Tháng 4/1991, Linux, một trong những nền tảng hệ điều hành mã nguồn mở và miễn phí đầu tiên trên thế giới được ra đời. Sau 20 năm, Linux đã trở nên phổ biến trên toàn cầu. Cùng nhìn lại 20 năm tồn tại và phát triển của Linux qua bài viết dưới đây.
Nhắc đến Linux, hẳn bạn đọc không còn quá xa lạ với nền tảng mã nguồn mở này, với hàng loạt các biến thể khác nhau được xây dựng, nổi bật trong số đó có thể kể đến hệ điều hành Android và Chrome OS của Google, hay hệ điều hành MeeGo của Nokia…
Được đặt nền móng đầu tiên vào những năm 90 của thế kỉ trước, Linux đã có những bước phát triển, có thể nói là chậm so với các đối thủ (Windows và MacOS), nhưng cộng đồng người sử dụng Linux trên toàn cầu rất đông đảo, đặc biệt Linux được ứng dụng rộng rãi trên nhiều thiết bị khác nhau.
Những cột mốc đáng chú ý trong quá trình phát triển Linux
- Ngày 5/4/1991, Linus Torvalds, chàng sinh viên 21 tuổi của trường Đại học Helsinki, Phần Lan đã bắt tay vào viết những dòng lệnh đầu tiên của Linux.
- Tháng 8/1991, Torvalds gửi đi thông điệp đã trở thành nổi tiếng sau này về sự ra đời của Linux: “Tôi đang làm một hệ điều hành miễn phí (chỉ làm theo sở thích, và sẽ không lớn và chuyên nghiệp)”. Ngay chính Torvalds cũng không ngờ đến sự thành công của Linux như ngày hôm nay.
- Tháng 9/1991, phiên bản Linux 0.01, phiên bản Linux đầu tiên được Torvalds công bố, với 10.239 dòng lệnh. Phiên bản 0.02 được ra mắt 1 tháng sau đó.
- Năm 1992, Torvals đã có một quyết định được cho là đúng đắn khi phát hành Linux dưới dạng mã nguồn mở của giấy phép GPL, cho phép tất cả mọi người có quyền download về để xem mã nguồn để cung chung tay phát triển. Đây được xem là quyết định đã giúp Linux có được sự phổ biến như ngày nay.
- Năm 1993, Slackware, hệ điều hành đầu tiên phát triển dựa trên mã nguồn Linux được ra đời. Slackware là một trong những hệ điều hành Linux đầu tiên và có tuổi đời lâu nhất hiện nay. Phiên bản mới nhất của Slackware được công bố vào tháng 5/2010.
- Ngày 14/3/1994, sau 3 năm làm việc miệt mài, Torvalds cho ra mắt phiên bản hoàn thiện đầu tiên, Linux 1.0 với 176.250 dòng lệnh. 1 năm sau đó, phiên bản 1.2 ra mắt với 310.950 dòng lệnh.
- Ngày 3/11/1994, Red Hat Linux, phiên bản 1.0 được giới thiệu. Đây là một trong những hệ điều hành được thương mại hóa đầu tiên dựa trên Linux.
- Năm 1996, Linus Torvalds ghé thăm công viên hải dương học, tại đây, ông đã quyết định sử dụng hình ảnh chú chim cánh cụt để làm biểu tượng chính thức của Linux.
- Năm 1998, Linux bắt đầu được các “ông lớn” công nghệ quan tâm và đầu tư để phát triển. Nổi bật trong số đó là IBM. Công ty này đã đầu tư hàng tỉ USD để phát triển các dịch vụ và phần mềm trên nền tảng Linux, với đội ngũ nhân viên phát triển hơn 300 người. Ngoài IBM, Compaq và Oracle cũng bắt đầu đầu tư và phát triển Linux.
- Năm 2005, Linus Torvalds được xuất hiện trên trang bìa của tạp chí về kinh tế BusinessWeek, với câu chuyện về sự thành công của hệ điều hành Linux.
- Năm 2007, hàng loạt hãng sản xuất máy tính lớn như HP, ASUS, Dell, Lenovo bắt đầu bán ra các sản phẩm laptop được cài đặt sẵn Linux.
- Tính đến thời điểm hiện tại, Linux đã có rất nhiều biến thể và phiên bản khác nhau, được xây dựng và phát triển riêng biệt bởi các công ty phần mềm và các cá nhân. Nổi bật trong số đó chính là hệ điều hành di động Android của Google, hiện là một trong những hệ điều hành thông dụng nhất hiện nay.
- Đến tháng 1/2009, số người dùng Linux trên toàn cầu đạt mốc 10 triệu người.
- Hiện nay, sau 20 năm tồn tại và phát triển, Linux được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, trên các máy tính cá nhân, các máy chủ, đến các thiết bị di động, máy nghe nhạc, máy tính bảng, các máy ATM và thậm chí trên cả các siêu máy tính…
- Từ phiên bản đầu tiên với hơn 10 ngàn dòng lệnh, ngày 14/3/2011, sau 20 năm tồn tại và phát triển, nền tảng Linux 2.6.38 được phát hành, với 14.294.493 dòng lệnh, đánh dấu một chặng đường tồn tại và phát triển lâu dài của Linux.
- Ngày nay, Linux được xem là biểu tượng của sự chia sẻ cộng đồng, được phát triển bởi cộng đồng và được ủng hộ vì hoàn toàn miễn phí. Linux được xem là sự đối địch của Windows (Microsoft), bởi nhiều người cho rằng, với Microsoft tất cả chỉ có lợi nhuận.
“Bí mật” tên gọi Linux
Ban đầu, Linus Torvalds muốn đặt tên cho hệ điều hành của mình là Freax, là sự kết hợp giữa “Freak” (điều kì dị), “free” (miễn phí) và “x” (ám chỉ nền tảng Unix mà Linux phát triển dựa trên đó).
Trong quá trình làm việc, Torvalds đã đặt tên cho thư mục chứa dữ liệu là “Freax”. Mặc dù Torvalds đã nghĩ đến tên gọi Linux cho hệ điều hành của mình, nhưng cảm thấy như thế quá tự cao nên đã gạt bỏ.
Sau khi hoàn tất phiên bản sơ khai 0.01, Torvalds đã upload mã nguồn của hệ điều hành lên server của trường vào tháng 9/1991. Ari Lemmke, là bạn học cùng lớp với Torvalds tại trường đại học Helsinki, lúc đó là tình nguyên viên quản lí server của trường, cảm thấy cái tên “Freax” không thực sự ấn tượng”, nên đã tự ý chuyển thành “Linux” mà không được sự cho phép của Torvalds. Tuy nhiên, sau đó Torvalds cũng đã đồng ý với tên gọi này.
Để diễn tả cách đọc của từ Linux, Torvalds thậm chí còn chèn cả file âm thanh hướng dẫn… cách phiên âm từ Linux vào trong mã nguồn của Linux. Theo đó, cách đọc chính xác là li-núc.
Theo Dân Trí
Bình luận
"- Đến tháng 1/2009, số người dùng Linux trên toàn cầu đạt mốc 10 triệu người."
Dựa vào đâu mà dám nói câu trên ?
Chắc phải hơn nhiều chứ, sao chỉ có 10 triệu nhỉ?
Windows thì chỉ duy nhất có mảng PC.
Còn trên các máy chủ, siêu máy tính, điện thoại, router, modem, các thiết bị thông minh, hệ thống tự động, ... hầu hết là Linux.
Các công ty thiết kế vi mạch hầu hết đều chạy Linux. Một số chạy Unix và 1 số chạy Windows.
Họ chỉ xét người dùng máy bàn thôi. Theo thống kê thì hiện nay thị phần Linux dưới 1%, nhân với số người dùng máy tính là ra thôi.
Sao chẳng có ai đoàn kết linux ở PC lại nhỉ, linux ở mảng PC thấy giống như gà nhà đấu nhau vậy. Hiện nay muốn đoàn kết linux ở mảng PC lại may ra có anh cả google, mà google chạy theo lợi nhuận quá, nản.
Chú nói linh tinh gì thế
Sao lại phát biểu mà không suy nghĩ vậy hả bro
$$$
mấy bác này kể cũng lạ, thứ free thì lại không thích, mà chỉ thích bỏ ra hơn triệu bạc mua windows :P,
mình thấy linux hay đấy chứ, nó chỉ thua windows mỗi cái là ít ứng dụng hơn,... nếu mọi người quan tâm đến linux, viết ứng dụng cho nó nhiều hơn, thì chắc chắn rằng vài chục năm nữa gì đó, thì bóng dáng của cái cửa sổ 4 màu chắc cũng dần dần tan biến :P:P:P:P
Đúng là Linux ít ứng dụng. Nhưng Linux là hệ điều hành rất mạnh. Nếu bạn rành về Linux, sẽ có nhiều thứ bạn có thể tự giải quyết mà không cần cài bất kỳ ứng dụng nào, ví dụ như tạo ổ ảo, ổ đĩa RAM, truy xuất từ xa, kiểm soát người dùng, và còn nhiều thứ nữa mà không có trên Windows!
OS X của Apple cũng khá đắt, mỗi năm lại ra 1 bản mới, ứng dụng cũng không nhiều. Thế và vẫn có người thích bỏ ra vài triệu để mua mới chết!
Dân Việt Nam mình mà bác
Bác không biết giới trẻ bây giờ đang chạy theo phong trào iBoast àh .Giống như từ lúc có mấy em teen xài iPhone cầm chọc chọc chấm chấm nên mấy bác có tiền giờ cầm iPhone cũng ngại không dám đem ra xài sợ quê. Bọn teen mà còn xài iPhone, iPad, Mac Book lại thấy thiếu thiếu cái gì nên mua luôn Ipod. Nên mới có chú đi làm mang theo Mac book lại còn mang theo cả iPad nữa(mục đích để làm gì thì chỉ có mấy bác iBoast là rõ hơn ai hết )
Do "kiến thức" kém thôi!!!
Linux rất mạnh, nó làm được nhiều việc hơn bạn tưởng. Chỉ có điều giao diện sử dụng nó không tiện lợi như Windows thôi. Không cần ứng dụng bạn hoàn toàn có thể làm được điều bạn muốn trên Linux, tuy nhiên để làm được điều đó thì bạn phải có một hiểu biết nhất định về Linux.
Giữa làm được với làm như thế nào có khoảng cách khá lớn.
Đọc là li-núc???
Người viết nên xem kĩ trước khi viết nhé! Đây là cách đọc của người việt thì đúng hơn. Cách đọc chính xác thì nên xem ở từ điển oxford: 'lɪnəks
http://bit.ly/gFWW2Q
Bạn xem tác giả HĐH Linux đọc thế nào nhé http://bit.ly/dOctTX (tiếng gốc là tiếng Phần Lan)
VN cũng đã họp và chính thức thông qua cách đọc như vậy luôn rồi (bộ KHCN hay bộ TT&TT thì mình không nhớ rõ).
Bổ sung thêm tí nữa ở Wiki http://bit.ly/gQIIPX (đọc li nấc tiếng Mỹ và li núc tiếng châu Âu). VN thì 2 trường phái li núc và lai nớt nhưng trường phái sau đã bị "xoá sổ".