Steve Jobs, cha đẻ của iPod

Nhà sáng lập và cũng là giám đốc điều hành CEO của Apple đã tiên phong trên nhiều lĩnh vực, tạo nên những bước ngoặt lớn trong ngành công nghiệp máy tính và đã đưa “Quả táo cắn dở” trở thành một đối thủ đáng gờm của bất kỳ tên tuổi nào trên “đấu trường” công nghệ. Steve Jobs được tạp chí Fortune vinh danh là doanh nhân quyền lực nhất thế giới.

Steve Jobs đứng đầu trong danh sách 25 doanh nhân quyền lực do tạp chí uy tín Fortune bình chọn. Jim Collins, một cố vấn quản lý nhân lực nổi tiếng của Mỹ, từng gọi Steve Jobs là “Beethoven của thương trường”. Jobs đã làm nên điều tuyệt diệu khi đồng sáng lập tập đoàn Apple và đến bây giờ, “Quả táo” đã trở thành “đế chế” hùng mạnh trong hành tinh số, từ ngành công nghiệp sản xuất chip, đĩa cứng, đĩa CD và cho đến phần mềm. Apple đã nhanh chóng tạo được thương hiệu trên toàn thế giới. Jobs còn xứng đáng với tên gọi Machiavelli, nhà triết học lừng danh. Jobs có thể làm “rúng động” mọi nhà cung cấp, mọi đối tác và cả toàn ngành thực hiện theo mong muốn của mình.

Sau sự ra đi của Steve Jobs năm 1985, Apple thực sự khó khăn và lâm vào khủng hoảng. Đến năm 1997, Jobs quay trở lại với “Quả táo” đã tạo nên cơn sốt lớn trên thị trường, nhanh chóng đưa Apple sánh vai với các đối thủ, như Dell, Hewlett-Packard. Nhờ tài “cầm quân” của Steve Jobs, Apple phát triển mạnh mẽ, liên tục vươn tới những “lãnh địa” vốn không phải là thế mạnh của họ với những phát minh độc đáo. Apple đã tạo ra nhiều bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp máy tính và cả những lĩnh vực khác.

Trong suốt 2 thập kỷ đầu tiên trong 30 sự nghiệp đáng nhớ của mình, Jobs đã hai lần tạo ra bước ngoặt lớn cho ngành công nghiệp máy tính. Năm 1977, Apple đã mở ra một kỷ nguyên máy tính với sản phẩm Apple II; và đến năm 1984, máy tính Macintosh giao diện tuyệt đẹp đã đưa ra một khái niệm mới cho công sản sản xuất máy tính.

4 năm sau sau ngày trở về của Jobs, năm 2001, Apple thực sự gây chấn động thị trường công nghệ với chiếc máy nghe nhạc di động iPod, lấn lướt thế hệ Walkman từng làm mưa làm gió trên thị trường giải trí của Sony.

Jobs đã thuyết phục được các ông lớn trong ngành công nghiệp giải trí, truyền hình và cả Hollywood đồng ý đóng góp vào sự phát triển của làn sóng kỷ nguyên số. Từ đó, các các tác phẩm lớn của nhiều hãng giải trí liên tục xuất hiện trên gian nhạc trực tuyến iTunes Music Store của Apple.

Và trong năm nay, Steve Jobs cùng Apple đã tạo nên một cuộc cách mạng trong ngành công nghiệp di động với chiếc điện thoại cảm ứng iPhone “tất cả trong một”.

Jobs đã tạo bước ngoặt lớn cho 5 ngành công nghiệp: máy tính, giải trí trực tuyến, nhạc số, bán lẻ và điện thoại không dây. Vị doanh nhân quyền lực nhất thế giới này cũng có ảnh hưởng đáng kể trên con đường tìm đến sự sáng tạo cho mọi ngành công nghiệp nhờ các phần mềm, như sản xuất phim, ghi âm và chỉnh sửa ảnh.

Steve Jobs còn tiếp tục chứng minh cái tài của “nhạc trưởng” với sự ra đời của Apple TV. Hơn thế nữa, sau thương vụ nhượng lại Pixar, công ty sản xuất phim hoạt hình dựa trên công nghệ máy tính của Apple, cho hãng phim Disney, là cổ đông lớn nhất của liên doanh này, Jobs giữ một chân trong hội đồng quản trị của Disney.

Cho đến thời điểm này, trong giới doanh nhân, không ai có tầm ảnh hưởng lớn bằng người đàn ông từng một thời bị đuổi khỏi Apple nhưng cũng chính là người hồi sinh cho “Quả táo cắn dở” - Steve Jobs.

Hương Linh (Dân trí/CNN)

25 doanh nhân quyền lực nhất thế giới (Fortune bầu chọn)

  1. Steve Jobs - Chủ tịch kiêm CEO của Apple
  2. Rupert Murdoch - Chủ tịch kiêm CEO của News Corp.
  3. Lloyd Blankfein - Chủ tịch kiêm CEO của Goldman Sachs
  4. Eric Schmidt, Larry Page, và Sergei Brin - Bộ ba CEO; Chủ tịch kiêm Giám đốc sản phẩm; và Chủ tịch kiêm Giám đốc công nghệ của Google
  5. Warren Buffett - Chủ tịch kiêm CEO của Berkshire Hathaway
  6. Rex Tillerson - Chủ tịch kiêm CEO của Exxon Mobil
  7. Bill Gates - Người sáng lập kiêm Chủ tịch Microsoft; Người sáng lập kiêm đồng chủ tịch Quỹ Bill & Melinda Gates
  8. Jeff Immelt - Chủ tịch kiêm CEO của General Electrics (GE)
  9. Katsuaki Watanabe - Chủ tịch Toyota
  10. A.G. Lafley - Chủ tịch kiêm CEO của Procter & Gamble (P&G)
  11. John Chambers - Chủ tịch kiêm CEO của Cisco
  12. Li Ka-shing - Chủ tịch Cheung Kong Holdings và Hutchison Whampoa
  13. Lee Scott - CEO của Wal-Mart
  14. Lakshmi Mittal - Chủ tịch kiêm CEO của Tập đoàn thép Mittal
  15. Jamie Dimon - Chủ tịch kiêm CEO của JP Morgan Chase
  16. Mark Hurd - Chủ tịch kiêm CEO của Hewlett-Packard
  17. James McNerney - Chủ tịch kiêm CEO của Boeing
  18. Marius Kloppers - CEO của BHP Billiton
  19. Steve Schwarzman - CEO của Blackstone
  20. Carlos Slim - Chủ tịch TelMex & Carso Foundation
  21. Steve Feinberg - CEO của Cerberus
  22. Indra Nooyi - Chủ tịch kiêm CEO của PepsiCo
  23. Ratan Tata - Chủ tịch Tata Group
  24. Bob Iger - CEO của Walt Disney
  25. Bernard Arnault - Chủ tịch kiêm CEO của LVMH



Bình luận

  • TTCN (0)