Ngày nay, các thông điệp quảng cáo xuất hiện mọi lúc, mọi nơi trên mạng Internet. Đôi khi mang lại cảm giác vui mắt song cũng có lúc nảy sinh sự phiền toái với những pop-up (cửa sổ) tự mở ra bất chợt. Quảng cáo mang lại nguồn thu đáng kể cho các công ty dịch vụ, tăng doanh số bán hàng tuy nhiên nó cũng gây ra không ít phiền toái với người dùng.
Cửa sổ tự bung gây khó chịu, các hình ảnh nhấp nháy làm loãng thông tin, mới đây còn có hình thức quảng cáo mới tự chèn vào video của người dùng theo các từ khóa nhất định làm thay đổi nội dung, tốn tài nguyên CPU của máy tính người dùng... Trong tương lai tới đây có lẽ người dùng phải học cách chống lại các hình thức quảng cáo trước khi tiếp cận với Internet.10 hình thức quảng cáo gây khó chịu nhất
Quảng cáo thế nào là đủ, thế nào là khó chịu, thế nào là phản cảm, bạn tự lựa chọn nhé!
1. Gây chú ý
Gần đây, độc giả trang CNN.com không chỉ hứng thú với những tin tức sốt dẻo hay sự chuyển biết kinh tế xã hội. Sự tập trung còn phân tán vào những dòng quảng cáo LowerMyBills khi thì nhấp nháy, lúc lại đu đưa và nhảy múa ngay bên cạnh các đoạn văn bản trang thông tin. Theo các chuyên gia, mặc dù có thể làm độc giả rất khó chịu, nhưng nhãn hiệu này đã đạt được tính hiệu quả tiếp thị, cùng với hình ảnh bước nhảy của hai anh chàng chăn bò ghi sâu vào tiềm thức độc giả.
2. Ồn ào
Theo thống kê, hiện có 10% khách hàng yêu cầu các nhà quảng cáo thiết kế loại hình quảng cáo có khả năng tự động phát âm thanh trên máy tính hoặc phát âm khi có con trỏ chuột lướt qua. Đố với những người lướt web thì tính từ "đáng ghét" vẫn chưa thấm vào đâu để mô tả về hình thức quảng cáo này, họ coi đây là một hành động xâm nhập trái phép hệ thống âm thanh máy tính.
3. Lửng lơ
Trong lãnh địa quảng cáo ngày nay, độc giả cần đến bàn tay kheo léo của người chơi game điêu luyện để săn đuổi được nút Close (đóng) hình quảng cáo khi nó trôi ngang màn hình một cách chậm rãi. Những mẩu quảng cáo này còn được gọi là "kiểm soát trang", nó thường chế ngự trình duyệt web trong một thời gian ngắn cùng với những thông điệp và hình ảnh hoạt họa xây dựng bằng Flash. Cũng có khi nhà thiết kế quảng cáo còn tìm cách che dấu đi nút Close.
4. Video rao bán
Đôi khi trong thế giới công nghệ, hình ảnh video, kỹ thuật âm thanh và loại hình quảng cáo lơ lửng được kết hợp với nhau. Độc giả có thể bắt gặp một đoạn quảng cáo xe Toyota với kích cỡ in được mang hình ảnh của người rao vặt đặt phía góc trái màn hình. Đoạn quảng cáo chỉ biến mất sau khi người rao bán thuyết trình xong bài giới thiệu về chiếc xe.
5. Mô phỏng bãi mìn
Công nghệ quảng cáo theo ngữ cảnh này làm cho trang web và con chuột của bạn phối hợp với nhau như một trò chơi dò mìn. Mỗi bước di chuyển nhầm trên trang tin ngay lập tức một quảng cáo xuất hiện tương ứng với từ khóa được gạch chân tại vị trí trỏ chuột. Những mẩu quảng cáo này có thể là văn bản hoặc hình ảnh và video. Quảng cáo biết mất sau ít giây lộ diện.
6. Phát tán
Loại quảng cáo này thường được các hãng chế tạo hàng điện tử áp dụng. Dưới hình thức của hàng loạt video hay hình ảnh giới thiệu sản phẩm, có đường link thiết lập sẵn để độc giả có thể đưa vào trang blog, hoặc gửi tới hòm thư của bạn bè nếu muốn.
7. Mở rộng
Được đặt tại bên cạnh hoặc ngay trên đỉnh trang web, những mẩu quảng cáo tưởng chừng như nhỏ bé này có thể trải rộng, thậm chí là che kín cả màn hình bất cứ khi nào có trỏ chuột lướt qua. Nội dung được tích hợp từ âm thanh, hình ảnh cho tới cả trò chơi tương tác.
8. Tính riêng tư
Căn cứ trên thói quen và sở thích của độc giả, một số hãng quảng cáo đưa ra các nội dung quảng cáo tiếp thị phù hợp. Ví dụ như thông tin về các sản phẩm số, phim ảnh hay mỹ phẩm và thời trang v.v...
9. Ràng buộc bằng malware
Đôi khi người ta bắt gặp trang web có gài một Trojan thực hiện nhiệm vụ khai thác sơ hở của Windows để tải xuống và cài đặt lên máy tính người duyệt chương trình malware. Từ đó, thiết lập lên kênh thông tin để các mẩu quảng cáo liêp tiếp tung ra.
10. Dụ dỗ
Đó là các thông điệp gọi mời người duyệt web tải về những phần mềm đặc biệt cung cấp miễn phí, như chương trình diệt virus hay chặn spyware. Tuy nhiên sau khi người sử dụng cài lên mới biết đó là những mã độc, có thể bao gồm chức năng keylogger (theo dõi ký tự bấm trên bàn phím) để đánh cắp thông tin cá nhân.
Bạn nên làm gì ?
Bạn cảm thấy chán ngán vì gặp quá nhiều quảng cáo, đi đâu cũng thấy quảng cáo xuất hiện khắp nơi, bất kì chỗ nào, thì cũng đừng quá thất vọng, bởi vì các trình duyệt thế hệ mới hỗ trợ rất nhiều cho việc chống quảng cáo, có thể công nghệ này luôn đi sau các hình thức quảng cáo mới xuất hiện nhưng nếu kết hợp nhiều phương thức khác nhau khiến cho hiệu quả phòng chống sẽ làm bạn hài lòng. Chẳng hạn kết hợp việc chặn Pop-up với việc tạo một bộ lọc HTML.
(VTC/PC World USA)
Bình luận
Dạo này cái quảng cáo của Zing Chat nhìn phát ngán, mình nó cũng hội tụ không dưới 5 yếu tố trong 10 loại hình ở trên
6 loại hình đầu thì mặc dù gây phiền toái, nhưng cũng phải chịu thôi, khi mà gần đây trang web nào cũng dùng, kể cả các trang tin lớn nhất của VN. Liệu Firefox sẽ cài mặc định các công cụ chống quảng cáo, hay là một clone nào đó, Firecat chẳng hạn, sẽ thay thế Firefox làm việc này ?
VnExpress mới có màn quảng cáo của Cyvee không thua gì Zing chat
Nguon thu tu Quang cao rat lon - nen phai khai thac het!
Nguon thu tu quang cao lon ma, nen cac website tan dung het co, co dieu co nhieu quang cao ko lien quan gi ca ? lam cho nguoi xem kho chiu!