Trận ra quân mở màn chiến dịch thanh tra bản quyền phần mềm năm 2011 vừa được thực hiện trên địa bàn TP. HCM. Hàng loạt các tên tuổi “đại gia” đã bị phát hiện vi phạm.
Thanh tra Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch phối hợp với Cục Cảnh sát Phòng chống Tội phạm Công nghệ cao (Bộ Công An) đã tiến hành kiểm tra Tổng Công ty Đầu tư Phát triển đô thị & khu công nghiệp Việt Nam; Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Quản lí Dự án Atelier Việt Nam và Công ty Total Building System.
Tại Tổng công ty đầu tư phát triển đô thị & Khu Công nghiệp Việt Nam, Đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra 36 máy tính và phát hiện rất nhiều các phần mềm không có bản quyền được cài đặt để sử dụng cho hoạt động kinh doanh của công ty.
Ngoài các phần mềm chuyên ngành trong thiết kế của Autodesk như Autodesk 3DS Max, phần mềm AutoCAD, lực lượng thanh tra liên ngành còn phát hiện số lượng lớn các PM của Microsoft, PM Photoshop. Đặc biệt, 16 phần mềm Từ điển Lạc Việt cũng bị phát hiện doanh nghiệp này dùng “chùa”. Tuy vậy, “đại gia” này cũng đã mua bản quyền phần mềm Văn phòng điện tử e Office Advance và một số phần mềm Kế toán.
Tại Công ty TNHH Tư vấn Thiết kế và Quản lí Dự án Atelier Việt Nam ( Atelier Management Pte Ltd), đoàn thanh tra liên ngành đã kiểm tra 42 máy tính và phát hiện số lượng lớn các phần mềm vi phạm bao gồm: 22 phần mềm AutoCAD, Adobe Acrobat Pro, 19 phần mềm từ điển Lạc Việt và hơn 80 phần mềm của Microsoft.
Đây là công ty 100% vốn nước ngoài của Singapore hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, giám sát công trình xây dựng.
Lực lượng thanh tra liên ngành tiếp tục tiến hành kiểm tra tại công ty Total Building System (TBS), 100% vốn của Australia, cung cấp giải pháp tổng thể về tư vấn, thiết kế, thi công công trình xây dựng. Bên cạnh các phần mềm hợp pháp đã được TBS mua bản quyền là 03 phần mềm AutoCAD 2009, Đoàn thanh tra vẫn phát hiện một số phần mềm không có bản quyền như AutoCAD 2007 và Microsoft Office 2007 và Microsoft Window XP.
Theo ông Vũ Xuân Thành, Chánh Thanh tra bộ Văn hóa - Thể Thao & Du lịch, hành vi sử dụng phần mềm bất hợp pháp của các doanh nghiệp có thể đối mặt với tội hình sự và các hình thức xử phạt nghiêm khắc của pháp luật.
Theo VnMedia
Bình luận
Mấy cha nhiều chuyện
Làm gì thì làm cũng phải tùy vào hoàn cảnh kinh tế VN. Làm kinh tế thì chẳng dc bao nhiêu riêng cái khoản trả phí phần mềm hoàn chỉnh thì chỉ có sập tiệm thôi. Chắc mấy bác làm thế này để khuyến khích xài free soft đây mà. Lâu nay ai chả biết người VN xài hàng ngoại không trả tiền nhưng vẫn ỉm cho cả những công ty lớn:D
CNTT ở VN chậm phát triển nếu mạnh tay vấn đề vi phạm bản quyền!
VN là nước đang phát triển, nên vấn đề bản quyền phần mềm rất nhạy cảm, ko thể đùng một cái đi kiểm tra, rồi phạt vì lý do vi phạm bản quyền. Làm như vậy, các công ty tư nhân ở VN phải bỏ ra số tiền rất lớn đầu tư vào phần mềm. Các trường học phải thu thêm học phí để đầu tư vào vấn đề bản quyền..., CNTT đang phát triển rồi vì vấn đề này mà chựng lại. Lạm phát đã làm cho kinh tế nhiều gia đình vất vả, thêm vấn đề này nữa thì.... Vấn đề này phải có kế sách bàn bạc thật chu đáo. Theo tôi nghĩ, ít nhất 5 năm nữa, vấn đề này mới nên bàn luận lại.
Nhìn nhận lại
Để phát triển CNTT một cách bền vững thì phải xem đúng giá trị của nó. Có như vậy những người sử dụng CNTT mới có trách nhiệm sử dụng chúng một cách có hiệu quả tương xứng với số tiền mình bỏ ra và các doanh nghiệp CNTT mới có đất sống. CNTT ở VN phát triên tràn làn, vô giá trị nền hình như chỉ có game online,chat,internet ... là phát triển nhanh, không mang nhiều lợi ích cho đất nước
Giải pháp cho vấn đề này em nghĩ nên dùng phần mềm miễn phí/mã nguồn mở vào những khâu có thể. Chỉ những chổ thật cần thì mới mua phần mềm thương mại.
Như bài viết trên, có thể dùng LibreOffice thay thế MS Office, StarDict thay cho Lạc Việt.
Nếu máy chỉ sử dụng các ứng dụng văn phòng thông thường thì có thể dùng Ubuntu thay cho Windows XP.
Chủ yếu là ý thức doanh nghiệp, cái lợi được hỗ trợ khi sử dụng phần mềm bản quyền đôi khi còn lớn hơn chi phí. Chưa kể dùng phần mềm lậu còn mang nhiều ẩn hoạ.