Mắt không rời khỏi điện thoại. Ảnh: CIO.

Các thiết bị điện tử đang khiến con người phân tâm, phá hỏng các mối quan hệ, tiêu tốn thời gian và làm họ mệt mỏi, thiếu kiên nhẫn.

Hàng sáng, Ji Kim đem theo 3 thiết bị của Apple gồm điện thoại iPhone, máy tính bảng iPad và laptop MacBook Pro rồi bắt xe bus tới văn phòng ở San Francisco (Mỹ). Khi thuyết trình bằng laptop, ông dùng iPhone truy cập Internet và bổ sung dữ liệu cho bài phát biểu. Thi thoảng vào buổi tối, ông lại đem các thiết bị đó đến một góc tĩnh lặng trong quán cafe gần nhà để hoàn thành công việc mà không bị quấy rầy.

Ở nhà, Kim còn có một loạt các "đồ chơi" khác như sách điện tử Amazon Kindle, máy chơi game PlayStation 3, máy tính Apple Mac Mini và một chiếc PC để bàn khác. Vị giám đốc sản phẩm 36 tuổi làm việc trong lĩnh vực thiết kế và công nghệ cao này chỉ là một trong hàng triệu ví dụ về xu hướng sử dụng nhiều công cụ kết nối cùng lúc.

Thống kê năm 2010 của Hiệp hội điện tử tiêu dùng Mĩ cho thấy trung bình mỗi hộ gia đình ở nước này được trang bị tới 14 sản phẩm điện tử khác nhau từ TV, máy chơi game đến laptop và smartphone. Họ "Twitter" khi đang xem TV, "Google" công thức nấu ăn khi làm bếp, vừa làm việc vừa "Facebook" và đọc báo trên iPad khi đang nhắn tin trên điện thoại... Dù ở nhà hay ở văn phòng, thói quen dán mắt vào màn hình dường như không hề thay đổi.

Kết họp giữa nhu cầu chia sẻ thông tin với khả năng lưu động và kết nối của thiết bị Internet, một lần nữa người ta phải thừa nhận điều mà các chuyên gia vẫn khẳng định lâu nay rằng công nghệ đang thay đổi về căn bản cách họ sống, làm việc và suy nghĩ.

Ngày nay, khi đi trên đường, bạn có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh cậu bé níu áo gọi "mẹ ơi" khi thấy điều gì đó thú vị, còn mẹ cậu chỉ trả lời ậm ờ vì còn mải chúi mũi vào điện thoại, thậm chí gắt lên: "Đợi mẹ chút". Hay trên nhiều diễn đàn, các bà vợ ca cẩm rằng chồng mình đi làm cả ngày nhưng vừa về đến nhà đã bật máy tính, TV và "mải mê chat quên ngày tháng".

Ảnh
Con chơi đồ chơi, mẹ mải mê nhắn tin. Ảnh: NYTimes.

"Con người đang sống trong sự xao lãng", Nicholas Carr, tác giả cuốn The Shallows: What the Internet Is Doing to Our Brains (Internet ảnh hưởng đến não như thế nào?), cho biết người sử dụng máy tính ghé thăm trung bình 40 trang web mỗi ngày.

"Không chỉ riêng tôi, nhiều người cảm thấy bứt rứt khi ra khỏi nhà mà quên đem theo các thiết bị di động. Phải thừa nhận chúng can thiệp quá sâu vào giấc ngủ, sự tập trung và cả mối quan hệ của tôi", Ji Kim cho hay ông không còn được phép mang đồ điện tử, đặc biệt là iPad, vào giường ngủ.

Nghiên cứu của Đại học Califorina (Mỹ) cho thấy những người hay bị ngắt mạch làm việc bởi các thông báo e-mail thường dễ bị căng thẳng, cáu gắt hơn. Và stress chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đãng trí, suy giảm trí nhớ.

Tình trạng này là do họ không thể chú tâm vào một việc cụ thể. "Tôi hiếm khi chỉ đơn thuần ngồi xem TV mà luôn cầm điện thoại trên tay để lướt qua thông tin", Kim chia sẻ. Bởi thế, ông có thể biết bộ phim trên TV có nội dung gì, nhưng lại bỏ lỡ nhiều tình tiết thú vị.

Ảnh
Mỗi người một việc. Ảnh: P.T.

Theo tạp chí PC World, trước tình trạng này, nhiều người quyết định từ bỏ smartphone mà chuyển sang dùng điện thoại thông thường, đọc sách, dành thời gian trò chuyện với vợ mà không liếc mắt vào máy tính, đi xem phim hay đơn giản là tắt chuông điện thoại và ngồi suy ngẫm bên li cafe.

Theo VnExpress.




Bình luận

  • TTCN (5)
Anonymous

Con người sau này chắc tiến hóa theo kiểu đầu to,mắt lồi,tay teo quóa....

tony dao  1

tay

tay ng ko teo đâu bạn, tay to ra, ngón cái dài và thon hơn để dễ dàng nhắn tin, bấm phím

LinhKaka

haha..

Con người sau này chắc tiến hóa theo kiểu đầu to,mắt lồi,tay teo quóa....

tay ng ko teo đâu bạn, tay to ra, ngón cái dài và thon hơn để dễ dàng nhắn tin, bấm phím

Mấy ông này vui ghê.!!..

bóc lịch  36

cái tiện thì trước mắt, còn cái hại thì sau này rồi mới thấy, công nghệ làm cho con người càng ngày càng lười biếng, khoảng cách giữa người này và người kia xa dần, cả tuần không nói chuyện với nhau trực tiếp mà chỉ thông qua chát hoặc tin nhắn.... 

Mạnh Hoàng Quang  3

Tốt hay xấu ko phải tự nó tạo ra.

Bạn suy nghĩ phiến diện như vậy thật đáng thất vọng.

Đâu có thứ j` là tốt hay xấu, người làm ra nó cũng không phải là người tốt hay xấu.

Chỉ có người sử dụng nó là tốt hay xấu mà thôi.

Và nguyên tử dùng vào mục đích phát điện dĩ nhiên là tốt hơn nhiều việc làm bom rồi.