Anh
Hiện nay ở Anh, một vấn đề tranh cãi được đặt ra là sự chênh lệch giữa tốc độ được quảng cáo và tốc độ thực tế. Trong khi tốc độ 10 Mbit/s được cung cấp bởi một số nhà cung cấp dịch vụ, rất ít khi người dùng có được tốc độ này. Theo speedtest.net - một công cụ kiểm tra tốc độ đường truyền thiết lập bởi người dùng và đã được công nhận bởi hầu hết các nhà cung cấp dịch vụ (ISP - Internet Service Provider) ở Mỹ - thì tốc độ thực tế chỉ tầm 3 Mbit/s.
Tốc độ này sẽ được nâng cao hơn vào năm sau khi ADS2+ được đưa vào thực tiễn, hứa hẹn tốc độ lên đến 24 Mbit/s. Cho dù vậy, giống như tất cả các công nghệ DSL, chúng có giới hạn vật lí và chỉ có những người sử dụng ở hoảng cách gần mới có được tốc độ tối đa.
Virgin Media hiện nay đang thử nghiệm một dịch vụ viễn thông cáp ở tốc độ 50 Mbit/s và BT cũng đang nghiên cứu về phương án FTTH có thể sẽ đưa tốc độ dịch vụ lên 100 Mbit/s.
Pháp
Pháp có tốc độ viễn thông trung bình được quảng cáo là 44 Mbit/s.
Theo speedtest.net thì tốc độ trung bình đo được là 4,6 Mbit/s với máy chủ được thử nghiệm, dù vậy, tốc độ cao hơn đang được đưa vào thực tiễn. ADSL2+ đã có mặt và đang được thương mại hóa với tốc độ lên đến 28 Mbit/s.
Tốc độ băng thông nói chung luôn thay đổi, nhưng do đường truyền bằng dây đồng ở đây tốt hơn ở Anh nên tốc độ trung bình có nhỉnh hơn.
Các ISP hàng đầu ở Pháp đã quảng bá dịch vụ viễn thông bằng sợi quang. Các dịch vụ này của Orange và Free đã được triển khai và tốc độ đạt được tầm 50 Mbit/s. Dịch vụ của Free ở giá thành 29 EUR một tháng, trọn gói cả dịch vụ điện thoại IP, IPTV và một bộ tổ hợp miễn phí.
Đức
Tốc độ trung bình được quảng cáo là 9 Mbit/s rơi xuống còn 4,8 Mbit/s theo kiểm nghiệm của speedtest.net.
Ở Đức, công nghệ viễn thông vẫn còn chủ yếu là DSL, và công ty dẫn đầu là gã khổng lồ gạo cội Deutsche Telekom.
Họ có một mạng VDSL với sợi quang đền tận các trạm (Fiber-to-the-Node (FTTN) hay (FTTCab) Fiber-to-the-Cabinet). Đó là tình hình ở các thành phố lớn ở Đức, và tốc độ dịch vụ lên tới khoảng 25 Mbit/s. Ngoài các thành phố lớn, công nghệ được sử dụng là các công nghệ ADSL 1 và 2.
Thụy Điển
Tốc độ trung bình được quảng cáo là 21 Mbit/s nhưng theo speedtest.net, người dân ở đây đang được hưởng dịch vụ với tốc độ trung bình là 7,4 Mbit/s/
Ở Thụy Điển có một mạng VDSL, sợi quang đã được triển khai một thời gian khá dài và với một số lượng lớn dân số được tiếp cận công nghệ này.
Tốc độ dịch vụ thay đổi tùy theo từng mạng, nhưng có thể lên tới 100 Mbit/s. Tuy nhiên, vẫn có một sự khác biệt lớn giữa những người sử dụng dịch vụ này và những người vẫn kết nối qua DSL.
Nam Phi
1 Mbit/s, số liệu này từ Liên minh viễn thông quốc tế (ITU - International Telecommunication Union), vì Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD - Organisation for Economic Co-operation and Developement) không có số liệu từ Châu Phi.
Bên cạnh các nước như Morocco (Maroc), Nam Phi là những nước có băng thông mạnh nhất ở Châu Phi.
Công nghệ truyền thông chủ yếu qua băng thông rộng. Sự triển khai của WiMAX vẫn còn thấp. Cho dù WiMAX đang có vẻ sẽ trở thành một hệ thống cơ sở hạ tầng truyền thông quan trọng ở Châu Phi, nhưng nó vẫn quá đắt đỏ để được triển khai trên diện rộng.
Israel
Israel có tốc độ trung bình được quảng cáo là 2 Mbit/s. Israel có hệ số triển khai rất cao với khoảng 70 % số hộ dân sử dụng kết nối băng thông rộng.
Ở đây có vẻ như có rất nhiều dịch vụ viễn thông cáp như DSL, và có vẻ như băng thông rộng được sự đầu tư khá lớn của chính phủ.
Mỹ
Mỹ có tốc độ trung bình là 8 Mbit/s theo OECD, tuy nhiên theo speedtest.net thì con số thực sự chỉ khoảng một nửa (4,6 Mbit/s).
Mỹ là một trường hợp đặc biệt vì là một trong số ít những nước mà truyền thông cáp (cáp đồng trục) là kiểu kết nối được phát triển mạnh nhất.
Viễn thông cáp thông thường được thương mại hóa với tốc độ từ 5 Mbit/s đến 20 Mbit/s. Các nhà phân phối dịch vụ viễn thông quang sợi, với phần lớn là Verizon cung cấp FTTH có tốc độ lên tới 20 Mbit/s, chỉ có mặt trên phần bờ biển phía đông. AT&T đang cung cấp dịch vụ sử dụng các công nghệ DSL và Qwest vừa công bố kế hoạch triển khai sợi quang đến các trạm.
Mexico
Tốc độ được quảng cáo ở Mexico là 2 Mbit/s. Ở Mexico, hệ thống cơ sở hạ tầng băng thông rộng chủ yếu là qua DSL.
Công ty viễn thông lớn nhất của họ TelMex đang có ý định triển khai hệ thống sợi quang.
Nhật Bản
Nhật Bản có tốc độ viễn thông trung bình là 93 Mbit/s theo số liệu của OECD, nhưng theo speedtest.net thì con số này rơi xuống còn 10,6 Mbit/s, điều này cho thấy một thực tế là công nghệ sợi quang chỉ tập trung ở các thị trấn và thành phố lớn.
Viễn thông cáp được triển khai khá mạnh ở Nhật Bản, nhưng thị trường lớn nhất vẫn là FTTH.
Điều này cho thấy sự phổ biến trong người dùng rằng DSL đang ngày một suy tàn. Các công ty Nhật Bản quá phát triển công nghệ sợi quang và bắt đầu cảm thấy rằng công nghệ DSL là một yêu cầu dư thừa.
Với tốc độ cho phép của công nghệ sợi quang, các ứng dụng như chia sẻ video trở nên phổ biến.
Sợi quang cũng nâng cấp một cách đặc biệt tốc độ tải lên, làm cho công nghệ web 2.0 trở nên được thích ứng hơn nhờ các tương tác giữa internet và người dùng được tăng lên với các hình ảnh và video.
Nam Triều Tiên
Nam Triều Tiên cũng là một nước có sự triển khai công nghệ quang sợi mạnh mẽ.
Nước này thường được nhìn nhận như là một tiêu chuẩn vàng trong việc triển khai băng thông siêu rộng, với tỉ lệ cao đến khó tin - 90 % hộ dân đã được kết nối với băng thông rộng từ 50 đến 100 Mbit/s.
Họ đồng thời được tiếp cận mức phí viễn thông thấp nhất thế giới. Và các dịch vụ thử nghiệm cho tương lai đã được đưa ra với tốc độ bắt đầu từ 1 000 Mbit/s.
Động lực lớn cho việc phát triển mạng viễn thông băng thông rộng ở đây là trò chơi điện tử trực tuyến và 43 % dây số có tài khoản cá nhân trên thế giới ảo Cyworld, với doanh số hàng tháng đạt 5 triệu bảng vào năm ngoái.
Tuy nhiên, theo speedtest.net, một số công dân ở nước này vẫn chỉ được kết nối với tốc độ 3,6 Mbit/s. Điều này cho thấy viễn thông tốc độ siêu nhanh được tập trung ở các thị trấn và thành phố.
Tân Tây Lan (New Zealand)
Tốc độ viễn thông trung bình được quảng cáo là 13,5 Mbit/s, rơi xuống còn 2,4 Mbit/s theo speedtest.net.
Công nghệ băng thông rộng ở nước này phần lớn là qua DSL, nơi mà thị trường viễn thông được bao trùm bởi Telecom New Zealand. Viễn thông cáp chỉ giới hạn ở một vàn thành phố.
Có những thử thách rất đặc trưng đối với các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông ở New Zealand. Đó là bởi vì khoảng cách giữa các nhà thường là rất lớn, do đó đường truyền sẽ rất dài và kéo theo chất lượng đường truyền không được cao cho đại bộ phận người sử dụng. Sự kết nối với mạng viễn thông quốc tế cũng là một vấn đề bởi vì sự biệt lập của quốc gia này đối với phần còn lại của thế giới. Đồng thời ở đây sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông không lớn, vì thế tốc độ sẽ vẫn ở mức trung bình.
Ba Lan
Tốc độ viễn thông trung bình được quảng cáo là 4 Mbit/s, rơi xuống còn 1,6 Mbit/s theo speedtest.net.
Ở Ba Lan, sự cạnh tranh trên thị trường viễn thông hầu như không đáng kể đối với France Telecom - công ty viễn thông gần như độc quyền nơi đây.
Tốc độ viễn thông ở nước này không nhanh so với các nước tây Âu, tuy nhiên ở đây tồn tại khá nhiều mạng nội bộ (LAN) sử dụng cáp Ethernet cho phép tăng tốc độ đường truyền.
Trung Quốc
Dữ liệu của ITU cho biết tốc độ băng thông rộng ở Trung Quốc là 1 Mbit/s.
Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành nền kinh tế viễn thông băng thông rộng nhanh nhất thế giới. Thị trường sợi quang đang được triển khai nhanh chóng với ở Trung Quốc mà không phải vướng mắc chuyện thay thế cơ sở hạ tầng cáp đồng cũ do rất nhiều cao ốc doanh nghiệp mới đang mọc lên.
Đã có khoảng 14 triệu đường truyền sợi quang, so với 9,6 triệu ở Nhật Bản, 1,7 triệu ở Mỹ và chỉ một vài nghìn ở Anh. Tuy nhiên, điều này không làm tăng tốc độ đường truyền như ở các nước Châu Á khác bởi sợi quang được đưa đến từng cao ốc (FTTB), chứ không phải đến từng hộ dân (FTTH).
Quang Trung (theo BBC)
Bình luận
Việt Nam nằm ở đâu trên bản đồ Internet của thế giới nhỉ? Với việc quản lý chất lượng các nhà cung cấp dịch vụ yếu kém (hoặc lờ ko quản lý) thì tốc độ DSL trung bình chắc tầm 56 kbps Dial-up(có khi kém hơn)
trên speedtest ko thấy có server nào của vn
Chán chán lên www.speedtest.net test kết nối giữa trường và server ở Paris, download khoãng 15 Mbps còn upload khoãng 5,5 Mbps (do nhà trường dùng cáp quang :D)
Vừa mới bổ sung số liệu của VN vào bài viết. Kết quả trung bình khoảng 600 Kbps, vậy là khả quan. Tuy nhiên không có thông tin về mẫu, nên không biết đáng tin không.
600k là khá rồi gì nữa
Có mấy nhà cung cấp dịch vụ chưa nghe tên bao giờ, rồi thành phố "Minh Hải" ở xứ náo vậy trời -> Cái số liệu này có vấn đề, ko đáng tin.
Danh sách 10 ISP nó kể là FPT, EVN, Viettel, VNPT, VNPT, FPT, VNPT, FPT, SPT, SPT.
Còn về tên vùng, thành phố thì chắc dữ liệu của VN sai. Thí dụ theo MaxMind thì 123.16.66.16 thuộc về Vietnam (VN), vùng Dac Lac (44), thành phố Hanoi của VNPT, còn 118.68.78.123 thuộc vùng An Giang (43), thành phố Biên Hòa, của FPT Telecom... Những cái tên từ trên trời rơi xuống là do suốt 10 năm qua cách đăng kí những dải IP được cấp cho VN không được làm cẩn thận.
Xem Google Analytics thì thấy 32000 lượt khách từ VN nó chỉ thống kê được 5 thành phố HN, ĐN, TPHCM, VT, HP còn lại thuộc diện "không biết".
Vì vậy số liệu trên thuộc loại "đáng tin" nhưng "không rõ độ chính xác". Giá như có thêm số liệu về mẫu thì tốt hơn, thí dụ: Yên Bái 678 Kbps (7219 samples), Dac Lac 640 Kbps (52423 samples)...