“Khi mà những chiếc điện thoại thông minh cũng những thiết bị như iPad ngày càng được ưa chuộng và trở nên phổ biến thì những phần mềm diệt vi rút cũng sẽ dần ít đi và trở nên không cần thiết nữa.”
“Tuy nhiên người dùng vẫn cần phải được đào tạo nhiều hơn nữa để tránh được những thủ đoạn lừa đảo, chiếm dụng những thông tin nhạy cảm.”
Đó là kết luận của một báo cáo gần đây được thực hiện bởi Forrester Research. Báo cáo này dự đoán đến năm 2015 một nửa số thiết bị sử dụng trong doanh nghiệp sẽ là những thiết bị hậu máy tính như BlackBerry của RIM hay iPad của Apple. Bởi vì những thiết bị này đã được bảo vệ theo kiểu “sandbox” bởi phần mềm, hoặc qua kho ứng dụng, hoặc cả hai nên việc khai thác các lỗ hổng để tấn công trở nên khó khăn hơn.
Theo nhà phân tích Andrew Jaquith của Forrester Research thì xu hướng này đồng nghĩa với việc những kẻ tấn công sẽ ít có cơ hội tấn công các lỗ hổng của phần mềm hơn trước.
Những công ty phát triển theo xu hướng trên sẽ có thể tiết kiệm một khoản tiền khá lớn. Bởi theo tính toán của Forrester số tiền chi cho công việc bảo mật một chiếc máy tính xách tay trong 3 năm là vào khoảng 400 đô la Mĩ. Trong khi đó đa số các thiết bị hậu PC đều không cần thêm bổ sung thêm các tiện ích bảo mật như mã hóa ổ cứng, phần mềm bảo mật hay các phần mềm để đảm bảo tuân thủ các chính sách.
Jaquith cũng cho biết hiện một số lỗ hổng nguy hiểm đã và sẽ xuất hiện trên các nền tảng hệ hậu máy tính, như hệ điều hành iOS của Apple. Chính vì vậy việc nâng cao trách nhiệm trong việc phát triển phần mềm, cũng như tăng cường đề phòng, hạn chế phạm vi hoạt động của từng ứng dụng trên thiết bị có thể lợi dụng sẽ giúp giảm thiểu tác động của các lỗi.
Trong kỉ nguyên hậu máy tính, sự thiếu hiểu biết của người dùng sẽ là điểm yếu nhất trong bảo mật. Những kẻ tấn công sẽ chuyển hướng tập trung từ lỗ hổng phần mềm sang người dùng.
Về tổng thể theo Jaquith xu hướng không cần phần mềm diệt vi rút sẽ là một xu hướng tốt. Bởi khi đó doanh nghiệp không phải quá lo lắng về vấn đề bảo mật cho các thiết bị, mà có thể tập trung vào hai việc quan trọng nhất: là dữ liệu và khả năng tương thích với các thiết bị.
Theo Infoworld
Bình luận
ha ha. Đạo cao một thước thì ma cao một trượng. Có bao giờ hacker chịu bó tay không? có bao giờ thế giới không có tội phạm? Những thiết bị hậu máy tính như BlackBerry của RIM hay iPad của Apple chỉ có thể áp dụng cho dân giải trí và văn phòng thôi chứ đối với dân kỹ thuật thì nó như con rùa...
nguoi ta noi trong khoang nam 2015 ma pan
bây giờ là 2010 rồi. 5 năm cho một sự thay đổi lớn như vậy là quá ít.
lâu cũng chờ
mong sao đó là sự thực
sai bet' nhè
đã dùng như thế thì phải có sever cho dữ liệu để tương thích với các "hậu máy tính" chứ,và 1 "hậu máy tính" liệu có thể chạy như 1 sever cung cấp dữ liệu??? ==> sever vẫn là máy tính,và máy tính vẫn là mục tiêu hacker
chưa kể bây h hack ip,blackberry tràn lan kia kìa.ông này ngu thông tin quá