. Thử hỏi công nghiệp Game không mang lại lợi nhuận quá dể dàng, quá lớn thì VNG có nhiệt tình vậy không? Các bạn có đăng những bài thế này không.

Về nguyên tắc và phát lý các bạn không có gì sai, việc các bạn PR thế này là hoàn toàn chính đáng, tuy nhiên, xét dưới góc độ lương tâm nghề nghiệp, lương tâm con người thì các bạn có thật sự hài lòng về những bài viết thế này?
 

congdongthongtin.com

rất đồng ý với quan điểm của SOS !!!

congdongthongtin.com

Nếu nó thật sự là một tệ nạn thì chắc chắn pháp luật Việt Nam đã có lệnh cấm giống như cờ bạc vậy?

hè hè: cái này đã nói nhiều lần rồi, luật pháp chỉ là "tương đối", không phải cái gì cấm là có hại, mà cũng không phải cái gì không cấm là không có hại

vì sao trước kia internet bị cấm tại VN ? lợi hay hại ? và vì sao bây giờ nó phát triển ? lợi hay hại ?

bây giờ cá độ bóng đá bị cấm vì luật nó thế ? nghe đâu có dự án sẽ mở cá độ, casino trong tương lai nhưng do nhà nước quản lí, vì sao thế ? vì luật nó thế !?!

ngay cả hút thuốc là 1000% có hại thế mà vẫn bán, vẫn sản xuất, vì sao thế ? vì luật nó thế !!! ha ha ha !

Han_doi_vo_doi  113

Bố Trần Văn Huệ này nói chuyện bựa vãi lúa, nếu như ko muốn nói là ...

Ko biết bồ có bị cận nặng ko mà chỉ nhìn được gần thế ko biết :)). Ko biết bồ bao nhiêu tuổi mà có cách suy nghĩ rất "trẻ trung" , "trong sáng","hồn nhiên" và "ngây thơ" giống như mấy em học sinh cấp 2 ấy Laughing

article/17744

Có thêm 1 bài nữa, ko biết sao 2 bài của 2 người khác nhau mà trong bài viết lại bảo Lăng Cô (TP.Huế), Lăng Cô và Thành Phố Huế chẳng liên quan gì nhau cả, Lăng Cô nó thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, còn TP Huế và Lăng Cô nó cách xa nhau lắm Laughing

Hiếu Tròn  25905

Trích một đoạn dẫn lời Phó Thủ tướng tại kỳ họp Quốc hội:

Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân cho biết tình trạng bạo lực học đường, bạo lực ngoài xã hội có phần do giới trẻ “làm theo các trò chơi trên mạng”. Ông Nhân dẫn ra các con số đáng sợ: “77% trò chơi trên mạng là bạo lực, 9% là cờ bạc, chỉ 14% là bóng đá, múa và đua xe. Thống kê tại năm TP lớn thì có 2/3 số học sinh tiểu học chơi từ 1-8 lần/tuần; THCS là 81%, đại học là 75% số HS, SV chơi. Có em học sinh tiểu học chơi 12 giờ/ngày, học sinh THCS chơi 24 giờ. Đây là nguy cơ rất có thể gây xu hướng bạo lực”.

Hoang Hai Nguyen

Kiểu bài PR kiểu này ko nên xuất hiện

Đọc qua các cm, hầu hết mọi người đều không đồng tinh với bài PR này. Bản thân mình cũng không thích thủ gì điều này. Mới đây, mình có đọc một bài viết về cuộc đấu giá trong VLTK (mình không nhơ rõ lắm, mọi người thông cảm nha), có ông đã đi làm, có 2 con rồi thì phải (?), phát ngôn một câu thế này: "Giá mà cầm Sổ đỏ ở đây thì tôi cũng đem đi cầm để mua được vật phẩm đó"!!! Các vị thấy có hồn nhiên và trong sáng không? 

 Bạn Huệ phát biểu như thế cũng có nghĩa là bạn chưa nghĩ đến tác hại thực sự của GO nói riêng, và game nói chung rồi. Đại đa số game trên thị trường hiện nay ít nhiều đều liên quan đến bạo lực, đua xe, các tệ nạn... Đừng nói là trẻ em, vị thành niên, đến người lớn dính vào thì đều có thể nghiện, như thuốc lá hay ma túy vậy. Game online có một tác hại không lường, đó là nó tạo ra một thế giới ảo, ở đó người ta trút bỏ lớp vỏ thật của mình đế khoác lên một hình tượng nhân vật mới. Các game đều xoay quanh chủ đề kiếm hiệp, giang hồ, nó khơi dậy được bản chất con người và chủ nghĩa anh hùng cá nhân. Đôi khi cuộc đời bên ngoài bon chen, tẻ nhạt và người chơi tìm thấy ở GO mọt thế giới mà họ có thể xưng hùng, xưng bá, thể hiện bản thân. Dần dà, nó trở thành một thứ thuốc nghiện! Cứ như thế, người ta sẽ mất đi kỹ năng sống, mất đi bản tính con người, v.v...

 Bàn về vấn đề cấm đoán game thì quả là 1 câu chuyện còn dài. Pháp luật luôn không thể theo kịp sự phát triển của xã hội, nhất là lĩnh vực internet. Các biện pháp quản lý hiện nay đều chưa mang tính công nghệ cao, chỉ sử dụng việc quản lý thông thường, mà chế độ phạt còn chưa cao, khiến nhiều quán game vẫn còn lách luật được. 

 Việc chơi game hoàn toàn không hề có j là sai trái (xét trên khía cạnh luật pháp chung), nhưng tác hại của việc chơi thường xuyên thì ai cũng thấy rõ ràng. Việc chơi ở mức độ nào, dừng được hay không, văn hóa ứng xử ra sao lại là ở mỗi người, chúng ta cũng không thể đánh đồng chung được. Tuy nhiên điều cần cấm đoán ở đấy phải là thế h ệ trẻ em, bởi trẻ em chưa nhận thức được nhiều những việc làm của mình, đó cũng là thế hệ tiêm nhiễm thói xấu nhanh hơn là việc học cái tốt! Bởi vậy cần phải có rào cản, phải giáo dục... 

 Đôi dòng góp ý như vậy, mong rằng TTCN nên có bài viết khác hơn, nếu có cũng nên dùng từ ngữ đơn giản, thuần báo chí, không nên đưa những từ ngữ thái quá, có tính "kiếm hiệp:" như vậy.