Dù không giành chiến thắng tại TechCrunch Disrupt vừa qua, nhưng CloudFlare là một trong những dịch vụ thú vị nhất tại hội nghị này.
CloudFlare là một DNS đồng thời là mạng phân phối nội dung (Content Delivery Network - CDN) phân tán, có nhiều tính năng bảo mật thú vị. CloudFlare hứa hẹn tăng độ truy cập website của bạn trung bình là 30% và giảm đáng kể lượng bandwidth sử dụng cũng như server load bằng cách ngăn chặn spam bot và các loại tấn công khác nhằm vào website.
Cài đặt
Việc cài đặt CloudFlare khá đơn giản đối với những ai đã từng tự mình biết cách cài đặt DNS khi lần đầu đăng ký mua tên miền. Quá trình cài đặt gồm 4 bước. CloudFlare sẽ quét cài đặt DNS hiện tại của bạn, yêu cầu bạn kiểm tra lại, sau đó hướng dẫn bạn cách chuyển sang DNS mới của CloudFlare. Hiện nay, việc cài đặt CloudFlare về cơ bản là tự động, nhưng thay đổi DNS không phải ai cũng biết thực hiện, do đó nếu làm không đúng sẽ khiến website ngừng hoạt động trong vài tiếng thậm chí là nhiều ngày.
Một khi cài đặt hoàn tất và đã thay đổi DNS có hiệu lực, CloudFlare sẽ cache một số tập tin của website vào 5 trung tâm dữ liệu ở Chicago, Ashburn, San Jose, Amsterdam và Tokyo, giúp khách viếng thăm website truy cập nhanh hơn bằng cách cung cấp nội dung từ máy chủ gần với nơi đang truy cập nhất. Đồng thời, CloudFlare còn lọc các web spammer đã biết, tấn công bằng botnet hay các hiểm nguy tương tự.
Bạn có thể theo dõi thông tin thống kê, hay các nguy hiểm nhằm vào website nhờ vào dashboard được thiết kế rất tốt của CloudFlare, bạn cũng có thể biết website đã được tăng tốc bao nhiêu phần trăm.
Sau khi thử nghiệm CloudFlare vài ngày chúng tôi đã không gặp bất cứ sự cố nào, theo thông tin thống kê của chính CloudFlare thì tốc độ website được thử nghiệm đã tăng lên khoảng 30%, và chặn được hàng trăm spammer ngay khi chúng vừa truy cập đến website.
Một số lưu ý
Điều gì xảy ra nếu CloudFlare gặp sự cố? Có nhiều khả năng CloudFlare sẽ tạo ra những yêu cầu xác minh CAPTCHA không đúng làm ảnh hưởng đến khách viếng thăm tiềm năng của site.
CloudFlare cũng lưu ý công ty có ý định kiếm tiền từ dịch vụ miễn phí (cũng có dịch vụ Pro có thu phí với nhiều tính năng hơn) bằng cách hiển thị quảng cáo trên site bạn. Dù chúng tôi chưa thấy hiện quảng cáo, nhưng nhiều người quản lí website sẽ không thích việc ai đó chèn quảng cáo ngẫu nhiên (cả với trang hiển thị lỗi 404) mà họ không thể kiểm soát.
Theo ReadWriteWeb.
Bình luận
thắ mắc tí :)
mình vẫn chưa hiểu rõ lắm về cách thức hoạt động của cái này, bạn nào biết có thể nói rõ hơn được không?
theo mình hiểu là: cái này là 1 cái dns có lưu 1 ít dữ liệu của trang web, người dùng khi gõ url thì sẽ nhảy vào hỏi cloudfare, cloudfare trả lời cái ip + 1 ít dữ liệu + người dùng lấy trực tiếp từ trang web, lấy từ 2 nguồn nên nó nhanh hơn,
vậy, người tạo trang web phải đăng kí với thằng cloudflare, vậy người dùng có làm gì khác nữa không?(ngàoi việc gõ url vào trình duyệt) (ví dụ dùng dns của google thì là sửa dns thành 8888 và 8844)
CloudFlare = DNS + CDN
Muốn hiểu CloudFlare làm gì thì bạn tìm hiểu 2 khái niệm DNS và CDN thôi.
Dịch vụ DNS là dịch vụ phân giải tên miền thành IP. Nghĩa là nếu máy tính của người dùng được cấu hình sử dụng DNS server của CloudFlare thì mỗi khi người dùng truy vấn một domain nó sẽ giúp người dùng phân giải thành IP tương ứng.
Riêng CDN quốc tế thế như CloudFlare rất hữu ích nếu bạn có xu hướng mở rộng đối tượng độc giả của website của bạn ra toàn cầu. Tất cả mọi người ở mọi nơi và cả chính bạn đều hưởng lợi từ việc dùng CDN của bạn thay vì cách truyền thống là đưa tất cả mọi thứ lên host. CDN cải thiện tốc độ, giảm lượng băng thông tiêu tốn nên cũng tiết kiệm chi phí hơn.
Bạn Google thêm để có cái nhìn rõ ràng về 2 khái niệm này nhé.
Theo những gì viết trong bài này thì:
Dịch vụ này như vậy sẽ tốt nếu bạn có nhiều khách quốc tế. Còn 90% khách ở VN thì thôi dùng luôn host ở VN cho khoẻ, vì mấy DC ở Chicago gì đó chẳng giúp ích gì (nhanh hơn tí xíu, và header có thể giúp cache tốt hơn).
Anh Nam nói đúng rồi. Tại dạo này đọc lướt quá thấy DNS là lại tưởng nó cung cấp thêm Public DNS như của Google hay OpenDNS. Thay vì từng người dùng phải đi cấu hình để sử dụng CloudFlare thì ta cấu hình lại DNS server cho domain là xong. Tiện hơn bao nhiêu, người dùng không phải làm gì cả.
Từ giờ mỗi khi người dùng truy vấn đến cái domain của bạn, người dùng sẽ được trả về IP của server làm CloudFlare cache chứ không phải là host của bạn như cách truyền thống.
Tóm lại giờ CloudFlare cache sẽ làm trung gian (proxy) cho kết nối giữa người dùng cuối và host thật sự của bạn. Một cách làm tiết kiệm băng thông, tiền bạc hơn, cải thiện tốc độ (tốc độ trung bình tốt hơn khi được truy cập từ các vị trí khác nhau trên thế giới) và theo CloudFlare quảng cáo là mang lại sự bảo mật tốt hơn.
Rõ ràng là nếu đối tượng người truy cập vào website chỉ ở VN (hoặc chỉ trong 1 vùng lãnh thổ hẹp) thì việc này không có ý nghĩa gì.
Riêng tính năng bảo mật tốt hơn thì mình cũng chưa rõ hết những mặt lợi mà CloudFlare cung cấp. Tạm thời nhìn vào cái hình mà tác giả cung cấp thì có thể thấy block các IP xấu (IP đã từng có các hành vi xấu như DoS vào 1 website sử dụng dịch vụ CloudFlare hoặc vì lí do gì đó như bản quyền mà cấm 1 số quốc gia hoặc vùng lãnh thổ truy cập vào site), chống hot linking (chống các hành vi ăn cắp băng thông, lấy link trực tiếp ảnh, video từ website khác).
Nghe cũng hay đấy nhở.
Thấy hay hay mình vô blog tìm thêm thông tin thì được biết CloudFlare vốn là một giải pháp đạt giải nhất trong cuộc thi về Kế hoạch kinh doanh năm 2009 của trường ĐH Kinh doanh Harvard (HBS Business Plan Contest). Sau đó thì nhận được đầu tư từ các quỹ đầu tư mạo hiểm và trở thành những gì chúng ta đang được xem ngày hôm nay.:)
Thông tin trên blog của CloudFlare:
http://bit.ly/ardcWq
Thông tin kiểm chứng trên trang web của ĐH Kinh doanh Harvard:
http://bit.ly/cbkxes
Mọi ý tưởng hay đều có cái gì đó có ích cho bạn. Đừng nên bỏ qua, biết đâu nó sẽ mang lại cơ hội gì đó cho bạn trong tương lai thì sao?
bạn cứ đăng ký tài khoản tại cloudflare đi, rồi sẽ có 4 bước nó hướng dẫn bạn làm
đơn giản lắm, quan trọng là ở chỗ nó bảo mình cập nhật DNS mới của nó, xoá đi DNS mặc định của nhà cung cấp host
nếu bạn nào đã trải qua việc thay đổi DNS thì coi như không có trở ngại gì
sau khi cập nhật DNS mới có thể kiẻm tra bằng cách dùng whois, sẽ thấy DNS mới của cloudflare nằm ở đó
Vài khuyết điểm của CloudFlare:
Đây là khuyết điểm chung của proxy nghịch thôi. Để đỡ rắc rối có thể cài đặt chẳng hạn domain.com như cũ, còn mọi dữ liệu (jpg, css, js...) đặt ở domain2.com, cái này thì dùng CloudFlare. Và do đó thêm cái khuyết điểm thứ ba:
Khuyết điểm cuối này dường như có thể giải quyết khi các công ty hosting hợp tác với CF, tăng giá hosting lên một chút, chia cho CF 1 ít tiền bù lại tăng tốc độ cho khách hàng.
Nam ơi mình mới gửi email nhờ giúp đỡ vào địa chỉ [email protected]
nhờ bạn xem và giúp mình nhé, sợ bạn không thấy nên đưa lên đây.
CloudFare cũng cung cấp log mà bác
cho mình hỏi ở bước 1 nhập "Enter Your Domain" thì phải nhập cái gì thank!
bạn nhập tên website của bạn đó: ví dụ http://domain.com
em hỏi tí
mấy anh ơi! thế cái này có tốt hơn DNS của Google không ạ????
rất hữu ích
nếu đúng như vậy thì rất hữu ích nhưng còn phải xem có lỗ hổng nào k nữa . hic VNSUP.COM
báo cáo với các bác là cloudflare này có tính năng chống virus, spam, hacker đó nha
khỏi lo bị tấn công
vừa rồi có người báo cáo như thế này khi truy cập vào site có sử dụng cloudflare:
nên sử dụng cái này ngon phết, yên tâm nằm ngủ không sợ hack
Nên sử dụng
Mình đã sử dụng dịch vụ của ClouldFlare và thấy rất ok, như báo cáo của CF thì tính ra lượng request tới server và bandwidth hàng tháng tiết kiệm được rất lớn, tốc độ so sánh trước và sau khi sử dụng CF không khác nhau là bao nhiêu (chỉ cảm giác là chậm hơn 1 xíu), block được các máy tính có nguy cơ tiềm ẩn (zombile, virus,..)
Tuy nhiên có 1 vấn đề nho nhỏ mình gặp phải, không biết bạn nào đã sử dụng có gặp phải không, đó là: lượng truy cập vào site bị giảm (so sánh trước và sau khi sử dụng CF bằng google analytics), cách tính lượng truy cập của CF và google analytics cũng khác nhau
Các bạn có thể xem site mình đã triển khai tại: http://xjtjn.net
hec hec ........cái này em đã gặp, và đã biết cách fix
hối lộ đê......, em share bí mật cho, visit nó lại tăng vun vút.....
Chưa có bài CTV gửi, nên viết tạm ở đây. Với http://bit.ly/oZP6Fk chắc CloudFlare tiêu đời
bác cứ dìm hàng của em là sao í nhẩy
PSpeed chưa mở cửa đâu, đang ở dạng limit,mà thấy nó nói là có thu phí đó
nên anh em cứ chiến CF vô tư nhá
Với phong cách Google thì thường sẽ chỉ thu phí khi traffic vượt quá một giới hạn nào đó thôi.
đã signup, chẳng biết khi nào nó approve
thằng cha google này bị nghiện invite........
giúp e với
em tạo tk trên cloudflare đến step 2 select a website: add your first website em điền vào ***.com thì họ tl là ***.com is not a registered domain vậy là sao ?