Trong tháng 4/2011, nhóm chuyên gia độc lập về nghiên cứu marketing và nhãn hiệu Cimigo có công bố về Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam năm 2010. Bản khảo sát được thực hiện trong hai tháng 11 và 12/2010.
Kết quả của bản khảo sát như sau: “Tại thời điểm năm 2010, Facebook là trang mạng xã hội phổ biến nhất đối với người sử dụng Internet. Gần 70% số người sử dụng mạng xã hội là thành viên của Facebook. Zing Me đã tăng gấp 3 trong vòng 1 năm và leo lên đứng thứ 2, chiếm gần 20% số lượng người sử dụng mạng xã hội”.
Trong khi đó, số liệu từ Google Ad Planner (GAP) cho thấy tháng 11/2010: Zing Me có 4,6 triệu người dùng, Facebook có 3,2 triệu người dùng tại Việt Nam. Tháng 12/2010, Zing Me có 4,6 triệu người dùng, Facebook có 3,5 triệu người dùng tại Việt Nam.
Theo ông Vương Quang Khải, Phó Tổng Giám đốc VNG, phụ trách mạng xã hội Zing Me, sự khác biệt về số liệu của Cimigo và GAP là do Cimigo nghiên cứu trên một mẫu giới hạn (3376 người, tuổi từ 15 trở lên, sống ở 12 thành phố lớn của Việt Nam). Tập mẫu này không hoàn toàn mang tính đại diện cho người dùng Internet của Việt Nam vì bỏ sót người dùng trẻ và không sống ở thành phố. Trong khi đó thì các công cụ theo dõi tự động như Google Ad Planner có tính đại diện cao hơn với số mẫu lên tới hàng triệu, và ít cảm tính hơn vì không bị lệch bởi nhận thức về thương hiệu của người dùng.
Do đó, kết quả khảo sát của Cimigo có thể khác so với các báo cáo được đo bởi các công cụ đo lường phân tích trang web như GAP, Alexa…, nơi độ phủ được đo bằng các con số cụ thể như lượng truy cập, số người truy cập, lượt xem trang, thời gian truy cập. Vì vậy rất khó có thể khẳng định được cách đánh giá nào đúng hơn khi cách tiếp cận, phương pháp, mục đích khác nhau và chỉ mang tính chất tương đối.
“Zing sẽ vẫn sử dụng số liệu từ GAP vì số liệu này tương đối chính xác và mọi người có thể kiểm chứng được”, ông Khải cho biết.
Theo VTV
Bình luận
Thật nực cười, Vương Quang Khải sắp trở thành Nguyễn Tử Quảng thứ hai rồi đấy.
Bạn Khải đưa ra con số :
Ấy thế mà cho rằng Zing Me vượt được Facbook về tốc độ tăng trưởng và thị phần tại Việt Nam
Bạn Khải lại còn cho rằng Zing Me an toàn hơn Facebook, đáng tin cậy hơn Facebook :-o Bắt đầu thấy bạn Khải hết sức "nguy hiểm" rồi đấy
Zing Me fake Facebook từ A-Z, từ cái form add friend, friend list, send message... cho đến form Game. Ấy thế mà còn dám lừa bịp khách hàng rằng 2 fanpage Nhật Ký và Vietnam Travel down là do Facebook làm ăn tắc trách. Thực ra hai page này down là do một admin bị chôm pass, do đó page bị kẻ xấu deactive.
Mà chả hiểu sao chê người ta không đáng tin mà Zing ra sức tạo dựng một loạt các fanpage trên Facebook để làm gì
Tưởng VNG làm ăn đàng hoàng chứ ai ngờ cũng tiểu nhân dễ sợ Bắt đầu có định kiến về VNG và bạn Khải rồi đấy
Chặn fb thì đừng so sánh gì cả
Không chặn mới nguy hiểm
Fb ở những nước như Cuba, TQ, Triều Tiên...nếu không chặn thì khi nó tạo thành 1 làn sóng là rất khó kiểm soát
Zing không bị chặn vì có khả năng can thiệp và kiểm soát
Vấn đề này thấy nhiều bạn nhắc đến nhưng điều đó là hoàn toàn hợp lí:)
Vậy tốt nhất Việt Nam nên chặn tất cả những trang web chia sẻ "ko phải của Việt Nam" để đảm bảo an toàn như bạn nói ( Có cả youtube nữa đấy). Bạn có thấy điểm chung gì của những nước bạn liệt kê ko. Khi chúng ta gia nhập cùng thế giới thì ko nên có những "hành vi mang tính thụt lùi" như vậy.
À, mình cũng nghe nhiều người nói giống bạn nhưng điều đó hoàn toàn vô lý.
Bất kì 1 quốc gia nào cũng muốn hướng đến 1 môi trường internet tự do để tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế. Tình hình chính trị tại các nước như Lybia hay Ai Cập bất ổn do internet "góp phần" rất lớn. Xem bài viết "Internet châm ngòi lật đổ Mubarak như thế nào" bạn sẽ thấy mạng xã hội rất dễ tạo ra làn sóng rộng lớn và mang tính tức thời. Cho nên người ta mới chặn những nhà cung cấp dịch vụ kiểu như vậy để tránh những hậu quả không mong muốn. Chúng ta ra nhập thế giới như bạn nói đó là về mặt kinh tế còn Việt Nam và những nước như Cuba hay Trung Quốc lại thuộc về 1 khối hoàn toàn khác. Dĩ nhiên không phải cứ thả nổi fb hay opera thì mọi chuyện sẽ giống như ở Trung Đông nhưng chặn đứng hiểm họa tiềm ẩn còn hơn là để mất những điều đã xây dựng được cực kì gian khó. Và không phải bỗng dưng mà những nước "thuộc khối còn lại" chi nhiều tiền cũng như công sức để giúp cho mọi điều tốt đẹp hơn cho quốc gia khác. Còn bạn muốn hỏi điểm chung giữa các nước mình liệt kê thì vấn đề này thuộc về vấn đề tế nhị. Nếu bạn cần có thể liên hệ để mình nói cụ thể hơn. Còn hiểu đơn giản thì kinh tế mấy nước này ngày được cải thiện hơn mặc dù phát triển sau, cũng không phải bỗng dưng mà có được điều đó(TQ phát triển như vũ bão là 1 ví dụ). Các bạn cũng đừng quan tâm quá đến vấn đề FaceBook bởi vẫn có nhiều cách để tham gia. Các bạn trẻ vì việc này làm những việc phản cảm thì có thể do tâm lí hoặc suy nghĩ có phần khác nên sự thể hiện có hơi thái quá cũng là điều dễ hiểu