Pierre-Gilles de Gennes, cha đẻ màn hình LCD, giải Nobel vật lí năm 1991, vừa qua đời ở tuổi 74 tại Orsay, một thành phố ven Paris.
Tin tức đăng trên tờ Le Monde được cung cấp bởi gia đình, nhưng họ không nói lí do ông qua đời.
Sinh ra tại Paris, tốt nghiệp trường Đại học danh giá École Normale Supérieure, ông làm việc với vai trò kĩ sư nghiên cứu tại viện năng lượng nguyên tử Pháp trước khi tiếp tục chương trình sau đại học tại Đại học California, Berkely và sau đó làm việc ở Hải quân Pháp 27 tháng. Năm 1961, tiến sĩ De Gennes trở thành giáo sư của một trường Đại học Paris ở Orsay. Tại đây, ông nghiên cứu về siêu dẫn trước khi chuyển sang tinh thể lỏng.
Tóm lược tiểu sử
Pierre-Gilles de Gennes, sinh ngày 24/10/1932 tại Paris, mất ngày 18/05/2007 tại Orsay, nhà vật lí Pháp, giải Nobel vật lí năm 1991 vì "đã phát hiện rằng phương pháp nghiên cứu những hiện tượng sắp xếp trong các hệ thống đơn giản có thể tổng quát cho các vật liệu phức tạp hơn, đặc biệt là trong tinh thể lỏng và trong polyme lỏng". Các công trình của ông đã giúp cho nhiều nghiên cứu sau này trong lĩnh vực vật lí, hoá lí và trong các ngành khoa học ứng dụng.
Sau khi được giải Nobel, ông đã đi thăm và nói chuyện tại gần 200 trường trung học về khoa học và những phát minh. Ông cũng thường xuất hiện tại các buổi nói tọa đàm. Năm 1997, ông xuất hiện trong bộ phim về Pierre và Marie Curie, trong vai người đưa thư. Nhưng đỉnh cao sự nghiệp là giải Nobel vật lí năm 1991, ông nói "đây là lần đầu, và có lẽ lần cuối trong đời tôi được ăn tối với các nữ hoàng và các công chúa".
De Gennes là người đặt nền móng cho nhiều công trình nghiên cứu sau này. "Công trình của một nhà khoa học xuất sắc luôn là nền tảng cho hàng loạt các nghiên cứu theo sau", tiến sĩ Meyer nói về De Gennes. Ngoài De Gennes, còn có các chuyên gia khác nghiên cứu màn hình tinh thể lỏng. Chiếc LCD đầu tiên sử dụng chế độ Dynamic Scattering Mode được nhóm George Heilmer (Mĩ) công bố năm 1968, sau đó nhóm này thành lập công ty Optel. Năm 1972, T Peter Brody (Mĩ) sản xuất màn hình tinh thể ma trận động đầu tiên trên thế giới.
(theo New York Times)
Bình luận