Baidu.com đang thống trị thị trường tìm kiếm tại Trung Quốc

Sau một thời gian vừa đủ để quan sát nền kinh tế Trung Quốc, dễ thấy rằng chính phủ nước này muốn dàn xếp sự cạnh tranh trong những ngành công nghiệp mà họ cho là có tính chiến lược. Thật vậy, Trung Quốc có ba hãng hàng không lớn là China Eastern, China Southern và Air China cũng như ba mạng điện thoại di động lớn là China Mobile, China Unicom và China Telecom.

Và nay, với sự công bố thêm hai công cụ tìm kiếm mới gần đây, có vẻ như lĩnh vực tìm kiếm sẽ tiếp bước các ngành hàng không, mạng điện thoại di động và các nhà cung cấp dịch vụ Internet để trở thành ngành công nghiệp chiến lược, được chính phủ trực tiếp quản lí nhiều hơn. Và có thể Trung Quốc sẽ sớm có đủ ba công cụ tìm kiếm lớn, tương tự như ngành hàng không và mạng điện thoại di dộng.

Đầu tiên là hợp tác về công cụ tìm kiếm được công bố cách đây hơn hai tuần, đó là liên minh giữa người khổng lồ thương mại điện tử Alibaba và cổng web trực tuyến Sohu nhằm nâng cấp công cụ tìm kiếm Sogou.com của Sohu. Sohu cho biết "Alibaba and Yunfeng", quỹ đầu tư được sáng lập bởi chủ tịch Alibaba và Jack Ma, sẽ mua lại 16% cổ phần của Sogou.

16% cổ phần khác của Sogou cũng sẽ được một quỹ liên kết với chủ tịch của Sohu, Charles Zhang, đầu tư. Trong một thị trường tìm kiếm bị Baidu thống trị với 70% thị phần, Google với 24,2%, Sogou chiếm vị trí thứ ba nhưng chỉ với... 0,8% thị phần.

Thứ hai, và cũng là thỏa thuận gây nhiều ngạc nhiên hơn, đó là sự liên kết giữa Xinhua và China Mobile để phát triển một công cụ tìm kiếm mới. Xinhua, một hãng thông tấn thuộc chính phủ, với mạng di động lớn nhất Trung Quốc có vẻ như không phải là những đối tác phù hợp cho việc đầu tư mạo hiểm vào lĩnh vực Internet.

Dù việc đầu tư vào hai công cụ tìm kiếm này được công bố trong cùng một tuần, đặc biệt là sau vụ Google vừa qua, có thể là ngẫu nhiên, nhưng rất ít khi có những thỏa thuận lớn như thế xảy ra một cách ngẫu nhiên, trong một nền kinh tế vẫn còn bị chính phủ kiểm soát nhiều.

Chính phủ Trung Quốc không muốn thấy thị trường bị thống trị bởi duy nhất một công ty nào đó nên chủ động khuyến khích sự cạnh tranh giữa những công ty lớn. Do đó, ngành hàng không đã bị chia nhỏ ra thành ba công ty từ một công ty lớn ban đầu, và thị trường 3G cũng được chia bớt cho những hãng nhỏ hơn: China Unicom và China Telecom.

Giờ đây, kịch bản tương tự cũng sắp xảy ra đối với lĩnh vực tìm kiếm, điều này có nghĩa chính phủ Trung Quốc sẽ xem công cụ tìm kiếm như là một mối quan tâm chiến lược mang tầm quốc gia.

Hãy còn quá sớm để nói điều gì sẽ xảy ra trong thị trường tìm kiếm tại Trung Quốc, nhưng nếu những động thái trên được chính thức thừa nhận nhằm cân đối thị trường, thì sắp tới sẽ có những hành động kiềm chế sự thống trị của Baidu, và thị phần các công cụ tìm kiếm mới sẽ được tăng lên. Điều này có thể tạo nên những thành phần bảo hộ trong những thị trường đang phát triển còn mới mẻ, trước những đối thủ cạnh tranh mới. Sự cân bằng này, nếu xảy ra với quan điểm tìm kiếm là ngành công nghiệp chiến lược như đã đề cập ở trên, sẽ tước đi những cơ hội đối với Google hay các công ty quốc tế khác muốn giành lấy thị phần.

Theo TechCrunch



Bình luận

  • TTCN (5)
congdongthongtin.com

Trung Quốc có vẻ thích xây dựng ngành công nghiệp theo mô hình chân vạc, có từ thời Tam Quốc xa xưa nhỉ

họ làm thế là có tính toán kỹ lưỡng, ai muốn vào cũng khó mà sống

aladeck

Tìm kiếm - ngành công nghiệp chiến lược không chỉ của Trung Quốc

Đa số trong chúng ta mới chỉ sử dụng công cụ tìm kiếm( phổ biến là google) để phục vụ những mục đích cá nhân riêng lẻ nên không thấy hết ý nghĩa của Search Engine.

Ví dụ trong lĩnh vực quốc phòng an ninh, để  nhận biết một đối tượng là nguy hiểm hoặc chặn một đối tựơng(trang web là ví dụ phổ biến nhất). Rõ ràng nếu không áp dụng các công nghệ tìm kiếm sẽ không có đựơc những phương án tức thời.

Vấn đề lựơng dữ liệu ngày càng lớn( do con người và máy móc tạo ra), lằm ngoài khả năng của các hệ cơ sở dữ liệu. Lúc đấy để tìm kiếm, khai phá dữ liệu rõ ràng cần đến công nghệ tìm kiếm.

Cùng với các khái niệm điện toán đám mây, nosql,..( tôi ko lắm rõ những khái niệm này) thì tìm kiếm cũng là một công nghệ của tương lai gần.

Lê Hồng Minh

Tìm kiếm – ngành công nghiệp chiến lược của Trung Quốc?

Nói đi và cũng nói lại, đụng với mấy thằng Tàu, thì chúng ta cũng phải hết sức cẩn thân, luôn luôn có 1 khoảng cách, đề phòng khi nó có khả năng nó sẽ cắn lại chúng ta, không sớm thì muộn nó cũng thâu và tóm chúng ta thôi. Tôi là một doanh nhân, buôn bán va chạm với nó nhiều khi cũng bị lợi dung, nhưng luôn dự phòng 1 khoảng cách. Tóm lại Trung Quốc chẳng tốt đẹp gì đâu.

Hồ Khánh Phong

Đây cũng là một hình thức bế quan tỏa cảng đây...Trung Quốc sẽ mãi là Trung Quốc thôi, mèo thì lại hoàn mèo dù là "mèo trắng hay mèo đen"

Huang

gửi bạn Lê Hồng Minh

Trung Quốc tồn tại hơn 5000 Năm........

đề nghị bạn dùng từ ngữ chính xác 1 chút....

bạn có thể ko tôn trọng 1 người Trung Quốc nào đó, nhưng bạn ko thể ko tôn trọng 1 dân tộc hay 1 quốc gia.

Cha tui qua đời cũng vì 1 người Việt trong chuyện làm ăn, nhưng ko thể nói tát cả người Việt đều ko tót đẹp gì hết.

thành thật xin bạn suy nghĩ lại.

xin Cám ơn.