Không ai có thể tranh cãi rằng những mạng xã hội “khủng” như Facebook, Twitter hiện đang thống lĩnh thế giới mạng xã hội. Nhưng năm 2011 chắc chắn sẽ chứng kiến một sự thay đổi đáng kể về cách người dùng tiếp cận các tương tác xã hội.
Năm 2010 đã thấy nỗi sợ hãi về quyền riêng tư, các vấn đề về tính sử dụng và sự buồn chán gia tăng cùng với sự thiếu linh hoạt của các mạng xã hội lớn. Do đó, không phải là điều không tin nổi nếu người dùng sẽ bắt đầu tìm kiếm điều gì đó khác và tươi mới.
Chìa khóa là sự đa dạng – sau khi tăng trưởng theo chiều dọc trong cả một thập kỉ, các mạng xã hội nay đang bắt đầu lan rộng theo chiều ngang để chớp lấy thị phần nhỏ hơn nhưng màu mỡ.
Dưới đây là năm cách mà các mạng xã hội mới đang thay đổi và thích nghi với người dùng – những người đang tìm kiếm sự tiếp cận mới mẻ.
Các mạng an toàn, mở
Một mạng xã hội độc lập mới – Diaspora – vừa mới khai trương giữa năm 2010. Điểm cốt lõi của mạng này là mở, giao diện hoàn toàn có thể cá nhân hóa và cực kì khắt khe về quyền riêng tư của người dùng – hai yếu tố mà người dùng Facebook thường phàn nàn nhất. Khi Facebook tiếp tục kiểm soát người dùng chặt chẽ và giảm sự riêng tư từng bước một để tăng doanh thu quảng cáo, các mạng mở như OneSocialWeb chắc chắn sẽ tăng trưởng đáng kể vì những người sành dùng Internet tìm kiếm sự các giải pháp an toàn hơn, thân thiện với người dùng hơn.
Các cộng đồng “ngách”
Đặc điểm của các mạng xã hội lớn là chung chung một cách tự nhiên, không tập trung vào bất kì một sở thích đặc biệt, địa điểm hoặc chủ đề nào. Trong khi điều này nghĩa là chúng có thể thu hút một lượng khán giả rộng hơn thì mặt khác, các tương tác cũng có xu hướng nông hơn. Với những người dùng tham gia sâu về sở thích, dự án và các quan tâm khác, các cộng đồng ngách cung cấp cả tương tác mạng xã hội và liên quan, có ý nghĩa.
Các cộng đồng ngách có đủ hình dạng và hương vị, từ các mạng mĩ thuật lớn như DeviantArt cho đến những mạng khá nhỏ như những người uống bia (Coastr), những người đan quần áo (Ravelry). Do người dùng Web tìm kiếm trải nghiệm xã hội được cá nhân hóa hơn, xã hội hơn nên các cộng đồng ngách đang có cơ hội phát triển.
Chỉ dành cho người dùng được mời
Xu hướng dễ dãi trong lập tài khoản người dùng có thể sắp qua. Các mạng xã hội chỉ dành cho những người có thư mời đang nóng lên khi người dùng tìm kiếm các cộng đồng riêng tư, cá nhân hơn để tham gia. Các mạng xã hội dành cho những người dùng được mời, như mạng aSmallWorld cho những người siêu giàu, đang lan sang các lĩnh vực khác – hầu hết là chuyên nghiệp – giúp thành viên của họ có được kết nối đnág tin cậy và những lời khuyên có giá trị. Metrofunk là một ví dụ: các thành viên được mời là từ những người ưu tú trong các lĩnh vực sáng tạo như thời trang, âm nhạc, điện ảnh.
Ít hơn là nhiều hơn
Trong mâu thuẫn rõ ràng trực tiếp với mục đích của các mạng siêu lớn như Facebook, một xu hướng các mạng xã hội “cá nhân” mới đang nổi lên – các mạng giới hạn tối đa số kết nối mà một người dùng có thể có. Chẳng hạn, mạng xã hội Path khai trương năm 2010 chỉ cho phép người dùng có đến 50 bạn là tối đa. Lí do là mạng nhỏ hơn dẫn đến nhiều tương tác hiệu quả, ý nghĩa và cá nhân hơn. Sự tiếp cận thân mật có thể tranh thủ được những người cảm thấy bị Facebook áp đảo bởi hàng loạt dữ liệu không được lọc và không liên quan được sưu tập từ hàng trăm liên lạc và các mạng rộng hơn của họ.
Tự làm lấy
Với những ai không hài lòng với những gì mạng xã hội đem lại, có một giải pháp – tự xây dựng mạng xã hội của mình. Các công cụ mạnh mẽ như Ning gần đây đã cho phép những người dùng Web bình thường tạo các mạng xã hội họ muốn – bất kì là từ một công ty, nhóm chỉ dành cho thành viên được mời cho đến các mạng có hàng triệu người dùng.
Những công cụ này cung cấp sự giàu có về tính năng cho những người yêu thích cá nhân hóa, cho phép làm bất kì mạng nào họ có thể tưởng tượng và có thể được sử dụng như công cụ tiếp thị hiệu quả cho các công ty trực tuyến.
Theo Goonline
Bình luận