Các công ty Internet Mĩ hiện là các công ty công nghệ thống lĩnh trên toàn cầu ngoại trừ ở Trung Quốc, và một số nước châu Á khác, họ đang chật vật để ghi điểm.
Nhưng dù khó khăn, họ vẫn không thiếu nỗ lực cố gắng thâm nhập các thị trường châu Á này và họ học được bài học “khó nhằn” hết lần này đến lần khác là các công ty công nghệ châu Á cố thủ, thông minh và hiểu thị trường của mình hơn.
Với một đất nước quen với giành thắng lợi, thì đó là một nỗi xấu hổ (cho các công ty Mỹ) được dự báo trước.
Baidu đánh bại Google ở Trung Quốc
Google đã cố gắng vào thị trường Trung Quốc nhiều năm nhưng về cơ bản, họ đã từ bỏ hồi đầu năm nay.
Trong khi đó, Baidu là một hiện tượng thành công của công cụ tìm kiếm Trung Quốc, đã đánh bại Google. Baidu có gầ 60% thị phần Trung Quốc và hơn 6% thị phần toàn cầu – quy mô thị phần toàn cầu tương đương với Bing của Microsoft.
Thậm chí, điều ấn tượng hơn là 99% người dùng Internet Trung Quốc sử dụng Baidu dưới một góc độ nào đó (họ cũng sử dụng các công cụ tìm kiếm khác nữa nên nhìn chung Baidu sở hữu 60% thị phần Trung Quốc).
Tencent làm Facebook, Zynga và AOL xấu hổ
Có thể bạn không nghe nhiều về Tencent nhưng đó là công ty Internet đại chúng lớn thứ ba trên thế giới, lớn hơn cả eBay hoặc Yahoo.
Tencent khởi đầu với việc cung cấp dịch vụ tin nhắn tức thời có tên là QQ và hiện là mạng xã hội lớn nhất ở Trung Quốc. công ty Internet này kiếm tiền không chỉ từ quảng cáo mà còn từ doanh số hàng hóa ảo và game xã hội (game trên mạng xã hội). Trong khi đó, các công ty Internet lớn nhất trong lĩnh vực này như Facebook và Zynga chẳng thấy đâu ở Trung Quốc.
Cũng cần nhắc thêm rằng Tencent đã làm được điều AOL không làm được: Đưa kinh doanh vượt khỏi khuôn khổ tin nhắn tức thời hạn hẹp.
Tudou là câu trả lời Trung Quốc với YouTube
Tudou là “YouTube của Trung Quốc” mặc dù có thể công bằng hơn khi gọi YouTube là Tudou của Mĩ. Tudou lên mạng hồi tháng 4/2005, và YouTube được khai trương hồi tháng 11 cùng năm đó.
Ngày nay, Tudou đang trên đà thành công, hosting hơn 40 triệu video, có hơn 200 triệu người xem mỗi tháng và huy động được hơn 130 triệu USD từ các nhà đầu tư. Tudou khởi đầu với việc để người dùng tạo nội dung nhưng như vậy rất khó thu tiền, thậm chí ở Trung Quốc. Sau đó, họ đã chuyển sang nội dung được cấp phép có thu tiền và thực ra, hiện nó giống như Hulu của Trung Quốc (Hulu là một dịch vụ video online cung cấp các chương trình truyền hình, phim truyền hình của Mỹ) hơn là YouTube của Trung Quốc.
Ushi làm xấu hổ LinkedIn ở Trung Quốc
Cho tới nay, LinkedIn chẳng thấy ở đâu ở Trung Quốc. Có phải đây là tất cả những gì LinkedIn có thể nỗ lực ở Trung Quốc? Do Trung Quốc ngày càng trở nên không thể thiếu và nhúng vào nền kinh tế toàn cầu, thì việc LinkedIn vắng bóng ở Trung Quốc cũng đơn giản là LinkedIn đã bở lỡ một cơ hội khổng lồ.
Ushi là một trong vài “LinkedIn của Trung Quốc” và dường như là thành công nhất. Ushi do một nhóm hơn 100 doanh nhân và nhà quản lí ở Trung Quốc lập ra và đặt mục tiêu là mạng xã hội dành cho dân chuyên nghiệp ở Trung Quốc.
Taobao làm eBay hổ thẹn ở Trung Quốc
Ebay đánh cược lớn vào thị trường Trung Quốc, nơi cuối cùng sau nhiều năm và chi nhiều tiền, eBay vẫn ở vị trí gần như lúc khởi điểm.
Trong khi đó, Taobao là thị trường thương mại điện tử người tiêu dùng đến người tiêu dùng (C2C) lớn nhất Trung Quốc. Trang Web này đã thu hút hơn 29 tỉ USD tiền mua bán hàng hóa trong năm 2009.
Meituan có thể làm Groupon đỏ mặt
Có vẻ thật khó để nói thị trường mới này thay đổi như thế nào nhưng một điều chắc chắn Meituan là “hàng nhái” Groupon lớn nhất ở Trung Quốc.
Groupon vẫn chưa vào Trung Quốc và với việc Meituan thu hút được 5 triệu USD từ không ai khác Sequoia Capital giúp cho nó có cơ hội đảm bảo chắc chắn Groupon không bao giờ là một mối đe dọa ở Trung Quốc.
Naver đang làm Google xấu hổ ở Hàn Quốc
Naver là công cụ tìm kiếm lớn nhất ở Hàn Quốc cho đến nay với thị phần hơn 70%. Thị phần của Google ở Hàn Quốc chỉ là 2%.
Không như Google, Naver không thu thập dữ liệu và các trang chỉ mục, xếp hạng các trang theo link. Khi Naver khởi sự, nội dung Internet tiếng Hàn quá nhỏ để làm điều đó.
Thay vào đó, Naver giống như một dịch vụ hỏi và đáp. Người dùng Internet Hàn Quốc có thể giúp nhau tìm kiếm và Naver sử dụng thông tin đó để tạo nguồn xếp hạng một trang và tạo ra công cụ tìm kiếm phổ biến nhất Hàn Quốc.
Tìm kiếm xã hội hiện là một từ được bàn tán nhiều ở Silicon Valley nhưng thực ra nó đã thành hiện thực ở Hàn Quốc hơn 10 năm trước đây rồi.
Mixi (Nhật Bản) làm Facebook ngượng
Trong khi Facebook tập trung vào nhận diện thực, người dùng mạng xã hội Nhật quan tâm rất nhiều đến sử dụng bí danh và avatar. Hơn nữa, họ cực kì bảo vệ quyền riêng tư của mình và Facebook dường như không đáp ứng được nhu cầu đó của người Nhật.
Đó là lí do tại sao Mixi thống lĩnh thị trường mạng xã hội ở Nhật. Hiện Mixi chiếm 80% thị phần Nhật Bản. công ty này hiện có lãi và được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Còn Facebook mới chỉ đang mon men tìm vào Nhật Bản.
Gree làm chủ thị trường Nhật, Foursquare vẫn chưa có động thái gì
Cứ thử tưởng tượng thị trường mạng xã hội di động Nhật Bản lớn cỡ nào khi số người sử dụng điện thoại di động ở Nhật đã bão hòa và di động là thiết bị không thể thiếu của người Nhật. Nhưng mạng xã hội địa điểm dành cho di động Foursquare của Mĩ ở Nhật vẫn chỉ là một con vịt nhỏ bé giữa hồ nước lớn mênh mông.
Trong khi Mixi thống lĩnh thị trường mạng xã hội trên Internet cố định, Gree thống lĩnh thị trường mạng xã hội di động ở Nhật. Gree niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Tokyo năm 2008 với giá trị 1 tỉ USD.
Rakuten – “oan gia” của eBay ở Nhật
Rakuten là công ty thương mại điện tử lớn nhất ở Nhật. Nó không phải là một Amazon hay một eBay mà thay vào đó, nó sở hữu một mô hình B2B2C độc đáo (doanh nghiệp tới doanh nghiệp tới người tiêu dùng). Về cơ bản, các cửa hàng, người bán và doanh nghiệp có thể mở các cửa hàng mặt tiền trên Rakuten.
Do không sở hữu hàng lưu kho, nên Rakuten có thể công bố con số lợi nhuận ròng đáng tin cậy 20% mà các doanh nghiệp khác muốn tìm cách đặt chân vào lĩnh vực thương mại điện tử nghe thấy cũng ngán. Rakuten đã thiết lập mối quan hệ hợp tác với Baidu ở Trung Quốc và đây là một ý tưởng rất thông minh vì Baidu cần chuyên sâu về thương mại điện tử và Rakuten cần một đối tác Trung Quốc. Rakuten cũng đã mua công ty Bay.com ở Mĩ và PriceMinister, trang thương mại điện tử lớn nhất ở Pháp. Rõ ràng, Rakuten có tham vọng toàn cầu rất lớn và các công ty thương mại điện tử Mĩ cũng cần dè chừng.
Theo Go News.
Bình luận
Trung Quốc nó chặn hết mấy cái website của nước ngoài thì nó một mình một chợ sao ma không thắng cho được???có điều bá đạo kiểu Trung Quốc rồi chả đi đến đâu đâu
Tự sướng kinh
Toàn là vừa đá bóng vừa tự thổi còi trên sân nhà thì ai mà cạnh tranh nổi. Sao không chuyển sang thị trường Việt Nam khảo sát xem có bao nhiêu % người dùng xài baidu, taobao, mixi nhỉ ?
Tin mới nhất: Tiếng Việt chiếm tới hơn 90% thị phần ngôn ngữ Việt Nam , các ngôn ngữ khác cực kỳ xấu hổ
thực ra là mình thấy bài báo kia cũng đúng mà, chẳng qua Trung Quốc và Nhật đều là các siêu cường kinh tế ko thua kém gì Mỹ nên tất nhiên các hãng của họ cũng chả thua kém gì, họ dùng " hàng" của họ nhiều cũng chả gì lạ chỉ họ mới hiểu họ! chẳng qua các hãng của Mỹ lâu đời, xâm nhập thị trường Vn sớm thôi, chứ thực ra nhìn nhận bây giờ các shop và hàng của Vn chủ yếu là lấy từ taobao ~ hơn nữa dùng Tudou rất thích có nhiều ứng dụng hơn youtube nhiều, facebook thì nhiễu Mixi hay Cure xài ưng ý hơn thật.
nhảm
toàn là tự sướng. Tụi TQ chặn hết tất cả các site khác, từ Google, Facebook cho đến Youtube thì còn j` mà ko nhất nữa
Hài nhất là cái Baidu Theo như mình biết thì dân số TQ chiếm khoảng 20% dân số thế giới, và trong đó ở TQ thì Baidu chiếm thị phần 60%, tức là nếu tính cho đúng thì thị phần toàn cầu của Baidu cũng phải là 20% x 60% = 12%. Vậy thì cái câu "Baidu có hơn 6% thị phần toàn cầu – quy mô thị phần toàn cầu tương đương với Bing của Microsoft" chả có j` là đáng ngạc nhiên
Nói tóm lại là tự sướng vô cùng thô thiển
Baidu sao bằng google về kỹ thuật
Theo tin mình biết được thì TQ chặn Facebook, Youtube: giống như chính sách bế quan tỏ cảng ở TQ thời nhà Thanh quá, còn Việt Nam ko dám nói, hic ...
Không bình tĩnh dễ phạm sai lầm. Có 2 cái sai:
Cái chiêu bẩn thiểu của Trung Quốc là thấy mấy hãng Mỹ sáng tạo ra cái gì mới và hay là họ tìm cách ăn cắp ý tưởng và bắt chước làm ngay sau đó tìm cách này cách nọ(dựa vào chính quyền) để đá đít mấy hãng Mỹ ra rồi độc chiếm thị trường....ôi đúng là người Tàu chỉ giỏi chơi bẩn, cậy sân nhà chứ làm ăn mà đàng hòang thì ngừoi Tàu chẳng có cơ hội đâu...chỉ giỏi làm hàng nhái hàng dỏm hàng độc hại thôi
hay nhất là câu này "Tiếng Việt chiếm tới hơn 90% thị phần ngôn ngữ Việt Nam , các ngôn ngữ khác cực kỳ xấu hổ"
Bửa nay Tàu khựa còn chặn cả skype để cho mấy bác điện thọai Trung Quốc đánh bạn skype....rõ hài cái anh China này