Các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Michigan vừa tạo ra một nguyên mẫu đầu tiên cho hệ thống tính toán quy mô nhỏ (cỡ mm), có thể chứa dữ liệu một tuần khi tích hợp chúng vào trong những bộ phận rất nhỏ như mắt người.
Máy tính này có tên gọi là chip Phoenix có kích thước cỡ vài mm và được thiết kế để theo dõi tình trạng tăng nhãn áp của người bệnh.
Đây được coi là hệ thống tính toán đầu tiên có quy mô cỡ mm. Trong máy tính siêu nhỏ này bao gồm một bộ vi xử lí tiêu thụ điện năng cực thấp, bộ cảm biến áp suất, bộ nhớ, pin film, tế bào năng lượng mặt trời và đài phát thanh không dây với một ăng ten để truyền dữ liệu tới các thiết bị đầu đọc bên ngoài được đặt gần mắt người. Máy tính siêu nhỏ này đầu tiên sẽ được sử dụng để theo dõi trong y tế.
Chip Phoenix sử dụng kiến trúc van năng lượng với một chế độ ngủ cho phép cứ 15 phút máy tính đọc dữ liệu một lần. Nhờ duy trì chế độ ngủ trong hầu hết thời gian nên chip chỉ tiêu tốn khoảng 5,3 (nW) mỗi lần bật lên.
Theo các nhà nghiên cứu, hệ thống quang điện của chip Phoenix yêu cầu 10 giờ ánh sáng trong nhà hoặc 1,5 giờ ánh sáng ngoài trời để sạc đầy pin. Bộ đài phát thanh siêu nhỏ của chip tự động bật bất cứ lúc nào tần số của nó sẵn sàng để tải dữ liệu tới máy đọc. Sau đó, dữ liệu này có thể sử dụng như một phần của hồ sơ y tế điện tử điều trị của bệnh nhân.
Với kích thước cực nhỏ và tiêu thụ ít năng lượng, các máy tính siêu nhỏ này và mạng không dây của chúng một ngày nào đó sẽ được sử dụng để theo dõi sự ô nhiễm, những theo dõi cần độ tỉ mỉ, thông minh, … Do có thể thu thập dữ liệu, lưu trữ và truyền dữ liệu nên khả năng ứng dụng của hệ thống này là vô hạn.
Theo VnMedia
Bình luận