Với mức giá như hiện nay có thể thấy các máy tính bảng đang được bán quá đắt. Mức giá quá cao này khiến cho rất nhiều người có nhu cầu nhưng phải lựa chọn một thiết bị khác thay thế.
Cuối tuần trước xuất hiện tin đồn chiếc máy tính bảng Motorola Xoom được BestBuy bán với giá 1199 đô la Mỹ. Tuy nhiên sau đó trang đặt hàng trước sản phẩm này của BestBuy đã biến mất và các chuyên gia dự đoán Xoom chỉ có giá khoảng 800 đô la.
Chiếc iPad rẻ nhất có giá 499 đô la và nếu bạn muốn một chiếc với cấu hình cao nhất thì bạn sẽ phải chi tới 829 đô la. Nếu không muốn kí hợp đồng dịch vụ 2 năm bạn có thể chọn Galaxy Tab với giá 600 đô la. Một chiếc máy tính bảng khác sắp ra mắt là RIM PlayBook dự kiến được bán với giá 500 đô la.
Chiếu Galaxy Tab nặng 368 gram. Và nếu bạn quyết định đầu tư vào một lượng bạc có khối lượng tương đương thì bạn chỉ cần một số tiền bằng một nửa giá của Galaxy Tab (368 gram bạc có giá 365 đô la, trong khi Galaxy Tab có giá tới 600 đô la).
Nếu tính theo khối lượng thì chiếc iPad Wi-Fi (nặng 680 g) cũng có giá cao hơn bạc: 680g bạc giá 659 đô la, trong khi iPad Wi-Fi 64 GB có giá lên tới 699 đô la.
Cũng chính vì mức giá cao ngang ngửa so với đồ trang sức nên những chiếc máy tính bảng trở nên có giá trị và dễ bị cướp giật. Giống như trang sức nó được thiết kế để có thể thuận tiện cho việc đem đi và sử dụng ở khắp nơi: trong công viên, dưới tàu điện ngầm, trên xe buýt... Và cũng ở những nơi này chỉ một chút sơ hở bạn sẽ bị kẻ xấu giật cướp một cách dễ dàng.
Người ta có thể mua bảo hiểm cho các đồ trang sức quý và khi bị cướp công ty bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm đền bù. Tuy nhiên bạn không thể mua bảo hiểm cho chiếc máy tính bảng với rất nhiều dữ liệu quý bên trong.
Mức giá cao cũng khiến cho máy tính bảng trở thành những thiết bị thuộc dòng cao cấp. Các hãng sản xuất cũng đã lựa chọn bán ít máy tính bảng hơn, nhưng sẽ thu được lãi nhiều hơn trên mỗi thiết bị bán ra. Một cách tổng thể điều này không hề tạo ra tác động tích cực cho nền tảng máy tính bảng.
Tất nhiên trên thị trường có rất nhiều máy tính bảng giá rẻ. Tuy nhiên đa phần những thiết bị này đều rất kém về cả về phần cứng và phần mềm.
Các nhà sản xuất có nhiều lí do để biện minh cho mức giá quá cao của những chiếc máy tính bảng: màn hình cảm ứng lớn, bộ xử lí với cấu hình cao hay bộ nhớ flash lớn. Tuy nhiên có cảm giác rằng đa phần các nhà sản xuất không chỉ sử dụng iPad như là mẫu cho thiết kế mà còn dùng nó như là một chuẩn mực về giá. Họ nghĩ nếu Apple có thể bán được với mức giá đó thì họ cũng có thể bán được. Họ đã không hiểu rằng để được khách hàng chấp nhận mức giá cao ngất ngưởng đó Apple đã mất hơn 30 năm xây dựng thương hiệu.
Nếu bạn bỏ ra gần 1000 đô la cho một chiếc máy tính bảng Apple ít nhất bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn. Mặc dù có không ít người nghĩ rằng bạn là một thằng ngốc, tuy nhiên cũng có nhiều người gật đầu và thầm mong muốn được như bạn.
Nhưng nếu như bạn bỏ ra 1000 đô la cho chiếc máy tính bảng Motorola, một công ty sản xuất chiếc điện thoại rẻ tiền mà mẹ bạn đang dùng, bởi vì bà không biết nhiều về công nghệ, thì sẽ có rất nhiều người nghĩ bạn là một kẻ ngu ngốc. Mặc dù bạn có thể tranh luận với họ về những thông số kĩ thuật hết sức tuyệt vời của thiết bị, tuy nhiên cũng khó mà có thể thuyết phục được mọi người.
Có thể thấy đây mới chỉ là giai đoạn bắt đầu của thời kì máy tính bảng, chính vì vậy giá của những thiết bị này đang ở một mức cao là điều dễ hiểu. Hi vọng rằng theo thời gian giá của chúng sẽ được hạ xuống. Tuy nhiên rủi ro lớn nhất đó là giá cao sẽ khiến người dùng dễ lãng quên và từ bỏ nền tảng máy tính bảng còn sơ khai và rất nhiều ưu điểm này.
Theo PC World
Bình luận
So sánh việc bỏ 1000 usd giữa việc mua MTB của Apple với Motorola rồi bảo ai chọn phương án 2 là ngu ngốc thì thấy thế nào ấy! Có vẻ lăng xê Apple thái quá!
Thực ra đó chỉ là ý kiến cá nhân mà thôi. Tuy nhiên không thể phủ nhận thương hiệu Apple cũng như chất lượng của những sản phẩm do hãng này thiết kế và sản xuất.
Nếu hai sản phẩm có tính năng và mức giá tương đương thì Apple rõ ràng sẽ được nhiều người lựa chọn hơn