Thu nhập của lập trình viên game được xếp trong diện khá, thậm chí cao trong ngành phần mềm. Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng.
Thu nhập cao vẫn khó tuyển
Một vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp game đã than phiền: Lập trình viên game - Lương cao vẫn khó tuyển người. Nay tình hình này vẫn không được cải thiện, thậm chí còn khó hơn:
Phạm Quang Hưng, CIO một công ty chuyên làm game flash và game cho mobile cho biết: mức thu nhập khởi điểm của lập tình viên game khoảng 500-600 USD/tháng, cao hơn thu nhập của lập trình viên thông thường khoảng 20% - 30% bởi độ khó của công việc và sự khan hiếm về số lượng.
Hưng lý giải, lập trình viên game đang trong tình trạng hiếm nên khó kiếm. Mà hiếm thì quý! Cái khó của việc tuyển dụng này là số lượng lập trình viên đã ít, số người thực sự làm được việc lại không nhiều. Nguyên nhân chủ yếu là trong quá trình học, các học viên không xác định rõ hướng nghề nghiệp của mình, chỉ học lí thuyết chung chung.
Hưng "khuyên" các sinh viên lập trình trong quá trình học nên nghiên cứu chuyên sâu những chuyên đề nhất định, tránh tình trạng "tham lam", cái gì cũng học nhưng không cái gì chuyên sâu, khi ra trường phải mất một thời gian khá dài học việc mới làm việc được.
Ông Nguyễn Võ Minh Khoa, Giám đốc công nghệ công ty E-game cho biết: 4 tháng đăng tin tuyển dụng lập trình viên game mà không có hồ sơ; có những lúc có quá ít hồ sơ để doanh nghiệp lựa chọn, gặp được người nào khá khá là... lấy ngay. Thu nhập của lập trình viên game ở các công ty game hiện nay ở VN không có sự chênh lệch do các công ty phải cạnh tranh gay gắt về nhân sự. Mức thu nhập được tính theo năng lực nhưng thông thường từ 400-500 USD/tháng, những người có kinh nghiệm khoảng 1.000 USD.
Tuyển lập trình viên game ở Hà Nội khó hơn ở TP. Hồ Chí Minh. Những lập trình viên ở Hà Nội biết khá nhiều loại ngôn ngữ lập trình khác nhau nhưng không chuyên về C/C++, C# và đặc biệt là không biết nhiều về game, ông Khoa tâm sự.
Nguyễn Khánh Trung, Giám đốc Trung tâm game miền Nam, Công ty VNG cho biết: Thu nhập khởi điểm của của LTV game từ 400-500 USD; với trình độ cao hơn (senior) tới 1.000 - 2.000 USD, tuy nhiên, rất khó tuyển dụng. Nguồn nhân lực của VNG được tuyển dụng từ những người thích chơi game, các kĩ sư phần mềm, sinh viên năm cuối học lực khá Bách khoa, Học viện Kĩ thuật quân sự, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông...
Những "sinh viên" mới được quy tụ về VNG sẽ được đào tạo các kĩ năng, xây dựng những dự án nhỏ trong khoảng 2 tháng. Sau những khoá này, nhiều bạn có sức bật lớn, thậm chí nhiều bạn lúc đầu chưa từng chơi game nhưng qua đây đều gắn bó, muốn ở lại làm game, Trung cho biết.
Ngôn ngữ lập trình phổ biến trong Game là C/C++, C#, trên các thiết bị di động có thêm Java, với iPhone có thể dùng Objective C, Ruby... Ngoài ra, làm game phải giỏi về thuật toán, các môn tự nhiên như toán, lí, thích game, thích nghiên cứu về game.
Ông Trương Xuân Nam, Giám đốc trường đào tạo lập trình viên Quốc tế Hanoi Aptech cho biết: Lập trình game tương đối khó, đòi hỏi kĩ năng lập trình tốt hơn so với nhiều ngành lập trình khác. Các lập trình viên phải giỏi ngôn ngữ lập trình được sử dụng để phát triển trò chơi, thêm vào đó phải hiểu rõ các thiết bị mà người chơi game sử dụng, như vậy mới có thể khai thác được hết các tính năng của máy chơi game.
Nói tóm lại, để làm LTV game tốt thì cần giỏi cả phần cứng, phần mềm và có sự hiểu biết sâu về hệ thống.
Việt Nam sẽ đào tạo lập trình game?
Theo các chuyên gia về đào tạo, trong khi trên thế giới có khá nhiều học viện đào tạo về thiết kế, lập trình game, một số trường ĐH có khóa học làm game cũng như nghiên cứu các khía cạnh về game đối với xã hội.
Còn trong hệ thống đào tạo CNTT ở Viêt Nam hiện nay, manh mún một vài cơ sở đào tạo về lập trình cho thiết bị di động, thiết kế hoạt hình 2D, 3D, chưa có cơ sở nào triển khai chương trình chuyên cho LTV làm game.
Từ năm 2007, Học viện CNTT NIIT đã trở thành đơn vị tiên phong tại Việt Nam trong việc thực hiện Chương trình đào tạo lập trình game với thời gian học 24 tháng, môn thi trắc nghiệm tư duy logic & tiếng Anh.
Ông Trương Xuân Nam cho biết: Hiện Hanoi-Aptech đang phát triển một chuỗi các môn học liên quan đến lập trình game và thiết bị di động. Dự kiến cuối năm 2010 mới có thể triển khai đào tạo.
Một trong những lí do của việc chưa có chuyên đề riêng cho game vì mục đích đào tạo của Hanoi-Aptech nhắm đến đa số các LTV của ngành CNTT chứ không riêng cho một lĩnh vực cụ thể nào.
Tuy nhiên, thời gian sắp tới một số nền tảng di động sẽ phát triển mạnh và thay thế dần cho PC, vì vậy việc chuyển dần sang game và thiết bị di động là phù hợp với thực tế, ông Nam nhận định.
Theo VietNamNet.
Bình luận
Cháu rất thích ngành CNTT đặc biệt là lâp trinh phân mem! Gia đình đang đinh cho chau du học bên Mỹ ngành này! Liệu cháu có nên theo đuổi ngành này ko? Mấy " sư phụ" cho cháu vài lời khuyên nhé!
Thích là nhích, cho đến khi nhận ra có nên tiếp tục nữa hay ko thì tính tiếp :D, ở đời hp nhất là học & làm những gì mình thích, còn thành công hay ko lại là chuyện khác.
Ngành CNTT của Việt Nam trong những năm gần đây phát triển một cách tự phát không có định hướng thấy mảng nào có lợi cũng tham gia nên không thể có tính chuyên sâu, không thực sự tìm ra thế mạnh để tập trung đầu tư không những thế thực tế mặt bằng nhân lực cũng như công nghệ ta còn thua xa thế giới chính vì vậy CNTT của ta còn lâu mới bắt kịp thế giới nếu cứ pt như hiện nay
Thực sự thì ngành CNTT nước ta tuy có sự tiến bộ rõ rệt trong thời gian vài năm trở lại đây nhưng so với các nước phát triển thì vẫn cần nhiều thời gian để có thể tiến lên 1 tầm cao mới. Tôi cũng học ngành CNTT ra, thực sự trong quá trình học tôi không tập trung cho mình chuyên sâu về 1 mảng nào rõ rệt. Mà thực tế thì hệ thống đào tạo của nước ta vẫn còn rất hạn chế. Lí thuyết nhiều nhưng thực tế ko được bao nhiêu. Hi vọng CNTT của chúng ta sẽ có sự phát triển mạnh mẽ trong những năm tới đây
that kho !
em hok CNTT ma` khong bít sau nay` se~ la`m chi ! vi` van~ dang hok cáj lí thuyết uông ! đau đầu !@